Logo
Vuaseo.com
1 month ago
THÍ NGHIỆN 5 CON KHỈ & BÀI HỌC

Trong một thí nghiệm người ta nhốt 5 con khỉ vào chiếc chuồng rất rộng, hàng ngày người ta treo một quả chuối lên một cái sào cao. Các con khỉ thi nhau trèo lên để lấy chuối ăn và sẽ chỉ có 1 con trèo lên được và lấy được chuối

Rồi người ta làm Thí Nghiệm
Khi treo chuối lên sào sẽ chỉ 1 con khỉ lấy được chuối, còn 4 con còn lại sẽ bị người ta dùng vòi nước xịt làm các con khỉ đó rất hoảng sợ
👉 Thí nghiệm cứ đều đặn như vậy cho đến 1 tuần, khi cái sào treo quả chuối lên thì cứ hễ con nào định trèo lên lấy chuối thì 4 con còn lại kéo xuống đánh và rồi khi người ta treo chuối chẳng con nào dám trèo lên lấy nữa

Rồi người ta lại làm Thí Nghiệm
Họ bắt 1 con khỉ ra và thả vào 1 con khỉ mới, khi treo sào chuối lên con khỉ mới nhảy phắt lên lấy và rồi bị 4 con khỉ cũ kéo xuống đánh mà không biết tại sao thế rồi 1 tuần trôi qua khi treo sào chuối con khỉ mới cũng như 4 con khỉ cũ thờ ơ không dám lấy chuối

Và rồi người ta lần lượt thay các con khỉ cũ ra và dần thay thế bằng cả 5 con khỉ mới. Chẳng mất giọt nước nào nhưng 5 con khỉ mới đều không dám lên lấy chuối

👎 Trong cuộc sống cũng như trong Công Việc cũng vậy. Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi môi trường lối mòn, làm theo những ng đi trước, nghe theo những điều tiêu cực từ họ và đã đưa ra KẾT LUẬN như họ

Định sang một công ty mới, môi trường mới nhưng chúng ta thường thấy sợ hãi khi nghe một số người làm trước nói : công ty không tốt, cơ chế không tốt, sản phẩm ko tốt… rất nhiều thứ tiêu cực mà người không làm được, người THẤT BẠI thường kêu

CƠ HỘI
NHƯNG ở những nơi như vậy bạn chỉ cần là con đom đóm bạn đã toả sáng rồi và đó chính là cơ hội cho bạn, chỉ có điều bạn có đủ năng lực để hơn và dẫn dắt tạo ra cuộc chơi mới không mà thôi

#vuaseo
Trangmini
2 months ago (E)
Thế nào là một slogan hay?
Slogan của mỗi thương hiệu quan trọng như thế nào thì mình không cần trình bày dài dòng hen. Chỉ một câu ngắn gọn, nhiều khi khách hàng mua hàng chỉ vì câu slogan. Vậy đặt slogan như thế nào cho hay và hiệu quả, bài sau đây mình dịch và điều chỉnh từ một bài tiếng Anh mình đọc được trên mạng Internet.
1. Phải đảm bảo khách hàng hiểu được nó

2. Độ dài chừng 3 đến 5 từ thôi. Nếu được ngắn như vậy mà vẫn truyền tải được ý nghĩa thì quá tốt, còn không thì đành 6 hay 7 hay 8 từ, nhưng mà luôn luôn dưới 10 thôi.

3. Phải thật dễ đọc và dễ nhớ bằng cách phối vần điệu, và nếu nghĩ xa hơn thì tính luôn giai điệu để phổ nhạc

4. Slogan phải phản ánh đúng thông điệp bạn muốn truyền tải đến khách hàng

5. Không nhất thiết phải là một Slogan cho tất cả sản phẩm của thương hiệu của bạn mà mỗi dòng hay nhóm SP khác nhau bạn có thể điều chỉnh Slogan cho phù hợp. Như X thì slogan là Life’s good, nhưng mà dòng điện thoại X G-serries thì là Life’s good when you play more.

6. Nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm bán ở nhiều quốc gia, hãy cân nhắc tính toán đến việc phải dịch slogan đó sang ngôn ngữ của thị trường nhắm đến sao cho thông điệp không thay đổi. Ví dụ KFC "Finger Lickin' Good, khi dịch sang tiếng Trung Quốc lại mang nghĩa "Eat Your Fingers Off."

Sản phẩm mình từng mua chỉ vì câu slogan là gạo Uncle Ben – “Have a rice day”. Mặc dù mình biết rõ gạo này là gạo đồ ăn sẽ khô, cứng và không thấy ngon miệng, nhưng khi nhìn hình ông già cười và chữ Uncle Ben thì mình thấy rất thân thương. Ổng lại nói Have a rice day (Hôm nay ăn cơm nhé), thì mình thấy Have a nice day cũng cùng lúc đó xuất hiện, thành ra cứ nấu cơm là được chúc một ngày tốt lành. Ăn dần cũng quen và tự nhủ là nó nhiều dinh dưỡng và tốt hơn gạo thường.
Sản phẩm thứ 2 mình rất thích câu slogan là X – Life’s good. Vì câu này mang nghĩa rất tích cực, và y như rằng nó mang năng lượng đem lại suy nghĩ tích cực. Xong rồi khi ra điện thoại mới với slogan Life’s good when you play more thì y như thôi thúc mình mua ngay đi (play more) rồi Life sẽ good ngay. Thế là mình trung thành với X.
Còn bạn thì sao?
Slogan nào làm bạn ấn tượng nhất?
Tham gia cộng đồng vuaseo.com để học hỏi nhiều kiến thức hơn.
Vuaseo.com
2 months ago
Vuaseo chia sẻ Danh sách KH Novaland: https://drive.google.com/f...

Danh sách 1300 KH SAIGON PEARL: https://drive.google.com/f...
Danh sách KH dùng thuê bao trả sau Mobi Phone: https://drive.google.com/f...
LINK TỔNG HỢP TOÀN BỘ, CẬP NHẬT HẰNG NGÀY: https://drive.google.com/d...
Vuaseo.com
2 months ago
5 Bài Học Lãnh Đạo Từ Abraham Lincoln

Abraham Lincoln không chỉ là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ, mà còn là một nhà lãnh đạo xuất chúng với những bài học lãnh đạo đầy giá trị. Dưới đây là 5 bài học quan trọng mà bất kỳ ai cũng có thể học hỏi từ ông:

1. Lắng Nghe Cấp Dưới:
Khi nội chiến bùng nổ vào năm 1861, Lincoln đã dành phần lớn thời gian đến các doanh trại quân đội để tìm hiểu, thăm hỏi và động viên binh lính. Với sự đồng cảm sâu sắc, ông luôn bắt đầu ngày làm việc bằng việc thăm hỏi nhân viên và tham dự các sự kiện bên ngoài Nhà Trắng. Chính sự gần gũi này đã giúp ông có những thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đúng đắn.

2. Thuyết Phục Thay Vì Ép Buộc:
Dù nắm quyền lực tối cao, Lincoln chọn cách thuyết phục bằng sự chân thành và khiêm tốn thay vì ép buộc. Ông tin rằng "Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn một thùng mật đắng," và đã vận dụng triết lý này trong cách lãnh đạo của mình. Để đạt được mục tiêu, hãy bắt đầu bằng cách làm cho người khác thích bạn và tin tưởng bạn.

3. Chịu Trách Nhiệm Cho Sai Lầm Của Cấp Dưới:
Lincoln luôn nhận trách nhiệm ngay cả khi sai lầm đó thuộc về cấp dưới. Ông tin rằng phẩm chất trung thực và liêm chính sẽ giúp cấp dưới cảm thấy tự tin và sáng tạo hơn trong công việc. Chính sự tin tưởng này đã giúp Lincoln tránh được sai lầm phổ biến nhất của nhiều nhà lãnh đạo: tính kiêu ngạo.

4. Khuyến Khích Sự Đổi Mới:
Trong những thời điểm khó khăn nhất, Lincoln luôn khuyến khích thử nghiệm và cải tiến. Ông tin rằng vai trò của một nhà lãnh đạo là tạo ra môi trường không rủi ro để đổi mới. Ông cũng là tổng thống duy nhất của Mỹ đến nay được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị giúp tàu nổi lên khi đi qua bãi cát ngầm.

5. Tạo Ảnh Hưởng Nhờ Kể Chuyện:
Abraham Lincoln là một nhà kể chuyện bậc thầy, nổi tiếng với bài diễn văn Gettysburg. Ông tin rằng những câu chuyện mộc mạc, gần gũi giúp người nghe dễ hiểu và liên tưởng. Kể chuyện không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là cách để truyền tải thông điệp một cách sâu sắc và hiệu quả.

Những bài học này không chỉ áp dụng trong chính trị mà còn có thể giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy học hỏi và áp dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống và công việc của bạn!
Đăng ký VUASEO.COM để đọc nhiều kiến thức kinh doanh trong kinh doanh hơn
Vuaseo.com
2 months ago
Bộ 22 Tài liệu Kinh doanh Online từ A-Z (Ebook)
Vuaseo.com chia sẻ cùng bạn😍
Minhvy
2 months ago
Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và gi
VUASEO.COM Chào mừng ngày lễ 2/9/2024
Vuaseo.com
2 months ago
KHI ĐỐI THỦ LÀ TRI KỶ
Hay Định vị mình qua chính Đối thủ cạnh tranh

Nguyệt minh chi dạ
Tử Cấm chi điện
Nhất kiếm tây lai
Thiên ngoại phi thiên
(Cổ Long)

Tây Môn Xuy Tuyết là cao thủ được người phong là Kiếm thánh. Bạch Vân thành chủ Diệp Cô Thành là đối thủ ngang sức ngang tài. Hai người hẹn nhau trong một đêm trăng rằm, sẽ giao đấu tại điện Tử Cấm.

Cuộc tỷ thí khiến cả hai hoàn thiện kiếm chiêu của mình trở nên toàn mỹ. Và sau cuộc đấu, họ đều nhận ra cuộc đời thật hạnh phúc khi tìm được một đối thủ chân chính của đời mình

Trong kinh doanh, một đối thủ xứng tầm chính là một cọc neo quan trọng giúp doanh nghiệp có thể định vị chính mình khi mất phương hướng...
1.ĐỊNH VỊ ĐỂ BIẾT MÌNH LÀ AI

Chỉ cần Google từ “quản trị” (tiếng Việt), sẽ thấy có tới 78 triệu kết quả. Con số tương ứng với từ “management” là 1,72 tỷ kết quả tìm kiếm. Điều đó cho thấy công việc quản trị được quan tâm thế nào trong giới kinh doanh hiện đại.

Tuy nhiên, có lẽ bởi “quản trị” là một khái niệm rộng nên đã có quá nhiều đầu sách viết về quản trị. Và vô hình trung, “quản trị” đã biến thành một trong những khái niệm phức tạp bậc nhất trong giới kinh doanh.

Tuy nhiên, sự phức tạp chưa bao giờ là lời giải tối ưu.

Hay quay trở lại với tư duy của “cha đẻ quản trị học”, một trong những bộ óc tinh hoa nhất của thế kỷ XX Peter F Drucker. Ông nhìn nhận quản trị đơn giản với 5 câu hỏi (The five questions), trong số đó, câu hỏi đầu tiên một doanh nghiệp cần phải đặt ra đối với chính mình luôn là: “Tôi là ai?”.

Những doanh nghiệp thành công nhất luôn là những doanh nghiệp có khả năng trả lời câu hỏi “Tôi là ai” một cách xuất sắc nhất.

Google? Cỗ máy tìm kiếm trên internet lớn nhất thế giới.

Microsoft? Công ty phần mềm lớn nhất thế giới.

FedEx? Công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới?

Mc Donald’s? Công ty tiên phong trong lĩnh vực đồ ăn nhanh và nhượng quyền thương hiệu.

Vinamilk? Công ty sữa lớn nhất Việt Nam v.v...

Tuy nhiên, “Tôi là ai” cũng có thể là một câu hỏi khó!

