Logo
Hoanganh
2 months ago
TRÊN ĐỜI CÓ MƯỜI CÁI NG.U THƯỜNG GẶP
1. Cho mấy người b.ài b.ạc mượn tiền.
Muốn giúp nó làm lại cuộc đời nhưng cuối cùng phải kêu nó bằng "ông nội" rồi suốt ngày qu.ỳ l.ạ.y nó mà cũng chẳng lấy được đồng nào.
2. Bỏ tiền để thuê người quen làm.
Nghĩ rằng sẽ tốt, giá cả phải chăng và dễ kêu khi hư hỏng đặc biệt là tạo việc làm cho họ.
Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Ngậm bồ hòn khen ngọt mà mang ơn huệ suốt đời hoặc là sẽ trách nhau rồi mất đoàn kết.
3. Hùn vốn làm ăn chung chạ.
Nghĩ rằng anh em bạn bè thì lo gì.
Nhưng thành công hay thất bại rồi cuối cùng cũng mất đoàn kết hoặc tan rã.
4. Làm thầy dạy đứa dại.
Cứ nghĩ sẽ dạy nó khôn lên
Nhưng kết quả là nó mang họa về hết cho mình và biến mình thành thằng dại.
5. Bán đất lấy tiền gửi ngân hàng.
Nghĩ cho chắc ăn và tiện lợi.
Nhưng bán 3000m2 gửi ngân hàng 3 năm rút ra 300m2 cũng không mua nổi.
6. Làm thuê cho người chủ không có đạo đức.
Nghĩ rằng mình chỉ làm thuê lấy tiền.
Nhưng cuối cùng mình biến mình thành thằng thất đức. Vì ông chủ chỉ nói còn mình thì làm.
7. Kết hôn mà không có tình yêu.
Nghĩ rằng cưới về rồi yêu.
Nhưng chưa kịp yêu thì đã ly hôn còn không thì sống bên nhau nhưng không biết mùi hạnh phúc.
8. Gửi tiền người khác mua đất mà không đứng tên.
Vì lòng tin tưởng và cũng chẳng bao nhiêu tiền.
Nhưng mấy năm sau giá đất nhảy lên mấy chục lần kèm theo lòng tham con người nổi dậy bắt đầu sinh tranh chấp.
9. Sống thiếu lập trường (đẽo cày giữa đường).
Nể người nên ai nói gì cũng theo.
Nhưng kết quả mình chẳng làm được việc gì cho tốt hết.
10. Sống hà tiện.
Cứ nghĩ nhịn ăn để tích góp về già.
Nhưng chưa già đã ch.ế.t hoặc già rồi thì tiền núi cũng chẳng cần vì đã kiệt sức
Hoanganh
2 months ago
Có một ngày nào đó, bạn bỗng chợt nhận ra mình...đã già...!
Đó là khi bạn không còn hứng thú với những thứ lòe loẹt, những cảnh sắc rực rỡ, những nơi náo nhiệt và ồn ào thanh âm.
Đó là khi bạn thức dậy lúc 4 giờ sáng, chỉ để nghe tiếng gà gáy ban mai và nằm đợi ánh bình minh lóe sáng sau rèm cửa…
Đó là tối tối pha một ấm trà vừa đủ đặc, bật đài nghe những bài hát xưa cũ, đọc những cuốn sách cũ, chiêm nghiệm về cuộc đời, nửa gần nửa xa.
Đó là khi bạn thích lang thang trên đường phố một mình, thích nhìn những bức tường loang lổ, những gốc cây rêu phong, những mái nhà cũ kỹ, thích những quán cổ, bàn ghế phủ bụi, không gian mốc thếch và mặt người trầm tư sau lớp sương thời gian.
Đó là khi bạn thích cảm giác được yên tĩnh một mình, chỉ một mình chìm trong những hoài niệm. Dạo này, thường nhắc đến những chuyện cũ. Có lẽ bởi thời gian đã gấp quá rồi!
Đó là khi bạn thấy mình ngày càng kiệm lời. Kiệm lời với chính bản thân, nhiều khi nghe tiếng nói của mình vang lên cũng giật mình.
Đó là khi bạn bắt đầu tìm kiếm một nơi thật sự để đến, để sống và cất giữ tuổi già. Không phải để an dưỡng mà là để tách khỏi những ồn ào, thị phi.
Đó là khi bạn thôi không bận tâm những yêu thương, ghét bỏ, để lòng mình tha thứ cho qua hết giận hờn, buông bỏ bớt những nhạt nhòa, nghi kị. Chỉ giữ lại cho mình những niềm tin và đích đến, sống lặng lẽ và nhẹ nhàng, tự do trong khoảng trời riêng của chính mình.
Đó là sống chỉ đủ cho mình, cho những người mình yêu, thế thôi…
Còn lại thì cứ như mây trời, lang bạt qua đời nhau, đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, được gọi tên là THANH XUÂN
Hoanganh
2 months ago
SCB - Sales Career B2B
Lộ trình thăng tiến Sales B2B