2.TÌM ĐỐI THỦ ĐỂ ĐỊNH VỊ CHÍNH MÌNH

Apple? Apple từng là công ty sản xuất máy tính lớn nhất thế giới và được định vị là công ty phát minh ra máy tính cá nhân (một định vị xuất chúng của Steve Jobs nhưng không phải 100% là sự thật, vì máy tính cá nhân đầu tiên là thương hiệu Mits Altair 8080).

Ngày nay, Apple sở hữu ba thương hiệu con đều là những thương hiệu dẫn đầu trong phân khúc của mình: iPod dẫn đầu trong danh mục máy nghe nhạc cá nhân, iPhone dẫn đầu trong danh mục điện thoại thông minh và iPad dẫn đầu trong danh mục máy tính bảng.

Để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” của Apple, Steve Jobs đã có cách thức định vị công ty một cách đặc biệt, đó là thông qua đối thủ.

Thời điểm Apple bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân (vào những năm 1980-1990) với thương hiệu Apple I, Apple II, Lisa và McIntosh, Steve Jobs liên tục tấn công IBM với những lời khiêu chiến mạnh mẽ và mường tượng về một câu chuyện của chàng Apple nhỏ bé chống lại người khổng lồ Big Blue IBM. Sau những biến chuyển trên thị trường, giờ đối thủ của Apple không phải là IBM nữa mà là Sam Sung.

Sau những biến chuyển trên thị trường, đối thủ của Apple đã thay đổi

3.SAM SUNG TÌM RA ĐỐI THỦ CHÂN CHÍNH

Lại nói đến Sam Sung. Để trả lời câu hỏi “Tôi là ai” với Sam Sung không hề dễ dàng. Sam Sung cũng giống như nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản khác đều theo đuổi chiến lược Megabrand: Từ con chip đến tàu thủy (From Chip to Ship), nghĩa là sản xuất đủ mọi thứ và biến công ty thành những tập đoàn đa ngành khổng lồ.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng ngày càng hướng tới những thương hiệu chuyên biệt hơn là những thương hiệu megabrand, Sam Sung đã áp dụng đúng chiêu thức mà Steve Jobs dùng để định vị lại chính mình, đó là xác định đối thủ chính yếu là ai.

Khi Sam Sung xác định được đối thủ chính yếu là Apple, những sản phẩm của Sam Sung đã có sự tập trung mạnh mẽ và điện thoại thông minh Sam Sung cũng như máy tính bảng Galaxy luôn là một đối trọng thường trực với Apple.

Không ít doanh nghiệp Việt chưa trả lời được câu hỏi “Tôi là ai” mà (đáng tiếc) lại còn chọn sai đối thủ. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn...

4.HÃY CHỌN ĐỐI THỦ ĐÚNG

Một trong những cách dễ gây được sự chú ý của truyền thông là chọn cho mình những đối thủ thật to lớn với những viễn cảnh thật lớn lao, với chiêu bài của một kẻ thách thức mới mẻ. Truyền thông có lẽ sẽ có sự ưu ái nhất định dành cho một số trường hợp như vậy.

Có thể kể đến “Cốc Cốc” với tham vọng là đối thủ của Google. Tham vọng của Cốc Cốc rất đáng trân trọng. Tuy nhiên e rằng việc chọn Google làm đối thủ là một sự lựa chọn sai lầm. Từ đó cũng sai luôn trong việc trả lời câu hỏi “Tôi là ai” của Cốc Cốc.

Cafe Trung Nguyên cũng đã có những cuộc chiến tạo dựng hình ảnh Trung Nguyên là đối thủ của Starbucks. Người viết cũng e rằng Starbucks không phải là đối thủ thực sự của Trung Nguyên.

Chọn đúng đối thủ cạnh tranh là một trong những cách thức định vị bản thân tốt nhất. Không chọn đúng đối thủ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể đang định vị sai chính mình, nghĩa là không có câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai”, và đó có thể là một sự mất định hướng nghiêm trọng.

5.ĐỊNH VỊ VÀ TÁI ĐỊNH VỊ ĐỐI THỦ

Đã có nhiều tranh cãi về một slogan mang tính ổn định và lâu dài cho du lịch Việt Nam. Theo người viết, ngoài việc định vị bản thân, một câu câu hỏi nữa cần phải đặt ra: “Đối thủ trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam là quốc gia nào?”. Đó chính là Thái Lan. Khi cha đẻ của marketing hiện đại Phillips Kotler đến Việt Nam, ông đã gợi ý về một định vị khá tốt: “Việt Nam, bếp ăn của thế giới”. Người viết không hoàn toàn đồng ý với gợi ý của Phillips Kotler.

Một slogan hiệu quả ngoài việc trả lời câu hỏi “Tôi là ai”, còn phải có khả năng nêu rõ “Tôi ưu việt gì hơn so với đối thủ của tôi”, và “điểm ưu việt” này phải có được sự thừa nhận rộng rãi từ phía khách hàng.

“Việt Nam, bếp ăn của thế giới” có thể là một định vị tốt cho du lịch Việt. Tuy nhiên, so với Thái Lan, khó có thể nói hình ảnh của ẩm thực Việt Nam nổi trội hơn so với ẩm thực Thái. Tranh cãi ẩm thực Việt ngon hơn ẩm thực Thái là điều không tưởng. Đó là chưa kể còn có ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Italia, ẩm thực Mexico, đều có thể là “bếp ăn của thế giới”.

Theo người viết, slogan hiệu quả nhất dành cho du lịch Việt Nam nên là “Việt Nam, cánh cổng Đông Dương”, bởi ngoài việc nêu lên vị trí trung tâm của Việt Nam trong lòng Đông Dương, nó còn ngầm tái định vị vị trí “địa chính trị” rất ít tiềm năng của Thái Lan. Bởi xét về mặt địa lý, Việt Nam với vị thế là trung tâm của Đông Dương tỏ rõ sự ưu việt hơn hẳn so với Thái Lan.

Trở lại với trận quyết đấu giữa Tây Môn Xuy Tuyết và Diệp Cô Thành

...Khi lưỡi kiếm của Tây Môn Xuy Tuyết đâm xuyên qua lồng ngực của Diệp Cô Thành, y đã khóc. Vì y biết rằng y vừa giết chết đối thủ lớn nhất của mình, và đó cũng là tri kỷ lớn nhất của mình.
Nhỏ nước mắt vì đồng loại, đó là điều bình thường
Nhỏ nước mắt vì đối thủ ngã xuống, điều đó có lẽ chỉ đàn ông mới cảm nhận được một cách sâu sắc
Bởi đó là vẻ đẹp vĩnh cửu

Và hãy tin rằng, cái đẹp rồi sẽ cứu rỗi thế giới (Fyodor M.Dostoyevsky)
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Người khởi nghiệp học được gì từ cướp biển vùng Caribe ?!
Có một câu hỏi hay và nhiều người hỏi là:

Nếu làm việc chăm chỉ mà vẫn không mang lại kết quả mong muốn?

>>> Lời khuyên của tôi là hãy xem phim Cướp biển vùng Caribe !

Còn những câu hỏi sau thì sao ?

- Làm thế nào để xác định được chính xác “những điều quan trọng nhất” trong đời - những điều có vai trò quyết định đến chất lượng sống của bạn, mang đến cho bạn một cuộc sống thành đạt ngoài xã hội và yên bình trong nội tâm?

- Làm thế nào nhận diện sứ mệnh của bạn và tạo lập một viễn cảnh tương lai mạnh mẽ đem lại ý nghĩa và mục đích và trên thực tế, trở thành ADN của cuộc đời bạn.

- Làm thế nào tạo ra sự cân bằng và sự hiệp lực giữa các vai trò khác nhau trong cuộc sống của bạn.

- Làm thế nào xác lập và đạt được các mục tiêu dựa trên các nguyên tắc để đem lại chất lượng cao nhất cho cuộc sống.

- Làm thế nào để hành động chính trực vào những thời khắc quyết định - nghĩa là tỉnh táo và khôn ngoan để xác định đúng “ưu tiên cho điều quan trọng nhất” là bám giữ kế hoạch cũ hay thay đổi nó… và để có thể làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng với niềm tin và sự thanh thản.

>>> Lời khuyên của tôi vẫn là hãy xem phim Cướp biển vùng Caribe,... và đọc sách “Tư duy tối ưu” của Stephen Covey.

Trong bài viết này tôi chỉ chia sẻ với các bạn 2 điều hay nhất tôi cảm nhận được từ bộ phim còn cuốn sách mời bạn mua và tìm đọc nha !

*************************************

Loạt phim cướp biển vùng Caribe không những mang tính giải trí cao mà còn mang lại cho chúng ta những điều đáng để suy ngẫm và áp dụng trong cuộc sống, trong khởi nghiệp.

Trong phim, Jack Sparrow là một nhân vật cực kỳ lập dị, xấu không ra xấu, tốt chẳng ra tốt, lại lắm lời, dơ dáy, và đồng bóng… nhưng lại được nhiều khán giả yêu mến và thậm chí cuồng.

Jack Sparrow là cướp biển vùng Caribe, cướp biển vùng Caribe cũng chính là Jack Sparrow, vì chính anh tạo nên trên 80% thương hiệu cho bộ phim. Câu nói nổi tiếng nhất của Jack Sparrow trong loạt phim có lẽ là:

“Vấn đề không phải là vấn đề, vấn đề là thái độ của bạn đối với vấn đề”

Keyword “THÁI ĐỘ” từ cổ chí kim và trong nhiều bài viết trong group đều khẳng định là quan trọng nhất góp phần nên thành công của bạn. Cuộc sống và khởi nghiệp vốn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, và thái độ của bạn đối với vấn đề là yếu tố tiên quyết để xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Lúc nào có vấn đề cần giải quyết, hãy nghĩ đến tên cướp biển lập dị Jack Sparrow !

Trong phim ngoài những con tầu gắn liền với cướp biển, thì hình ảnh chiếc LA BÀN mới là điểm nhấn nhất gắn liền với sinh mệnh của Jack Sparrow. Mỗi khi cần một hướng đi, Jack Sparrow mở lắp chiếc la bàn ra, và kim chiếc la bàn sẽ chỉ. Thật đơn giản quá đi !,

Stephen Covey, tác giả cuối sách nổi tiếng “7 thói quen của người thành đạt”, có một câu nói nổi tiếng trong cuốn sách “Tư duy tối ưu” là chúng ta cần chiếc la bàn chứ không phải những chiếc đồng hồ trên tường, bởi vì hướng đi mới quan trọng nhất chứ không phải là tốc độ hay thời gian. Một người lãnh đạo tốt cần có một chiếc la bàn trong đầu và kim chỉ nam trong trái tim.

Chiếc la bàn chiến lược của thầy Trần Kim Thành mình được xem qua bài recap của anh Dinh Duy Linh cũng thật tuyệt vời, bởi nó chỉ cho chúng ta hướng đi. Ai chưa đọc bài recap của anh Đinh Duy Linh mời xem lại nhé !

Chà chà, THÁI ĐỘ và LA BÀN, 2 thứ đã giúp một tên cướp biển lập dị như Jack Sparrow trở thành bất tử. Nếu chúng ta cũng có 2 thứ đó, chả lẻ…

Nguyễn Tiến Hoàng - CEO FTC GROUP
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
9 ĐIỀU PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI NÊN THỬ LÀM TRONG ĐỜI
Cuộc sống này sẽ luôn có những thứ chúng ta nhất định phải làm, có những con người nhất định phải trân trọng, có những điều nhất định phải thực hiện, có những thử thách nhất định phải đương đầu. Và những người phụ nữ hiện đại đừng quên tạo ra những cơ hội đẹp nhất để chúng ta được thỏa sức trải nghiệm, tự thử thách bản thân để bứt phá khỏi những rập khuôn thông thường bởi những điều tưởng chừng khó khăn để chúng ta thực hiện bên dưới.

1. Tắt điện thoại, xách ba lô lên và đi
2. Yêu một cách nồng nhiệt và điên cuồn
3. Đứng trên sân khấu nói bất kỳ điều gì bạn muốn nói.
4. Leo núi hoặc chơi bất kỳ trò chơi mạo hiểm nào.
5. Mua sắm thả ga mà không cần ví của chàng
6. Nhảy một điệu nhảy Zumba nồng cháy
7. Thưởng cho mình những thỏi son quyến rũ
8. Cho phép mình được thử say men rượu
9. Làm những điều ngớ ngẫn cùng người mình yêu.

Cuộc sống của chúng ta luôn thú vị khi được thỏa sức làm điều mình muốn, được sống chính cuộc đời mình. Vậy nên, thay vì để thời gian trôi qua vô nghĩa, những người phụ nữ hiện đại chúng ta hãy thử một lần thách thức chính mình, biết đâu nó sẽ trở nên rực rỡ hơn đấy!
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Chia sẻ tài liệu cùng VUASEO
https://drive.google.com/d...
Vuaseo.com
2 months ago
40 tuyệt chiêu xử lý từ chối
Dành cho sales B2B & B2C
VUASEO GỬI TẶNG BÍ KÍP
Vuaseo.com
2 months ago (E)
Vuaseo tặng bạn eBook 22 quy luật bất biến trong bán hàng
Cùng tham khảo và chia sẻ nhé
Ủng hộ vuaseo bằng cách donate để có động lực chia sẻ nhiều hơn
Thanks
Vuaseo.com
2 months ago
Anh chàng tên Cuội
Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng tên Cuội, là CEO một tập đoàn chuyên khai thác gỗ lậu. Một hôm, Cuội ta lái chiếc Audi vào rừng đi ngoại giao với kiểm lâm. Đang đi thì thấy một cái hang cọp, trước hang có một con cọp con. Cuội liền dừng xe và mời cọp con vào hang làm việc. Cuội phân tích cho cọp con những điều hay lẽ phải, nên sống và cống hiến cho khu rừng, nên tránh xa những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Trong khi đang nói chuyện thì cọp con giựt lấy con dao rọc giấy trong cặp táp của Cuội và tự rạch vào cổ rồi lăn ra chết. Lúc đó, cọp mẹ vừa đi siêu thị về, thấy thế thì gầm lên kinh hoàng.

Cuội sợ hãi vội trèo lên một cây cao gần đó. Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ đau đớn lồng lộn vì con đã chết, lát sau cọp mẹ mở tủ lấy ra một chai gì đó, nhai và mớm cho con. Kì lạ thay, chỉ một lát sau con cọp con đã vẫy đuôi sống lại. Mẹ cọp vội vã tha con đi nơi khác an toàn hơn. Cuội lấy vỏ chai đọc được các thông tin:

“Thực phẩm chức năng Cây đa, chứa các tinh chất quý từ thiên nhiên, do Trung tâm công nghệ hoá màu sản xuất trên dây chuyền hiện đại, giúp người chết có thể sống lại.”

Cuội liền mang các chai TPCN quý này về, đang đi thì Cuội gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, Cuội liền nhai một viên và mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt quát:
– ĐM. Đứa nào nhét cái gì thúi quắc vô miệng tao vậy?

Nói rồi ông lão chống gậy đi.

Cuội hăm hở đem chai TPCN về bỏ vào tủ lạnh để bảo quản. Từ đó, Cuội đã cứu được rất nhiều người. Tuy nhiên, vì không có ai chết nên bọn kinh doanh mai táng mất việc, sinh ra thù ghét Cuội. Chúng bèn tính kế giết vợ Cuội rồi moi hết não vứt xuống sông. Lúc Cuội về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. Cuội mớm bao nhiêu viên thuốc quý cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt. Các bác sĩ quyết định cắt một phần ruột già để tạo hình não. Sau khi phẫu thuật thành công, vợ Cuội tỉnh dậy trong phòng hồi sức. Cuội vui mừng khôn xiết.

Tuy nhiên, dù trong đầu của vợ Cuội dù cũng có nếp nhăn và có hình dạng giống như não, nhưng nếp nhăn đó thực ra là nếp nhăn của ruột già. Vợ Cuội nói ra câu nào cũng bị dân chúng chửi, nhưng lại rất thích phát biểu linh tinh. Ngu nhưng thích nói, càng nói càng thấy ngu. Chửi chán, người ta không thèm chửi nữa, vợ Cuội càng tưởng mọi người đã thấm nhuần, vợ Cuội lại nói.

Cuội nhận thấy mình không thể nào sống chung với người vợ này nữa, Cuội nghe đồn trên cung trăng gỗ chưa ai khai thác, vẫn còn rừng vàng biển bạc. Cuội liền mang theo chai TPCN hiệu Cây đa và bỏ nhà bay lên cung trăng. Kể từ đó, mỗi tháng cứ vào dịp trăng tròn, người dân lại thấy hình ảnh chú Cuội ngồi bên gốc cây đa. Nơi đó, chú Cuội có cuộc sống hạnh phúc bên nàng Ngọc Huệ xinh đẹp mãi mãi.

Link bài viết: Anh chàng tên Cuội
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
KHỞI NGHIỆP - SỚM CHỨ ĐỪNG VỘI TẬP 2
Thời gian 17 năm thực là dài, nhiều người nói 17 năm mà anh cũng có làm được gì mấy đâu, không hoành tráng chuyên nghiệp như hàng ngày chúng ta vẫn thấy ở những startup. Chưa thành triệu phú tự thân hay nổi tiếng trên báo như cách thông thường. Sao anh dám nói từ ngày này qua ngày khác về khởi nghiệp như thế chứ, có gì đảm bảo?

Tôi đã thất bại 3 lần trong 17 năm đó, lần đầu thì ngập trong nợ nần vì thiếu sự lão luyện trong khởi nghiệp, khởi nghiệp mà như đánh bạc vậy! 2 lần thất bại sau thì trong tầm kiểm soát vì...đã có kinh nghiệm. Nói chung thì tính tôi hơi nghệ sĩ chứ không phải chỉn chu của mấy bác doanh nhân kiểu mẫu. Nhiều khi tôi ngồi so sánh với các hình mẫu doanh nhân thì thấy khá thất vọng vì mình chẳng hội đủ nổi 20% phong cách doanh nhân. Quái lạ là tôi chẳng muốn thay đổi chút nào, tôi thích là chính tôi hơn, là chính tôi mà thành công thì tôi mới cảm thấy mãn nguyện thực sự. Mới nghe qua thì có người sẽ nói tôi tự cao tự đại nhưng thực ra cách sống đó là rất khiêm tốn, khiêm tốn đến tận cùng của sự khiêm tốn. Bởi vì tôi chẳng muốn là ai cả, tôi chỉ muốn đơn giản là chính mình vui vẻ với những công việc nho nhỏ hàng ngày. Nếu thành công mà phải biến thành người khác thì thôi vậy, tôi sẽ trở về quê sống cuộc đời thanh đạm, chăn gà chăn vịt chăn rau cho xong.

HÃY KHỞI NGHIỆP ĐÚNG

Tôi gặp rất nhiều người ở những quốc gia giàu tiên tiến và điểm đặc biệt mà tôi thấy chính là khả năng phát triển hoàn chỉnh sự khác biệt cá nhân. Họ sống cứ như là một cuộc dạo chơi, trải nghiệm, tận hưởng, chia sẻ (share), giúp đỡ và bảo vệ. Ngay cạnh nhà em gái tôi có 1 bác người Thụy Sĩ cứ mỗi năm lại sang Việt Nam sống vài tháng để trải nghiệm. Mỗi lần ngồi ăn cơm với bác ấy là tôi cảm thấy có gì đó không ổn trong cách sống của người Việt, bởi vì ngay cả ăn cơm mà người ta cũng được tận hưởng cuộc sống chứ không giống như chúng ta. Rồi việc sẵn sàng chia sẻ hình như là tính cách của họ, cảm nhận của tôi là họ cảm thấy rất đầy đủ nên sẵn sàng chia sẻ mọi thứ trong khả năng của họ. Trong cuộc đời thú vị của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người như vậy. Nhưng thứ mà tôi học ở họ nhiều nhất chính là họ luôn luôn bảo vệ sự sống này, họ kiếm sống trong sự thức tỉnh, bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. Thật lạ lùng là họ không hề chê bai công nghệ, họ cũng sử dụng công nghệ nhưng với sự tỉnh thức cao độ, tôi chẳng bao giờ thấy họ chọt chọt quẹt quẹt lướt Face khi đang nói chuyện hoặc làm việc, nhưng tôi biết là hiệu quả làm việc của họ rất, rất cao!


Một ngày nào đó không xa đâu, ở Việt Nam thì đang xảy ra rồi, chúng ta nhất định sẽ thấy hậu quả của những gì chúng ta đang làm. Lúc ấy tôi nghĩ sẽ chẳng còn quan trọng anh là tập đoàn lớn hay tập đoàn nhỏ, là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, chúng ta sẽ bị tự nhiên giáng cho những đòn tuyệt mạng. Khi dượng tôi hỏi chú tôi đang bị ung thư nằm một chỗ rằng có còn điều gì hối tiếc, chú nói chú còn 150 tỉ chưa xài hết!

Ở trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, con số đã lên tới chuyện báo động đỏ rồi. Hơn 300 người Việt chết mỗi ngày vì ung thư, bạn cứ thoải mái làm lơ những con số đó đi, lỗi chẳng phải của bạn chứ gì! Tôi nghĩ lỗi cũng chẳng phải của bạn, lỗi cũng chẳng phải của tôi, lỗi là của tất cả chúng ta!
Sự tham lam là không cần thiết, sự vội vã là không cần thiết, ấy thế nhưng chúng ta không một ai chịu ngừng lại một chút để nhìn vào bức tranh lớn rồi hãy đi tiếp. Tôi thấy nhiều người khởi nghiệp chỉ tìm đủ mọi cách kiếm chác, làm giàu nhanh, kiếm cho thật nhiều bất chấp kiếm xong rồi nằm đó xài không hết!

Đó mới chỉ là xét theo ảnh hưởng bên ngoài, nếu xét bên trong mỗi cá nhân thì lối khởi nghiệp tham lam và vội vã sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người khởi nghiệp. Tham lam và tham vọng thực sự có thể gây ung thư, gây ra đủ thứ bệnh nguy hiểm khác nữa đấy bạn ạ! Điều này thì khoa học chứng minh được rồi. Còn sự vội vã thì khỏi phải nói, bạn cứ lái xe chạy vòng vòng các thành phố lớn và quan sát sẽ thấy sự vội vã có tác hại như thế nào. Rất khó để nhận ra vì chúng ta cũng đang trong dòng người vội vã ấy, nhưng làm ơn hãy nhận ra vì theo tôi thì đã muộn lắm rồi!

HÃY KHỞI NGHIỆP SỚM

17 năm trước tôi đã khởi nghiệp rồi.

Tuần rồi tôi vừa có một cuộc trò chuyện với 1 top writer trên chính group QT&KN, sau một hồi nói chuyện thì bạn đó nhận xét về tôi thế này: anh đúng là chuyên gia khởi nghiệp 0-1. Khởi nghiệp 0-1 tức là khởi nghiệp từ con số 0 cho đến lúc làm được một cái gì đó tạm gọi là thành công. Quá trình khởi nghiệp 0-1 khác xa so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Bởi vì để biến không thành có là một chuyện không hề đơn giản.

Tôi biết mình là ai khi tôi bắt đầu khởi nghiệp. Tôi biết gia đình mình là nông dân. Là nông dân thì không những là nghèo thôi đâu. Là nông dân có nghĩa là tôi từ bé đến lớn không được tiếp cận, không được ở trong môi trường kinh doanh. Là nông dân có nghĩa là tôi lỡ thất bại thì thảm lắm. Không giống như cậu Mark Facebook lỡ có mất Facebook thì cũng chẳng ảnh hưởng đến cậu nhiều, cậu vẫn là cậu Mark giàu!

Cho nên tôi phải chuẩn bị cho mình tất cả cho quá trình khởi nghiệp 0-1 đó. Biết mình là quan trọng, biết mình để có những bước đi phù hợp, từ việc kiếm tiền để đảm bảo chất lượng cuộc sống, cho đến việc thay đổi tư duy, cho đến việc thay đổi phong thái, cho đến việc tìm kiếm những cảnh giới cao hơn của thành công. Tôi không nói xuất phát điểm thấp thì không dám ước mơ lớn mà là phải rất thực dụng để có thể chạm tới giấc mơ đó trong hoàn cảnh cụ thể của mình.