Khách hàng B2B thật ra có 3 nhóm:
- Khách hàng nhỏ (SME) với quy mô dưới 100 nhân viên
- Khách hàng vừa (Commercial) với quy mô 100-1000 nhân viên
- Khách hàng lớn (Enterprise) với quy mô trên 1000 nhân viên

Tương ứng với 3 nhóm khách hàng trên là 3 nhóm Sales. Mỗi nhóm sales đều có phương án bán hàng và đòi hỏi kỹ năng riêng. Tôi sẽ lấy ví dụ trong ngành phần mềm cho các bạn dễ hình dung.

1. Nhóm 1: Sales SME. Nhóm các công ty cung cấp giải pháp cho SME như Sapo, KiotViet, Base, Misa…sẽ có chung 1 phương thức bán hàng: chạy quảng cáo trên Google/Facebook hoặc mua bán/trao đổi danh sách khách hàng để có lead, rồi giao cho các bạn sales gọi điện/chat để sàng lọc, theo bám và chốt đơn. Sales ở các công ty này có chung đặc điểm:
- Toàn bộ quá trình bán hàng diễn ra trên điện thoại. Thỉnh thoảng may mắn gặp khách to mới phải ra ngoài chăm
- Sales có thể kiêm luôn việc triển khai, đào tạo khách hàng do sản phẩm đơn giản
- Team Sales rất đông, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng ngàn người

Sau khoảng 3-4 năm bán SME, các Sales SME hoàn thiện được kỹ năng tìm kiếm khách hàng, giao tiếp qua điện thoại và có một số khách hàng thân thiết hoặc lớn hơn một chút, bắt đầu nghĩ đến trở thành Sales Commercial.

2. Nhóm 2: Sales Commercial. Sales tại các công ty tích hợp hệ thống công nghệ như FPT, Viettel, CMC, Sao Bắc Đẩu, HPT…hoặc các hãng công nghệ nhắm vào nhóm khách hàng này như Netsuite, Microsoft, Salesforce, Opla CRM, SAP B1… cũng có chung các đặc điểm:
- Bỏ tiền chạy quảng cáo hay Telesales không còn hiệu quả nên Sales phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác
- Sản phẩm phức tạp hơn, giá trị đơn hàng cao hơn, đòi hỏi Sales có kiến thức, các kỹ năng trình bày sản phẩm/giải pháp, so sánh với đối thủ, bán hàng theo giá trị
- Quản trị mối quan hệ phức tạp, nhiều người tham gia quyết định, quy trình mua bán nhiều thủ tục tại phía khách hàng

Sales nhóm Commercial đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức, nên chắc chắn lương cao hơn nhóm sales SME. Nhưng đó không phải lí do chính mà các sales SME muốn trở thành sales Commercial. Lí do chính là môi trường Commercial:
- Yêu cầu khắt khe hơn về kỹ năng giao tiếp, từ ăn mặc cho tới cách nói năng trình bày
- Tạo điều kiện tiếp xúc, làm việc trực tiếp, có những mối quan hệ với những khách hàng, đối tác xịn hơn, mở ra nhiều cơ hội mới
- Tạo cảm giác ít mà chất lượng khi đội ngũ bán hàng chỉ vài tới vài chục người

Một số ít Sales nhóm Commercial được chọn lọc và chuyển lên nhóm Enterprise sau 5-10 năm trong nghề.