Để có cậu Mark làm nên Facebook, cha mẹ của cậu từ trước đã nỗ lực để có một nền tảng tốt cho cậu ta. Tôi biết mình chỉ đang ở vai trò của cha mẹ cậu Mark mà thôi. Tôi phải làm gì đó để có một nền tảng tốt cho thế hệ sau, đó đã là một bước nỗ lực rất lớn từ xuất phát điểm nông dân, trong một môi trường cũng nông dân nốt!

Sau 7,8 năm gì đó nỗ lực, những thành quả nho nhỏ của tôi đủ sức để dẫn đường cho những đứa em, chúng nó tự tin hơn để lao ra làm ăn, khởi nghiệp mà không phải sợ hãi rằng không làm được. Ít ra cũng có ông anh dở dở ương ương làm được cái gì đó rồi.

...

Có nhiều bạn đã tới những buổi chia sẻ CNTT của tôi, các bạn ấy rất ngạc nhiên làm thế quái nào tôi có thể nói chuyện về công nghệ từ ngày này qua ngày khác như vậy mà không chán. Cũng dễ hiểu thôi, bởi tôi nhìn thấy phía sau công nghệ có những ca từ rất lãng mạn trong khi nhiều người thì sợ hãi không dám tiếp cận. Có nhiều lí do lắm mà họ hay tìm cớ để thoái thác học công nghệ: nào là tuổi già, nào là khó, nào là không đúng chuyên ngành, nào là cần gì biết công nghệ để làm giàu...Tôi thì không những thấy được tính thi ca của công nghệ, tôi còn nhìn thấy những con số tài chính khủng khiếp đằng sau những thi ca đó. Cho nên năm 2004 tôi đã bắt đầu từng bước vỡ lòng về công nghệ, tôi muốn bắt đầu học công nghệ sớm để sau này khỏi phải vội.

Những gì tôi làm được gần đây khiến tôi sợ hãi. Nếu như tôi không bắt đầu với công nghệ hơn mười mấy năm trước thì những gì tôi làm được, như câu chuyện xích lô trẻ em chẳng hạn, sẽ không bao giờ xảy ra!

Nhiều bạn đến hỏi tôi làm thế nào để khởi nghiệp thành công, tôi nói hãy cùng tôi phân tích về những con số cái đã. Sau khi phân tích về những con số khủng khiếp đó, tôi chỉ nói tùy bạn chọn cái gì thì chọn, chọn làm giàu nhanh hay chọn bắt đầu một hành trình có thể dẫn chúng ta đến đỉnh cao nhất của sự phát triển nhân loại.

Tôi bảo vệ quan điểm của tôi vô điều kiện, quan điểm sớm chứ không vội, đừng có vội vì vội cũng chẳng giải quyết được gì, đôi khi lại gây tai họa. Để học xong lấy một tấm bằng cử nhân, ra trường đi làm với mức lương 1000 usd/tháng là cả 4,5 năm đại học, trước đó là cả mười mấy năm học nữa mới xong. Vậy thì để tạo ra một doanh nghiệp to, doanh nghiệp minh triết, doanh nghiệp vĩ đại nhất định phải chuẩn bị rất, rất nhiều thứ.

Tôi đã hoàn thành bài test khởi nghiệp 0-1 mất 17 năm, giờ phải học để khởi nghiệp >1 nhưng tôi cũng chẳng vội vã gì.

Chúc các bạn cuối tuần thảnh thơi, vui vẻ!
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
QUẢN TRỊ NGƯỢC DÒNG
Trong các tài liệu giảng dạy về quản trị thường thấy tập trung nhiều vào khâu quản trị nhân viên hay quản trị các cấp bên dưới chứ không phải chiều ngược lại: quản trị cấp trên, quản trị sếp!

Nhưng khổ nổi cấp trên mới chính là cấp định đoạt số phận của mình, từ tăng lương, tăng chức, đến chia tay, sa thải. Vậy mà có mấy người chịu đầu tư suy nghĩ cho khâu này, cho nên nhiều khi khả năng thì có thừa, lại được nhân viên, đồng nghiệp yêu mến mà sự nghiệp cứ dậm chân tại chỗ dài dài, thậm chí còn bị sa thải một cách tức tưởi chỉ vì một lý do duy nhất: Sếp không thích mình.

Quản trị cấp trên nói nôm na là quản trị mối quan hệ giữa mình với sếp, là chủ động tìm ra cách thức để phối hợp và ứng xử với sếp một cách hiệu quả nhất. Chứ không phải bị động, đối phó. Trong một số trường hợp còn tệ hơn - và cũng trở nên khá phổ biến - là thay vì chủ động tìm hiểu sếp để phối hợp, cống hiến cho tốt hơn, đằng này tìm hiểu theo kiểu vạch lá tìm sâu để tìm cho ra khuyết điểm, sơ hở của sếp nhằm than phiền, đâm thọt, nói xấu, nếu thuận tiện thì hấc cẳng sếp ra khỏi ghế để mình nhảy lên thay! Làm cho cái chức phó trở nên nguy hiểm đối với cái chức trưởng hơn bao giờ hết, thay vì là được việc.

Cho nên khi được ngồi vào ghế sếp rồi thì phải ra sức “dìm hàng” cấp dưới vì nghĩ ai cũng suy nghĩ như mình trước đây. Người này dìm người kia, rốt cuộc công ty và tất cả những ai góp mặt đều phải chịu thiệt thòi.

Biết khen sếp, biết tự hào về sếp, ủng hộ sếp cũng là một ví dụ của nghệ thuật quản trị cấp trên. Nhưng khen hay ủng hộ cũng phải đúng liều lượng, đúng lúc đúng nơi chứ không bừa bãi quá đáng. Ranh giới giữa sự ủng hộ một cách trân trọng, thật tình, nhã nhặn và sự nâng bi nịnh bợ nhiều khi cũng rất mỏng manh.

Tóm lại, cách thăng tiến hay nhất và bền vững nhất là tìm cách giúp sếp thăng tiến để tạo cơ hội cho chính mình thăng tiến. Win-Win.

Tôi từng gặp một số doanh nhân thật lão luyện, mở miệng ra là khen nhân viên và các cộng sự của mình hết lời. Khen nhân viên giỏi không đồng nghĩa với chê mình dở mà ngược lại, nói lên tài dụng người, khả năng đào tạo và lãnh đạo của mình. Kiểu như giỏi như vậy mà còn phải làm dưới trướng mình. Cho nên đúng ra khen nhân viên là khen chính mình, nhưng được thể hiện một cách khôn ngoan và khéo léo, dễ được mọi người xung quanh chấp nhận.

Ngược lại có không ít người chỉ toàn chê nhân viên dở nên mình phải tự tay làm tất cả, thậm chí chê luôn cả cấp trên quản lý trực tiếp của mình. Vậy mới tệ. Trong trường hợp này mình đã vô tình gửi đi một thông điệp “chết người”, đó là: mình giỏi hơn sếp và coi sếp không ra gì!

Mà chết người thiệt, vì trước sau gì mình cũng chết, vì không có một ông sếp nào không muốn được mọi người xung quanh nể trọng, đặc biệt là nhân viên thuộc cấp. Ngày được tăng lương tăng chức đã xa nay càng xa thêm. Còn trụ lại được trong công ty là đã may mắn.

Được làm thay sếp là cả một sự tin tưởng được gửi gấm trong đó. Đừng bao giờ nghĩ là mình rành hơn người khác một hai việc là giỏi hơn người ta tất cả, mà mỗi người mỗi chuyên môn, và chuyên môn của sếp là phân việc, phân công và điều hành mình!

Có người khác rất khôn, không những biết trân trọng đối với sếp đương nhiệm mà còn đối với sếp cũ, chỉ toàn khen chứ không chê. Ở đây có ít nhất hai điểm hay:

Thứ nhất, sếp mà giỏi thì nhân viên không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc - nên cũng giỏi theo. Nghĩa là mình tự xác định mình giỏi một cách kín đáo.

Thứ hai, những lời khen hay lời chê thường có cánh, trước sau gì cũng sẽ đến tai sếp cũ lẫn sếp mới. Sếp cũ thì gật đầu tấm tắc, còn sếp mới thì không khỏi hài lòng khi suy ra trường hợp của chính mình sau này. Nên khi có cơ hội thì mạnh dạn mà giao việc, đề bạt. Chỉ có tốt đến tốt. Còn đem khuyết điểm cũ của sếp đi kêu ca thì có lợi gì cho mình?

Nói tốt về người khác suy cho cùng là một thói quen tốt. Coi vậy mà không phải dễ, vì có không ít người cứ mở miệng ra chỉ toàn chê người khác. Vì bản chất con người nói chung là thích chê nhiều hơn khen. Chủ động thay đổi thói quen xấu này, và chuyển những thứ tiêu cực thành tích cực là một kỹ năng mà không phải tự nhiên ai cũng có. Và nó là một phần quan trọng trong công tác quản trị các mối quan hệ dù là đối với cấp trên hay cấp dưới.

Trong công việc hàng ngày, để quản trị cấp trên cho tốt thì nhân viên phải hiểu rõ cá tính, thói quen, phong cách làm việc của sếp. Không có cách nào khác hơn. Và đừng trông chờ một cách vô lý là sếp phải hiểu ý mình!

Mỗi sếp mỗi khác. Có người thì thích đọc báo cáo dài dòng, chi tiết, còn có người thì thích ngắn gọn, xúc tích, thậm chí khỏi viết báo cáo, cứ đi thẳng đến văn phòng mà gõ cửa bước vào. Có người thì thích nhân viên góp ý thẳng thẳng, càng gai gốc, càng cá tính càng khoái, còn có người thì thích đâu đó phải nhỏ nhẹ, đàng hoàng, từ tốn, có rào trước đón sau. Có người thì thích quần áo chim cò, bay bướm cho nghệ sỹ nhưng có người lại thích nghiêm túc cổ điển, kính cổng cao tường. Nội chuyện quần áo mặc không đúng gu thôi mà có khi cũng gây nhiều trở ngại trong mối quan hệ, tuy là không có sếp nào nói ra!

Hiểu được “gu” của sếp là coi như thành công hết 50% trong khâu quản trị ngược dòng này. 50% còn lại là làm như thế nào để dung hoà cá tính và thói quen của mình vào trong bối cảnh đó. Coi vậy mà cũng có thể là một thách thức lớn, nhất là đối với những ai sở hữu một cá tính mạnh mẽ.

Cho nên đi phỏng vấn xin việc cũng phải lưu ý là mình cũng đang âm thầm phỏng vấn người phỏng vấn mình và là sếp tương lai của mình. Nếu cảm thấy không thoải mái, không hợp gu và mình lại là người khó thay đổi, thì nên rút lui ngay từ đầu, tiết kiệm thời giờ cho cả hai phía.

Và một khi đã chấp nhận cái job rồi thì phải chấp nhận sự khác biệt, phải chấp nhận xuôi theo dòng nước mà chảy chứ không cố gắng đi ngược lại. Phải học cách sống với nó một cách vui vẻ, chủ động, hiệu quả. Đó là nghệ thuật của khâu quản trị ngược dòng.

Lý Quí Trung
Từ Sydney
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Ít LỰA CHỌN thì dễ QUYẾT ĐỊNH
Một anh #sales oán trách với bạn anh ta rằng : “Thật là bất công khi mọi việc đều là chúng tôi làm, nhưng Giám Sát lại được khen ngợi và Giám Đốc là người lãnh phần thưởng”

Bạn anh ta cười và nói rằng : “Hãy nhìn đồng hồ trên tay anh xem, rõ ràng kim giây mới chạy nhiều nhất, nhưng khi xem giờ anh cũng chỉ chú ý xem mấy giờ và bao nhiêu phút, mà anh cũng chẳng liếc mắt đến kim giây một lần”

Quy luật của cuộc sống là như thế, nếu anh cảm thấy không công bằng thì phải ra sức cố gắng để là người về trước. Có oán than, trách móc cũng vô dụng mà thôi.

Chính thái độ của chúng ta khi bắt đầu một việc khó, sẽ ảnh hưởng lên kết quả thành công nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Đời sales tưởng chừng rất nghiệt ngã vì bạn ít có sự chọn lựa :

1/ VẤT VẢ hoặc NHỤC NHÃ
2/ TIẾN hoặc BIẾN

Khi bạn có ít lựa chọn thì dễ quyết định. Lựa chọn rồi thì phải kiên định! Làm sales thì đơn giản thôi, không cần phải suy nghĩ nhiều. Chỉ cần nhớ vài ý đại khái thế này (cảm ngộ cá nhân) :

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách đi bán hàng, bạn sẽ cảm được thị trường để dễ ra quyết định.

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách nạp thêm kiến thức mới (đọc sách, thu thập tin tức, quan sát xung quanh) để làm phong phú câu chuyện bán hàng.

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách gặp gỡ khách hàng để xây dựng mối quan hệ, gặp gỡ những người bạn mới để có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

> Rèn luyện mỗi ngày để thạo việc bán hàng, vì nếu bạn đứng yên tại chỗ bạn sẽ bị đào thải.

Đại khái là thế, làm sales thì đơn giản hơn làm chồng. Làm chồng phải rèn một thứ : yêu vợ. Và chứng minh điều đó gần đạt đến độ hoàn hảo. Thế nào cũng sẽ hạnh phúc!

Chúc mọi người tuần mới thành công!
Tèo Tiếp Thị
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Mâu thuẫn trong đơn vị, đuổi một người hay đuổi cả 2
Thứ tư tuần trước tôi có tạo môt chủ đề "2 nhân viên luôn mâu thuẫn nhau, Bạn sẽ đuổi người hay gây mâu thuẫn hay đuổi cả hai?". Tôi đưa chủ đề này ra vì trải qua hơn 23 năm làm việc với gần 19 năm làm quản lý trong cả môi trường quản lý nhà nước và doanh nghiệp, chứng kiến nhiều loại mâu thuẫn. Ngấm ngầm có, công khai có, triệt hạ có, hủy diệt có. Tuy nhiên, không phải mâu thuẫn nào cũng xấu. Có mâu thuẫn lại là tác nhân thúc đẩy sự thay đổi để tạo ra hiệu quả trong công việc qua đó giúp các cá nhân hợp tác với nhau tốt hơn, găn kết hơn. Nếu không có mâu thuẫn có khi đấy lại là điều không tốt vì môi trường làm việc không có động lực, mọi người an phận thủ thường tránh né xung đột gây trì trệ, quan lieu trong tổ chức. Cái này rất giống mới môi trường của một số cơ quan có yếu tố nhà nước. Nhưng nếu mâu thuẫn nhiều và gay gắt sẽ dẫn đến nội bộ lục đục, gây bè kết đảng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị. Mâu thuẫn bùng phát mạnh có thể làm đình chệ sản xuất, đình chệ bán hàng, chất lượng dịch vụ xuống thấp, khách hàng bỏ đi, nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phá sản.

Mâu thuẫn làm lộ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn của đơn vị. Có thể chia ra làm một số loại mâu thuần:

i) Sắp xếp nhân sự chưa phù hợp, các nhóm tính cách xung đột trực diện nhau (I – C, D – S) trong cùng nhóm dẫn đến hai bên không thích nhau, không thống nhất cách làm dẫn đến không hợp tác. Cái này rất phổ biến vì lúc đầu là mâu thuẫn trong công việc dần dẫn đến mâu thuẫn cá nhân (liên quan đến cảm xúc) với nguy cơ không thể hàn gắn. Với trường hợp này Sếp cần tháo gỡ sớm, cùng nhau làm rõ các vấn đề xung đột và thống nhất cách tháo gỡ để tránh chuyển sang mâu thuẫn cá nhân sâu sắc. Nếu mâu thuẫn quá sâu sắc thì nên tách họ sang các bộ phận khác nhau để tránh xung đội.

ii) Mâu thuẫn do quy trình công việc không rõ ràng dẫn đến sự hỗn loạn trong xử lý công việc. Vì không rõ ràng nên ai cũng cho mình là nhất là đúng nên không chịu phối hợp với nhau cùng xử lý. Mâu thuẫn này rất hay xẩy ra giữa bộ phận bán hàng và hỗ trợ, sản xuất và quản lý chất lượng vì bản thân các bộ phận này được sinh ra để kiểm soát lẫn nhau nhằm giảm thiểu rủi ro. Với trường hợp này Sếp cần ngồi cùng các bên để chuẩn hóa lại quy trình, thống nhất kế hoạch và định hướng phát triển để giúp các bộ phận nhìn cùng một phía. Các quy trình, quy định, chuẩn mực và kể cả kế hoạch chiến lược đều phải ban hành dưới dạng văn bản để làm chuẩn mực. Ngoài ra còn phải truyền thông đến từng cán bộ để đảm bảo hiểu và tuân thủ.

iii) Mâu thuẫn do phân công công việc không hợp lý, bản chất năng lực Sếp yếu dẫn đến phân công việc chồng chéo gây rối loạn trong đơn vị. Rất nhiều Sếp mới được bổ nhiệm hoặc Sếp làm kỹ thuật, chuyên môn, sale được bổ nhiệm nhưng chưa qua đào tạo, huấn luyện dẫn đến yếu năng lực quản lý. Trường hợp này nếu là Doanh Chủ thì nên sớm có người Coach hoặc Mentor. Nếu làm quản lý cấp trung thì cần có sự hỗ trợ từ sếp trên.

iv) Mâu thuẫn do bè phái, thiếu minh bạch của Sếp, không có/hoặc văn hóa doanh nghiệp yếu dẫn đến mâu thuẫn phát sinh như cỏ mọc sau mưa. Doanh chủ nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp theo hướng minh bạch hóa, xây dựng hệ giá trị cốt lõi lành mạnh của doanh nghiệp. Chính hệ thống giá trị cốt lõi là động lực chủ yêu thúc đẩy mọi người làm việc, găn kết nhân viên, kết nối với khách hàng, đối tác giúp doanh nghiệp cất cánh. Để tạo lập văn hóa doanh nghiệp Doanh chủ cần tạo lập chuẩn mức (giá trị cốt lõi) phù hợp với chiến lược của công ty, truyền thông và tạo các hoạt động để chuyển hóa các chuẩn mực này thành thói quen trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên khi mâu thuẫn đã xảy ra, chúng ta vẫn phải đưa ra quyết định. Cách đơn giản nhất là lấy quyền làm sếp để quyết định đuổi hoặc chuyển nhóm công việc. Cách làm này có 2 hệ quả: Nếu đúng thì mâu thuẫn được giải quyết sớm nhưng vẫn không xử lý tận gốc nên vẫn sẽ tiếp tục phát sinh mâu thuẫn trong đơn vị; Nếu quyết định sai sẽ dẫn đến oán thán trong tổ chức, sụt giảm tinh thần làm việc, tinh thần trách nhiệm. Cách thoả hiệp hay né tránh chỉ có thể làm lơ hoặc tạm thời hoãn binh nhưng mâu thuẫn lại sẽ bùng lên. Cách tốt nhất là mời các bên ngồi lại và tìm hiểu rõ nguyên nhân, không phán xét để tập trung giải quyết vấn đề như đã trao đổi ở trên. Trường hợp mâu thuẫn lại phát sinh thì sẽ quyết định cho nghỉ việc một hay cả 2 tùy vào từng trường hợp cụ thể. (Có trường hợp phải cho nghỉ việc cả 2 để làm gương - tất nhiên phải đúng luật và cả 2 người này bất hợp tác gây hại cho tổ chức).

Trong thực tế sẽ không có quyết định nào trở thành công thức vì còn phụ thuộc vào bối cảnh và hệ quả của việc ra quyết định. Người làm lãnh đạo nếu vì một phút nóng vội ra quyết định ngay thì có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn cho đơn vị khi đuổi một nhân viên chủ chốt hoặc xử lý không thỏa đáng. Dù là ai khi được giao quá nhiều trọng trách và quyền lực rất dễ trở thành kiêu binh vì vậy việc chuẩn bị lực lượng dự phòng cho các vị trí quan trọng cũng giúp giảm áp lực mâu thuẫn trong đơn vị.

Chúc các Anh/Chị và các Bạn một tuần mới nhiều thành công

Bùi Đỗ Mạnh
Giám đốc Viện Đào tạo và Phát triển ONEBANK
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
SINH TỒN CỦA LOÀI SÓI VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP
Loài sói không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh. Điều đặc biệt hơn cả là chúng tồn tại ở phạm vi rộng hơn và đông hơn những loài ăn thịt khác như hổ, báo, sư tử rất nhiều.

Sói đã làm thế nào để tồn tại và phát triển mạnh mẽ như vậy?

Qui tắc số 1: Tính đoàn kết và tổ chức chặt chẽ là số 1.

Sói hoạt động theo bầy đàn, được tổ chức chặt chẽ. Con đầu đàn là thủ lĩnh tổ chức mọi cuộc đi săn và hoạt động tổ chức. Sói cái được giao nhiệm vụ chăm sóc và huấn luyện sói nhỏ trước khi trở thành các chiến binh. Tất cả sói trưởng thành có nhiệm vụ bảo vệ và tham gia các cuộc săn mồi theo chỉ đạo của Sói đầu đàn.

Mặc dù không có tốc độ của báo, sức mạnh của hổ nhưng sói có thể săn được những loài to hơn, mạnh mẽ hơn nhờ sự đoàn kết và kỉ luật trong cuộc chiến sinh tồn. SÓI ĐẦU ĐÀN khai thác tối đa khả năng phối hợp tinh nhuệ của từng cá thể trong tập thể đoàn kết.

Qui tắc số 2: Giữ chắc mục tiêu và luôn trả giá thấp nhất.

Trong quá trình săn mồi, sói có 1 bản năng được lưu truyền đời đời, đó là giữ chắc mục tiêu của minh, không phân tán tinh thần khi đứng trước nhiều con mồi. Nếu sói không vững vàng, muốn nuốt trọn tất cả con mồi thì chúng sẽ nhanh chóng tiêu hao nhiều sức lực, cuối cùng ko được gì cả. Chú tâm tạo ra sức mạnh đột phá, và làm gia tăng tỉ lệ thành công.

Khi săn mồi, sói tập trung vào 1 con mồi duy nhất và thường chọn những con già yếu, còn nhỏ hoặc có điểm yếu rõ rệt. Mục tiêu của chúng rất đơn giản “Đổi được nhiều thức ăn nhất bằng cái giá nhỏ nhất phải trả”.
---------------------------------------------
Thiên nhiên hoang dã càng tàn khốc, con người săn bắn càng dữ dội thì càng làm cho loài sói thích ứng mạnh hơn, tổ chức chặt chẽ hơn để sinh tồn.
Điều này cũng giống với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh khốc liệt ngày nay vậy. Không thích ứng kịp thì việc bị tiêu diệt chỉ là vấn đề thời gian.
---------------------------------------------
Là CEO, bạn đã xây dựng tổ chức của mình thành cỗ máy? Các nhân viên đã làm việc nhịp nhàng hướng tới mục tiêu của SÓI ĐẦU ĐÀN với hiệu quả cao nhất?.
Bạn đã làm được như SÓI ĐẦU ĐÀN trong cuộc chiến sinh tồn này?

---------------------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
KHỞI NGHIỆP KIỂU NÔNG DÂN CÓ HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO?
Trong quá trình làm ăn kiểu nhỏ lẻ của mình, tôi cũng như bao người khởi nghiệp khác, đều phải vật lộn làm thế nào để marketing và bán hàng hiệu quả. Ai cũng biết để doanh nghiệp tồn tại thì phải tìm cách sao cho càng nhiều khách hàng vui vẻ mua sản phẩm, dịch vụ càng tốt. Rồi làm thương hiệu này nọ nữa chứ, đủ thứ phải làm!

Thú thực là tôi cũng đã tìm kiếm, học hỏi, nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng, thử nghiệm đủ các kiểu marketing và bán hàng rồi, vì vậy mà tôi rất ít khi nói về những thứ đó. Sau cùng thì tôi đành ngậm ngùi chọn đi theo con đường của mình, marketing & bán hàng kiểu nông dân.