3. Nhóm 3: Sales Enterprise. Nhóm này còn được gọi là nhóm sales Key Account nếu tính theo số lượng, hoặc gọi là RM (Relationship Manager) nếu tính theo bản chất của công việc bán hàng.

Do tính chất giá trị hợp đồng lớn, quy trình mua bán rất phức tạp (các loại thầu và thủ tục), sales cycle dài trên từ 6-18 tháng, mối quan hệ phức tạp do có hàng chục người tham gia vào quá trình quyết định mua hàng nên mỗi sales chỉ nắm từ 4-5 tới tối đa 20 khách hàng lớn như ngân hàng, tập đoàn hoặc doanh nghiệp thuộc nhóm VN 500.

Bán hàng cho doanh nghiệp Enterprise đòi hỏi một "đẳng cấp" của Sales Enterprise. Sự đẳng cấp này đem lại những mối quan hệ đẳng cấp, sự tin tưởng và bảo chứng cho giá trị của giải pháp. Vì vậy, đừng bất ngờ nếu Sales Enterprise rất 3G:
- Giàu: chơi golf, đi trực thăng, lái Mercedes lái BMW, du lịch châu Âu, Châu Mỹ, check in khách sạn 5 sao, ăn tôm hùm cua hoàng đế
- Giỏi: MBA, PHD các kiểu, lí lịch làm việc sáng bóng, nói chuyện nghe rất thuyết phục, nói gì cũng nghe hay
- Già: bèo bèo cũng phải 15-20 năm kinh nghiệm đi làm trở lên

Rồi làm Sales Enterprise chán thì làm gì? Một số người trở thành quản lý cấp cao như Sales Director, một số nghỉ việc ra mở công ty riêng, và một số làm hoài không thấy chán vì công việc này đã đem lại tất cả những gì họ cần.

Nói ngắn 1 câu là lộ trình công danh của sales B2B đầy hấp dẫn. Ấy vậy mà rất ít khóa học, tìm hoài chẳng có mấy chỗ đào tạo, các cao nhân/sư phụ/mentor có tâm và có tầm cũng đều quy ẩn và ít khi ra mặt (vì đã đủ 3G).

Các anh chị em quan tâm lĩnh vực sales B2B, muốn trở thành Sales Enterprise, Sales Director, muốn tham gia cộng đồng sales B2B, muốn có thêm nguồn khách hàng, muốn kết nối với các chuyên gia, muốn có thêm bằng cấp, muốn bán sản phẩm dịch vụ của mình tốt hơn…hãy chờ thêm 2 ngày để nghe bí mật chuẩn bị được bật mí nhé.
Hoanganh
2 months ago
HỘI CHỨNG THẰNG BỜM

Một hôm Bờm được bố đưa hai chai rỗng và hai đồng xu, sai đi mua một đồng mắm và một đồng tương.

Bờm chạy ào đi, lát sau về hỏi: đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ? Đồng nào cũng được !

Lại vâng dạ chạy đi, lát sau về lại hỏi: chai nào đựng mắm, chai nào đựng tương ? Chai nào cũng được !

Lại chạy ào đi, lát sau về hỏi: mua ở bà Tám, hay ở bà Tư ?

Chiếc bố Bờm lăn quay ra đất, lầm bầm gì đó rồi xỉu.

Bạn mình, làm ở công ty bao bì số một thế giới, kể:

Lần ấy có chiếc nhân viên trong phòng nhận được mẫu xác nhận mà từ khách hàng, bèn hoan hỉ nói với bạn: Khách gửi nhầm đồ của đối thủ cho mình anh ạ.

Bạn ậm ừ, rồi vài ngày sau hỏi lại: mẫu nhầm kia sao rồi em ? Em gửi lại rồi !
Em có hỏi: tại sao không làm cái này bên tui ?
Em có hỏi: tui làm gì sai, mà sao mua chỗ khác ?
Em có hỏi... được 3 câu thì bạn mình lăn ra đất, co giật.

Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm dù khó mấy cũng vẫn có thể đào tạo được, thậm chí tính cách cũng gieo cấy vào đầu được.

Nhưng niềm khát khao chinh phục thì không !