Tôi thấy các anh chị làm marketing & bán hàng tỏ ra chuyên nghiệp quá, chuyên nghiệp tới mức độ khách hàng sợ luôn. Cái gì cũng lung linh, long lanh, đỉnh cao, bài bản, bày binh bố trận trùng trùng điệp điệp như thể muốn ăn tươi nuốt sống khách hàng! Tôi không phản đối kiểu đó, tôi đã cố đi theo hướng đó và cảm thấy không hạp, nên thôi cứ tầm thường kiểu nông dân vậy.

Marketing & bán hàng kiểu nông dân là gì?

Để trả lời câu hỏi này thì cứ như cách người nông dân mà làm thôi chứ tôi cũng chẳng biết định nghĩa nó thế nào cho đúng nữa!

Ví dụ như tôi có một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thì tôi bảo đội marketing và bán hàng cứ thẳng tuồn tuột mà nói, mà thể hiện với khách hàng một cách bình dân nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình. Không phải nhức cái đầu tìm những lời hay lẽ đẹp để tô rồng vẽ phượng. Tôi ráng chọn lọc sản phẩm, dịch vụ ngon lành cành đào để khỏi phải dùng lối văn thậm xưng, cường điệu như bọn trẻ làm tập làm văn để nói về cái mình có. Mà nếu bí quá không có sản phẩm ngon lành cành đào thì cũng nói luôn cho khách hàng hiểu đúng về chất lượng sản phẩm đó, để họ không phải lăn tăn bỏ tiền mua tôm lại tưởng mua rồng.

Hồi mới đầu áp dụng cách thức này, cả team sale xém chút nghỉ hết chẳng còn ai. Nhưng tôi ráng dùng cái chất nông dân của mình để cày thử xem có hiệu quả không. Ai ngờ đâu mới áp dụng được mấy bữa đã ra vài cái hợp đồng ngon ăn, sướng hơn nữa là khách hàng thích thú cứ rảnh là rủ cafe cà pháo cứ như bạn bè tâm giao lâu năm rồi vậy. Thế là cả team lao vào chiến, cái gì nó đúng bản chất thì chẳng ai ngượng mồm để nói, nói với sự tự tin ngút trời.

Rồi nội bộ các bạn làm marketing online chẳng hạn, thay vì cắm đầu tập trung vào tool tiếc, kĩ thuật, kĩ xảo, tiểu xảo, đại xảo gì đó thì học theo người nông dân, kiên trì miệt mài rèn luyện những thứ hết sức nền tảng như nghiên cứu sâu về sản phẩm và dịch vụ, tự viết nội dung, dở cũng được nhưng ngày nào cũng viết, viết cho đúng, cho chân thực, rồi học cách xuất bản nội dung theo cách trung thực, chừng mực, nhà lành kiểu nông dân chứ không dội bom kiểu con nhà giàu. Mới đầu các bạn SEO Team phản đối kịch liệt, nhưng tôi cứ kiên quyết bắt làm hơn 1 năm nay. Tới giờ thì các bạn khi quen cách làm mới lại khoái làm kiểu như vậy mới chết chứ! Hóa ra ăn sơn hào hải vị nhiều quá con người khi quay về với cây nhà lá vườn mới thấy giá trị. Bạn nào rành SEO chắc hiểu cách nghĩ của tôi, về hiệu quả thì tôi cũng hơi ngạc nhiên, không ngờ ứng dụng cách gieo trồng nông nghiệp vào online lại lợi hại đến thế.

Rồi người nông dân thì sợ lắm thiên tai thất bát, nên lúc nào cũng có phương án dự phòng. Ví dụ mỗi ngày mục tiêu cần viết 5 nội dung về sản phẩm, dịch vụ thì thôi cố viết luôn 15 cái cho chắc ăn. Cứ tinh thần cần cù của nông dân mà làm, tôi nghĩ cách này phù hợp, đơn giản & hiệu quả cho những ai nhỏ bé như tôi khởi nghiệp.

Tôi sợ tới học mấy lớp học chuyên môn cao vời vợi vô cùng, bởi vì có 100 triệu khởi nghiệp thì lo bảo toàn 100 triệu, lỡ bỏ vài triệu ra đi học mà đầu óc nông dân không tiếp thu nổi thì lại toi mấy triệu, vỡ cả “kế hoạch tài chính khởi nghiệp” với vốn liếng chẳng to tát gì. Vả lại người nông dân vốn chân thật, tới mấy chỗ phồn hoa nghe lời mật ngọt dễ bị ngộp lắm lắm. Nghe nói công nghệ rót mật vào tai ở chốn phồn hoa đã lên tới đỉnh cao, có thể thôi miên cả người thành thị chứ đừng nói chi nông dân, vì vậy tránh càng xa càng tốt. Ở nhà hễ thấy phây bút hiện ra mấy cái mời chào đi học mấy lớp làm giàu, marketing cao cấp gì đó là người nông dân rì pọt với chú Mark bên Mỹ để chú đừng có cho hiện lên nữa!

Các anh chị thấy đó, người nông dân khi khởi nghiệp rất biết thân biết phận, làm khởi nghiệp mơ lớn nhưng làm với cái nho nhỏ, làm với quan điểm kiên trì miệt mài rất rõ, làm với xuất phát từ bên trong chứ không phải làm hời hợt ngoài lớp vỏ, làm đơn giản nên rất sáng tỏ, làm thật tình đến nỗi đối thủ tưởng mình có võ!

Đầu tuần tiếp khách mệt quá mà về tới nhà tự dưng viết một lèo như thế này, chúc các bạn khởi nghiệp mà khách hàng đông tới nỗi mọi điểm bán hàng đều thất thủ!
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
80% sinh viên ra trường làm sale tín dụng, bất động sản sau hai tháng đều thất bại
Hầu hết các bạn sinh viên bước chân vào nghề sale thường có ba lý do chính:

Một là học hỏi kinh nghiệm sale để sau này ra kinh doanh. Tâm lý là: làm văn phòng thì công việc lặp đi lặp lại, tiếp xúc và va chạm ít. Đặc biệt là thời gian không thoải mái. Vậy lấy đâu ra kinh nghiệm khi đã tích lũy đủ vốn sau vài năm đi làm để kinh doanh. Thế là các bạn chọn vị trí sale để trau dồi kinh nghiệm và có thời gian không bị ràng buộc nhiều để chuẩn bị nền tảng khởi sự kinh doanh

Hai là làm văn phòng có mấy công việc được trả lương cao trong khi trên các trang tuyển dụng có hàng loạt nhà tuyển dụng đưa ra mức thu nhập 8 con số cho vị trí sale quá hấp dẫn. Vậy là thay vì chọn công việc văn phòng với mức lương "ỗn định" ( lương cứng ) các bạn đã chọn công việc sale để làm theo năng lực hưởng theo doanh số, xui xui thì mấy tháng nhịn đói với mức lương cứng chỉ đủ chi phí marketing hoặc không lương, hên hên thì sau vài tháng "học nghề" các bạn được hưởng mức thu nhập lên đến 8, 9 con số

Ba là làm văn phòng nhiều người chen chân vào xin làm quá. Bạn chọi không lại nên chấp nhận đi làm sale lương cứng thấp hoặc làm không lương để lấy kinh nghiệm rồi tính tiếp
….
Nghề sale nói chung và sale Tài chính, Bất động sản nói riêng có nhiều “bí mật” mà lắm khi chỉ được “bật mí” khi bạn bị đuổi việc hoặc làm không đủ số, đủ sống... tự nghỉ. Thật đấy! Bạn biết tại sao không?

Cơ bản là vì ba lý do sau. Một, bạn quá tự tin với cơ hội thành công, với khả năng bản thân nên không thèm đi học, đi tìm hiểu về sale nhiều trước khi làm và ngại tiếp cận người có kinh nghiệm trong nghề. Hai là bạn nghĩ mấy anh chị đi trước làm được mình cứ bắt chước anh chị là cũng làm được nhưng có mấy ai dám kể cho bạn "mánh khóe", "bí mật" của họ. Kết quả lại phải tự bơi và chẳng biết phải đi đâu, về đâu, làm gì để có doanh số trong khi sếp thì cứ dí. Và ba, nếu được nghe những “bí mật” vào lúc “bốc lửa” mới vào nghề đang quá mạnh mẽ thì khi hết lửa rồi những bí mật ấy chẳng có giá trị nào với bạn cả.

Kết quả là thất bại nặng nề sau 2 tháng thử việc. Âm nợ vì chi phí marketing đổ xuống sông xuống bể, chi phí cá nhân khi đi làm tăng gấp mấy lần thời sinh viên và tiếp tục đi tìm việc. Sale nghĩ việc sau hai tháng có tỉ lệ rất cao, hơn 80% sale và “ra đi” trong tư thế hai bàn tay trắng làm nên "cục nợ" cùng hai tháng kinh nghiệm làm marketing kém hiệu quả.

Có bạn hỏi tôi “em thấy mấy anh chị cũng làm mấy phương pháp marketing để kiếm khách. Em cũng bắt chước những phương pháp đó. Thậm chí nhiều hơn vậy tại sao họ làm có nhiều khách còn em thì out”.

Tôi trả lời “Mấy anh chị đó "lão luyện" rồi nên làm ít được nhiều. Họ cũng từng thất bại nhiều lần để chọn ra phương pháp marketing họ thấy hiệu quả nhất phù hợp với thời điểm hiện tại. Và tất nhiên họ có những mánh khóe, những bí mật bên trong nhưng em chưa nhìn thấy được”.

Tôi thường nói đùa mà thật “bạn trẻ bỏ ra 2,3 triệu để học về kỹ năng sale và phương pháp marketing thì tiếc rẻ để rồi bỏ ra vài chục triệu, bỏ ra công sức, thời gian và đánh mất niềm tin sau khi đổ nợ”. Thực trạng đáng buồn thay!

Thành công từ nghề sale cực lớn nhưng ranh giới của nó với thất nghiệp lại ôm cục nợ sau 2 tháng thực sự mong manh. Hãy cẩn trọng. Làm việc chăm chỉ nhưng cũng phải suy nghĩ kỹ. Đặc biệt đã dấn thân vào nghề sale thì phải hết mình nếu không muốn bị "ra đi" thảm hại bạn nhé !

-- Tánh Thần --
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Thư gửi Mr CEO
HÃY BIẾT BƠI KHI RA BIỂN - MÔ HÌNH & CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Dear Mr CEO.

Có một thủy thủ già đưa 1 nhóm hành khách du ngoạn trên biển. Trong nhóm có 1 anh chàng điển trai, hoạt bát thu hút nhiều người quây vanh. Chàng trai cất tiếng hỏi người thủy thù “Bác ơi, bác có biết khiêu vũ không?” Người thủy thủ lắc đầu “Không ạ, tôi rất thích nhưng tôi không biết”. Chàng trai khoác eo 1 cô gái và lướt 1 điệu tango, cười lớn “Bác ơi, bác phí 1/3 cuộc đời rồi”. Một lúc sau, chàng trai lại hỏi “bác ơi, bác có biết hát không?”. Người thủy thủ già lại lắc đầu. Chàng trai cất tiếng hát du dương, mọi người vỗ tay tán thưởng, ngợi khen. Chàng trai hãnh diện “Bác ơi, bác phí thêm 1/3 cuộc đời rồi”. Người thủy thủ già im lặng. Một lúc sau, người thủy thủ già chợt cất tiếng hỏi “Này anh ơi, anh có biết bơi không?”. “Không, nhưng mà sao?” “Anh sắp phí cả cuộc đời rồi vì tàu mới va vào đá ngầm”.

Mr CEO ơi, kinh doanh mà không có mô hình và chiến lược kinh doanh tựa như anh chàng đển trai du ngoạn trên biển mà không biết bơi. Hát hay, khiêu vũ giỏi tựa như bán hàng và marketing, có thể thu hút được ai đó trong một thời gian. Nhưng trong môi trường thay đổi và trắc trở thì đôi lúc sử dụng tài năng của mình để khiêu vũ giữa bầy cá.

Mô hình kinh doanh là gì? Rất đơn giản đó là công thức kiếm tiền của một doanh nghiệp. Để kiếm được tiền doanh nghiệp phải biết rất rõ mình bán cái gì (SẢN PHẨM & DỊCH VỤ), cho ai (PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU). Tuy nhiên điều quan trọng hơn là phải thấu hiểu rõ lý do vì sao khách hàng mua của mình mà không mua của đối thủ cạnh tranh – đó chính là GIÁ TRỊ khách hàng nhận được. Gía trị chắc hẵn không phải từ trên trời rơi xuống. Vậy thì ta phải có NGUỒN LỰC nào và thực hiện HÀNH ĐỘNG gì và ai (ĐỐI TÁC) giúp ta tạo ra giá trị. Hữu xạ không tự nhiên hương, thông điệp về giá trị phải được truyền tải qua KÊNH TRUYỀN THÔNG phù hợp và QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG cần được xây dựng tùy theo mục đích nhằm CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ ấy cho khách hàng. Ta cũng cần biết một khi khách hàng hài lòng , ta có được NGUỒN DOANH THU như thế nào để trang trải CHI PHÍ gì giúp chúng ta thành công bền vững.

Tuy nhiên cầu lưu ý rằng tất cả các yếu tố trên cần phải liên quan chặt chẽ và phù hợp với nhau. Cùng nguyên liệu nhưng người đầu bếp tài ba là người có công thức pha chế , gia giảm để tạo nên món ngon cho khách hàng phù hợp.

Chiến lược kinh doanh là vạch rõ con đường đi trong một giai đoạn nhất định dựa trên cơ sở của mô hình kinh doanh. Chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi NÊN và KHÔNG NÊN LÀM GÌ trên cơ sở định hình rõ KHÁT VỌNG CHIẾN THẮNG. Ta muốn gì khi theo đuổi chiến lược này? CHIẾN THẮNG sẽ được hiển thị như thế nào một khi ta thành công? Chiến lược kinh doanh là chọn THỊ TRƯỜNG & PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG nào, lựa chọn làm gì trong chuỗi GIÁ TRỊ của khách hàng. Chiến lược kinh doanh cũng trả lời câu hỏi làm thế nào (CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH) để có thể chiến thắng. Để chiến thắng cần phải có NĂNG LỰC gì ? và HỆ THỐNG QUẢN TRỊ sẽ phải được xây dựng như thế nào để không ngừng gia tang NĂNG LỰC từ đó giúp THỰC THI câu hỏi LÀM THẾ NÀO để chiến thắng trong THỊ TRƯỜNG & PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG đã chọn. Vạch chiến lược cần tỉnh táo đánh giá các ĐIỀU KIỆN CẦN & ĐỦ để thành công trong thương trường khi xem xét tính chất NGÀNH , GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG mong muốn, VỊ THẾ TƯƠNG ĐỐI của ta với ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.

Trong khi mô hình kinh doanh vạch ra KHUNG SƯỜN, cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp ở mức độ tổng quan thì chiến lược kinh doanh cho ta biết CON ĐƯỜNG và CÁCH THỨC (HOW) đi đến thành công.

Mr CEO, điều cuối cùng bạn nên lưu ý rằng “Hãy học THỨC trước khi học CHIÊU”. Hãy bắt đầu từ NỀN TẢNG (mô hình và chiến lược) trước. Các CHIÊU (chiến thuật, kỹ xão) sẽ biến hóa theo thực tế trên cơ sở một nên tảng vững mạnh với con đường rõ ràng cụ thể. Muốn du ngoạn biển khơi, hãy biết bơi trước đã!

Chúc bạn bơi xa!
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Kinh nghiệm làm marketing và bán hàng quán cafe, nhà hàng hiệu quả
Những hoạt động marketing và bán hàng dành cho quán cafe - nhà hàng mà tôi đã thực hiện và kiểm chứng tính hiệu quả. Bạn nào có thêm phương pháp khác hãy chia sẻ với cộng đồng qua mục bình luận bên dưới nhé.

1. Today’s specials: Nếu quán cafe/nhà hàng của các bạn có nấu các món mới và đặc biệt hàng ngày, thì nên update lên Facebook thường xuyên. Khách hàng không phải gọi điện để hỏi hàng ngày. Nếu có tích hợp facebook ở website thì thông báo món ăn mới sẽ tự động hiển thị trên website luôn.

2. Các mẹo hữu ích của pha chế: các bạn có thể chia sẻ những mẹo hay thú vị về pha chế café tại nhà, lưu trữ café sao cho ngon, vẽ hình café,… Tất cả những thứ gì khiến khách hàng hứng thú về café (vì đó là sản phẩm kinh doanh của bạn) đều có thể là thông tin hữu ích. Mỗi tuần có thể hướng dẫn họ làm 1 loại nước uống đặc biệt và post lên website, mạng xã hội của quán.

3. Discounts chỉ dành riêng cho những người tương tác với quán trên mạng xã hội. Khách hàng muốn biết họ được gì nếu tương tác với bạn qua mạng xã hội.

4. Off(line) mà On(line), On mà Off: mời các nhóm hoạt động trên facebook đến tụ họp ở quán cafe của bạn, ghi lại thông tin liên hệ và đưa thẻ giảm giá cho các thành viên cho những lần đến sau, trưởng nhóm nên được giảm giá nhiều hơn.

5. Khảo sát khách hàng: Tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của quán. Có thể sử dụng cách này để quảng bá cho món mới “Lần trước ghé qua quán, bạn đã thử dùng món ABC mới chưa? Nếu chưa thì bạn có thấy món này trên menu không? Hay có được nhân viên giới thiệu món này chưa?

6. Quảng cáo trong phòng vệ sinh: Dán poster vào phía sau của cánh cửa nhà vệ sinh. Chỉ nên dán quảng cáo về sự kiện sắp diễn ra, không nên quảng cáo đồ ăn, đồ uống ở đây.

7. Hoá đơn: In thông tin giảm giá đặc biệt trên hoá đơn cho lần tiếp theo khách tới quán, tham khảo về phần mềm tính tiền quán cafe miễn phí vĩnh viễn tại Phan Mem Ca Phe (.) com, đây là công cụ cực kỳ mạnh mẽ & uy tín.

8. Thẻ khách hàng trung thành: để khuyến khích khách đến lần sau, thẻ tích điểm có tác dụng rất tốt: mua 10 tặng 1. Khuyến khích khách hàng đưa bạn bè và người thân đến quán để mua 1 tặng 1 hoặc giảm giá cho nhóm. Đây là một trong những chức năng rất mạnh mẽ của phần mềm tính tiền quán cà phê miễn phí ở trên, giúp chủ quán cafe quản lý thông tin chính xác và hoàn toàn tự động.

9. Có các combo cho sáng, trưa, tối hoặc đồ ăn đặc biệt cho các dịp như xem bóng đá,…

10. Happy hour: giảm giá nhiều hơn vào các giờ vắng khách, hãy khai báo để phần mềm tự động vận hành mà không phụ thuộc vào con người.

11. VIP party: thỉnh thoảng có 1 party miễn phí đồ ăn + đồ uống dành cho khách hàng lâu dài và trung thành, có thể cho phép họ mang theo 1 người nữa, điều đó giúp sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Rất hiệu quả nhé.

P/s: Nên đọc quyển "Dốc hết trái tim" bạn sẽ nhận ra nhiều giá trị với người kinh doanh cà phê.
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
KHI ĐÀN ÔNG CÀNG THÀNH CÔNG CÀNG NHIỀU TRI KỶ KHI PHỤ NỮ CÀNG THÀNH CÔNG LẠI CÀNG CÔ ĐƠN
Ta có thể bắt gặp những tình bạn tri kỷ của những người đàn ông hàng chục năm, từ khi họ khó khăn cho đến khi họ thành đạt thì tình bạn ấy vẫn cứ bền bỉ theo năm tháng.
Nhưng chúng ta có thể rất khó để tìm thấy những tình bạn tri kỷ của những người phụ nữ sau khi họ thành công.

Ta có thể dễ dàng nhìn thấy hạnh phúc gia đình của một người đàn ông thành đạt. Nhưng cũng sẽ khó để nhìn thấy một hạnh phúc thật sự trong gia đình có bóng dáng người phụ nữ thành công.

Lý giải chuyện này, tôi đã dành ra một khoản thời gian để tìm hiểu và trò chuyện cùng khá nhiều chị em phụ nữ doanh nhân. Và hầu như chúng tôi đều có mẫu số chung cho câu trả lời là "Khi phụ nữ thành công, chưa chắc họ đã hạnh phúc"

BẰNG CHỨNG:

Trong mối quan hệ những môi trường công sở hoặc lớp học và các hoạt động tổ chức xã hội, những người phụ nữ có bề ngoài nổi bật thường ít được lòng của chị em phụ nữ, thậm chí họ còn nghiễm nhiên trở thành chủ đề chính của những cuộc buôn chuyện xuyên lục địa của hội “bà tám”. Lý do bởi sự gen ghét và lòng đố kỵ đã làm cho những người phụ nữ ấy ảo tượng rằng những câu chuyện xấu mình gán cho người khác sẽ làm đối tượng xấu đi. Nhưng sự thật họ không hiểu rằng vẻ đẹp hình thức bên ngoài thật ra chỉ cần nỗ lực là sẽ có được. Họ có thời gian để buôn chuyện, để suy diễn và thêu dệt những suy nghĩ tiêu cực về người khác, nhưng họ không có thời gian để trau dồi kiến thức, rèn luyệt kỹ năng, học trang điểm, hay tập luyện thể thao, tìm hiểu về thời trang,… để làm đẹp cho bản thân mình. Họ mắc kẹt trong lòng đố kỵ của chính họ và tạo khoản cách đẩy xa sự hoà đồng của những người phụ nữ thành đạt dẫn đến sự cô đơn cho tất cả phụ nữ chúng ta.

Trong hạnh phúc gia đình của những người phụ nữ doanh nhân thành đạt và quyền lực, họ thường CÔ ĐỘC dù chồng con đều huề, đầy đủ. Sự sĩ diện về rũi ro trong kinh doanh khiến họ không dám chia sẻ với những người xung quanh. Việc đầu tư tất cả thời gian và dốc sức vào sự nghiệp đã làm hao mòn tình yêu gia đình. Họ có thể ôm quyền lực về nhà và tận vào bếp để điều khiển gia đình, dần chính họ đẩy họ ra xa khỏi gia đình, khiến những người thân cảm thấy mình vụng về kém cỏi khi ở bên cạnh họ. Đó là lý do chúng ta thường thấy những kịch bản đời thường khi các ông chồng dối lừa vợ mình để cặp với ôsin chỉ để những người đàn ông ấy họ cảm thấy họ vẫn còn mạnh mẽ khi có thể che chở cho ai đó.

"Phụ nữ khi thành công sẽ trở quyền lực như một con sư tử, cô độc trong lãnh thổ của mình" ĐIỀU NÀY CÓ ĐÚNG KHÔNG?

KHÔNG...

Bởi không có bất kỳ lời nguyền nào cho những người phụ nữ thành công, mà chính chúng ta tạo nên sự CÔ ĐỘC cho chính mình.

Có lẽ câu nói thường ngày chúng ta vẫn nghe. Đằng sau sự thành công của những người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ. Và đằng sau bóng dáng thành công của người phụ nữ lại là một gia đình. Chúng ta là những người phụ nữ của hiện đại, được yêu, được làm điều mình thích, được sống với những lý tưởng của mình đặt ra, được đam mê và được quyền dấn thân. Nhưng chúng ta đừng quên rằng chúng ta vẫn là những cánh hoa cần sự che chở của những người đàn ông khi bão tố có đi qua hoặc khi chúng ta mỏi mệt thì cũng có bờ vai của gia đình làm điểm tựa.

SUY NGHĨ TÍCH CỰC HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC

Đừng cố cứng rắng khi chúng ta có quyền mềm yếu, đừng cố bất cần khi chúng ta vẫn cần một điểm dựa. Thành công ngoài xã hội HAY chiến thắng một trận đánh kinh doanh có thể khiến chúng ta tự hào VÌ LÀ NỮ TƯỚNG GIỎI, nhưng thất bại của một gia đình sẽ là nỗi đau không của riêng mình.
Phụ nữ thành công hay quyền lực thì chúng ta vẫn có quyền HẠNH PHÚC viên mãn. Đó là khi chúng ta biết giá trị hôn nhân, biết kiên tâm vun đắp để người đàn ông của mình trở nên thành đạt song hành cùng chúng ta. Và cũng đừng quên đầu tư vào một tình bạn đẹp để chúng ta có thể sẵn lòng chia sẻ cùng nhau những lúc khó khăn mà không phải khóc thầm hay lang thang vô định.