Thật không may, đó lại là cái cần nhất...
Hoanganh
2 months ago
*Tạo trải nghiệm khách hàng tuyệt vời không phải là điều dễ dàng, nhưng nó là chìa khóa để xây dựng lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng.

**Khung hình Kim tự tháp mô tả các giai đoạn trải nghiệm khách hàng cung cấp một khuôn khổ để xây dựng những trải nghiệm hiệu quả, giúp nâng cao sự hài lòng, lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng. Khung hình này gồm 5 giai đoạn, từ cơ bản đến nâng cao:

Giai đoạn 1: Hiểu rõ nhu cầu cơ bản của khách hàng
Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề nhanh chóng
Giai đoạn 3: Vượt trên mong đợi
Giai đoạn 4. Dự đoán nhu cầu khách hàng
Giai đoạn 5. Tạo ra trải nghiệm "wow"

Ví dụ: Xây dựng một trải nghiệm khách hàng đối với dịch vụ tư vấn tài chính:

Giai đoạn 1: Hiểu rõ nhu cầu cơ bản của khách hàng

Khi khách hàng, anh A, một chủ doanh nghiệp nhỏ, liên hệ với tôi để tìm kiếm dịch vụ tư vấn tài chính, bước đầu tiên tôi thực hiện là tổ chức một buổi gặp mặt trực tuyến. Trong buổi gặp này, tôi lắng nghe kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu cơ bản của anh A, như mong muốn tối ưu hóa dòng tiền, giảm thiểu chi phí và tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn. Tôi cũng đặt ra những câu hỏi cụ thể để nắm bắt tình hình tài chính hiện tại và các thách thức mà anh A đang đối mặt.

Giai đoạn 2: Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Sau khi hiểu rõ nhu cầu, tôi nhanh chóng phân tích tình hình tài chính của anh A và xác định các vấn đề cần giải quyết ngay lập tức, như quản lý nợ và tối ưu hóa chi phí hoạt động. Tôi đưa ra một kế hoạch hành động chi tiết, bao gồm các bước cụ thể để cải thiện dòng tiền và giảm thiểu nợ, đồng thời hỗ trợ anh A trong việc thực hiện các bước này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Giai đoạn 3: Vượt trên mong đợi

Không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề hiện tại, tôi còn chủ động tìm kiếm các giải pháp tài chính sáng tạo để giúp anh A đạt được mục tiêu dài hạn. Tôi giới thiệu cho anh A một số cơ hội đầu tư tiềm năng phù hợp với mức độ rủi ro mà anh có thể chấp nhận, đồng thời cung cấp các công cụ quản lý tài chính tiên tiến để giúp anh theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Giai đoạn 4: Dự đoán nhu cầu khách hàng

Dựa trên những thông tin đã thu thập và mối quan hệ đã xây dựng, tôi dự đoán rằng trong tương lai gần, anh A sẽ cần một kế hoạch tài chính để mở rộng kinh doanh. Tôi chủ động chuẩn bị một báo cáo phân tích thị trường và các kịch bản tài chính để hỗ trợ anh A trong việc đưa ra quyết định chiến lược về mở rộng kinh doanh.

Giai đoạn 5: Tạo ra trải nghiệm "wow"

Cuối cùng, để tạo ra trải nghiệm "wow" cho anh A, tôi tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến miễn phí về quản lý tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, trong đó anh A có thể tham gia và học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Không chỉ vậy, tôi còn kết nối anh A tới các cộng đồng doanh nghiệp chất lượng mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư.

***Để nâng cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần:
1️⃣ Thu thập và phân tích dữ liệu về tiếng nói của khách hàng
2️⃣ Mở rộng tầm nhìn để bao quát toàn bộ hành trình khách hàng
3️⃣ Đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân viên để cung cấp trải nghiệm tốt hơn
4️⃣ Liên tục đánh giá và cải thiện các quy trình trải nghiệm khách hàng (Customer Experience - CX)

👉 Áp dụng khung hình Kim tự tháp trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp có thể từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Cuối cùng thì trải nghiệm khách hàng tuyệt vời không phải là may mắn, mà là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm huyết. Bắt đầu từ hôm nay, hãy biến doanh nghiệp của bạn thành "người hùng" trong mắt khách hàng!