Khi phụ nữ HẠNH PHÚC, sự ấm áp và yêu thương mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta sẽ lan tỏa và khiến những thứ quanh chúng ta cũng trở nên lung linh và tỏa sáng.

Tác giả: Diep Bui
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
NGƯỜI VIỆT THÍCH LÀM CHỦ NHƯNG LƯỜI!?
Làm chủ ở đây là theo định nghĩa của người Việt mình nhé, tức làm chủ là mình làm cho mình, mình tự làm chủ bản thân mà không bị ai “sai khiến”. Còn với tụi tư bản giãy chết, chúng nó gọi là “làm tư”, từ “làm chủ” với tụi nó bài bản lắm lắm.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ?

Một, nhìn vào hiện trạng xã hội, số lượng người tự làm cho chính mình, chẳng hạn chủ cơ sở kinh doanh, người làm việc theo thời vụ, người nông dân làm chủ trên ruộng vườn tại Việt Nam… bạn sẽ thấy chiếm tỉ trọng rất lớn đấy. Tôi lấy số liệu này nhé:

- Số lượng cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hiện tại có hơn 1 triệu/90 triệu dân.
- Số lượng doanh nghiệp vừa & nhỏ khoảng hơn 300 ngàn (cũng toàn làm chủ bản thân đấy).
- Có hàng chục triệu lao động là nông dân, làm việc thời vụ...

Hai, chỉ cần thăm dò lực lượng “làm thuê, làm công ăn lương”, phần đa đều có mong ước “sau này sẽ ra làm riêng, làm chủ cái gì đó” và thường hay “than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức bỏ ra, đang bị bóc lột …”.

Ba, khảo sát nhỏ lực lượng lao động tương lai như sinh viên, học sinh thì chiếm số đông là muốn tự kinh doanh cái gì đó, muốn tự làm chủ. Lực lượng tự kinh doanh, đặc biệt trên internet chủ yếu là các bạn sinh viên đấy.

Máu thích làm chủ là tốt hay xấu tôi không bàn ở đây, mà tôi muốn đề cập đến “thích làm chủ nhưng lười”.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ nhưng LƯỜI?

Một, vấn đề HỌC làm chủ. Theo tôi, làm chủ là một cái nghề mà đã là nghề thì phải học. Học nghề làm chủ ở đâu, xin thưa đó là ở các trường đào tạo về kinh doanh mà chuyên sâu là ngành học Quản trị kinh doanh ấy. Hãy xem lại, mấy ai làm chủ tại Việt Nam học nghề làm chủ, dù chỉ là một khóa ngắn hạn, mà đa số là đi lên từ kinh nghiệm, rút “cái dây kinh nghiệm”. Mà nói thật, mấy cái kinh nghiệm ấy tụi “tư bản giãy chết” viết “thành sách” đầy cả kia, tụi nó còn đưa vào giáo trình để giảng dạy nữa. Thêm nữa, việc học là phải liên tục, học từ chính thực tế. Thời đại đã thay đổi, nhưng lắm người chủ không chịu thay đổi, không chịu cập nhật kiến thức mới, chấp nhận để bị lạc hậu. Thật buồn cười, có nhiều đại lý bán sỉ lớn với lượng hàng tồn kho đến vài tỷ đồng, thế nhưng vẫn chỉ ghi chép sổ sách hay tự nhớ bằng “bộ óc vĩ đại” để quản lý. Nói đến sử dụng phần mềm thì bảo nó phức tạp, phải học tập nó nhứt cái đầu.

Hai, vấn đề HÀNH. Để thành công thì việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rất quan trọng, nó cần có thời gian nuôi dưỡng và chín mùi. Nhưng phần đa người chủ Việt thích gặt nhanh, ăn trái khi vẫn còn xanh nên tập cái thói “ăn xổi”, “khôn lỏi” mà không đầu tư lâu dài theo chiều sâu. Những người LƯỜI mới có cái nghĩ “không gieo mà gặt”, “không làm mà hưởng”, do đó việc HÀNH ít đi vào chất, vào nội dung mà thiên về bề nổi, màu mè và cả lừa bịp.

Ba, vấn đề TƯ DUY. Cái khốn nạn là vì không chịu LÀM THUÊ, vì sợ “bị bóc lột”, cái tư tưởng “tư bản là bóc lột giá trị thặng dư” nó ăn sâu vào tiềm thức của lớp trẻ, nên tự “LÀM CHỦ” cho nó “công bằng”, cho nó đúng bản chất XHCN. Sự thật, cái nghề làm chủ là cái nghề “phiêu liêu và rủi ro” nhất, tỷ lệ thành công quá nhỏ ngay ở các nước phát triển có cả hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp bài bản như Mỹ, Israel, Anh Quốc …, còn ở Việt Nam “hỗ trợ khởi nghiệp” chỉ có hô hào chứ chưa đi vào thực chất, bạn chưa bị cơ quan quản lý “vặt lông” đã là cái may mắn lắm rồi đừng mong là được trợ sức, thì tỷ lệ thất bại gần bằng 100% nhé. LƯỜI vì không chịu làm thuê nên đốt cháy giai đoạn tiến lên LÀM CHỦ luôn, theo tôi đó là “chủ của đống nợ phải trả” trong tương lai mà thôi.

Nếu muốn làm CHỦ, nên bắt đầu từ đâu?

Đầu tiên, hãy dẹp ngay từ “LƯỜI” thay vào đó là “CỐ GẮNG, CỐ GẮNG và CỐ GẮNG” trong cả tư duy và hành động.

Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Và hãy HÀNH ĐỘNG liên tục, liên tục, hãy “rút cái dây kinh nghiệm vô tận” kia, ứng dụng linh hoạt vào thực tế công việc của bạn. Theo tôi, nên LÀM THUÊ cho thật giỏi, khi đã có sự chuẩn bị chu đáo hãy ra LÀM TƯ nhé. (Tôi chỉ gọi là LÀM TƯ thôi nha, cho nó đúng bản chất mà tụi tư bản gọi).

(Đây là quan điểm cá nhân của tôi trước phong trào quốc gia khởi nghiệp, kêu gọi người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp - tôi ủng hộ khởi nghiệp và ủng hộ mạnh mẽ hơn về làm thuê chuyên nghiệp trước khi khởi nghiệp).
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
Vuaseo.com
2 months ago
ĐỂ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG KPI TRONG DOANH NGHIỆP
Chúng ta đều đã nghe về phương pháp xây dựng KPI (Key performance indicators) hay Thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard). Tuy nhiên số doanh nghiệp thành công không nhiều. Tại sao lại như vậy?

Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng việc triển khai thành công KPIs là việc tất yếu khách quan, nhất là khi đã thuê một đơn vị tư vấn để triển khai xây dựng KPIs cho doanh nghiệp mình. Theo những doanh nghiệp này, chỉ cần xây dựng hệ thống KPIs một lần là xong, và đạt ngay hiệu quả mong muốn. Nhưng thực tế, để thực hiện thành công KPIs cần những yếu tố sau:

***Quyết tâm của lãnh đạo để triển khai thành công KPIs.

Rất cần sự quyết tâm của lãnh đạo. Có nhiều lãnh đạo thấy việc xây dựng KPIs cần thiết, nhưng lại không quyết tâm triển khai thực hiện. Khi không có quyết tâm, lãnh đạo sẽ không đầu tư cả thời gian, tiền bạc, nhân lực… vào việc xây dựng và triển khai thực hiện KPIs trong doanh nghiệp mình.

Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng KPIs chỉ thực hiện được ở những doanh nghiệp lớn ( thực tế không phải như vậy), vì thế, những doanh nghiệp xây dựng KPIs là những doanh nghiệp lớn trong ngành, có nhiều lao động, cũng như lĩnh vực kinh doanh phức tạp nhiều ngành nghề. Việc xây dựng hệ thống KPIs trong doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và tài chính và phải trải qua những giai đoạn nhất định. Có những doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ, tổ chức cả năm, nhưng KPIs vẫn không được đưa vào cuộc sống. Có những doanh nghiệp bỏ cuộc, khi lãnh đạo không có thời gian để chờ, hoặc không có cán bộ cấp trung gian hiểu về KPIs để triển khai và quản lý khi thay đổi cả hệ thống.

***Nhận thức của nhân viên để triển khai thành công KPIs.

Để xây dựng KPIs cần phải có sự thấu hiểu và đồng lòng của nhân viên. Thông thường, nhân viên rất ngại thay đổi, chưa nói tới việc khi thực hiện KPIS thì họ cũng phải tuân thủ những quy định, quy trình trước đây chưa có.

Doanh nghiệp cần phải tổ chức đào tạo, truyển thông cho mọi người nhận thấy được sự cần thiết phải triển khai hệ thống KPI, họ có động lực để triển khai hệ thống bằng cách chỉ cho họ thấy việc thực hiện lương 3P, thực hiện lương khoán hoặc những chế độ đãi ngộ xung quanh việc đánh giá năng lực hay kết quả kinh doanh của từng người, từng bộ phận

Người lao động phải nhận rõ được yêu cầu công việc thông qua các chỉ tiêu KPIs dựa trên BSC, từ đó tự giác thực hiện KPIs và thấy được sự đóng góp của mình vào sự phát triển của doanh nghiệp

Thông qua BSC và chiến lược phát triển, người lao động thấy được trách nhiệm của mình với doanh nghiệp, cũng như đóng góp của mình với doanh nghiệp. Nhìn thấy định hướng phát triển của doanh nghiệp mà gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tạo tâm lý làm việc tốt hơn

KPIs là hệ thống đưa doanh nghiệp đi về phía trước. Nhưng, chúng ta phải có hệ thống đẩy doanh nghiệp tiến lên, đó là tiền lương và thưởng, từ đó tạo ra hệ thống khác biệt giữa người làm tốt và người làm không tốt.

***Các giai đoạn để triển khai thành công KPIs.

Việc xây dựng KPIs thường không thành công ngay trong lần đầu, phải trải qua các giai đoạn như sau:

Thay đổi nhận thức của nhân viên và triển khai thí điểm KPIs cho từng bộ phận bằng đào tạo, hoặc truyền thông.
Thiết lập được những thước đo đo lường, tạo những mục tiêu SMART cho nhân viên của mình hướng tới, thay đổi hành vi của họ, tạo động lực cho họ làm việc một cách chủ động hơn và có trách nhiệm hơn.
Đánh giá những KPIs đã xây dựng xem chỗ nào chưa phù hợp, chỗ nào có thể lược bỏ, chỗ nào cần bổ sung để điều chỉnh cho hợp lý và hiệu quả hơn. Đây cũng là giai đoạn để hoàn thiện các hệ thống quản lý nếu thấy còn hổng, hệ thống phần mềm, công nghệ để hỗ trợ cho việc quản lý các KPI và đánh giá các kết quả đạt được từ doanh nghiệp đến cá nhân
Vận dụng các kiến thức về xác định mục tiêu theo BSC để xây dựng bản đồ chiến lược của doanh nghiệp một cách chặt chẽ, khả thi và hiệu quả hơn. Làm cơ sở xây dựng mục tiêu xuống đến cấp Phòng và cá nhân. Tham khảo và ứng dụng các KPI đang được áp dụng trong ngành và các tổ chức đa quốc gia nếu có để quản lý và vận hành các KPIs góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp một cách bài bản và hiệu quả.
Tạo động lực được cho nhân viên, đánh giá công bằng, chính xác năng lực của từng cá nhân thông qua KPIs. Trả lương đúng năng lực và kết quả công việc trên cơ sở cá nhân cống hiến hết mình hơn cho tổ chức, từ đó làm cho năng suất lao động chung của doanh nghiệp thực sự được nâng cao.

***Những hạn chế khi triển khai KPIs tại các doanh nghiệp.

Không nhận thức được việc cần xây dựng KPIs trong doanh nghiệp của nhân viên và cán bộ quản lý
Không đủ cán bộ để triển khai KPIs hoặc quản lý hệ thống sau thay đổi
Chưa kết nối giữa BSC và các chỉ tiêu, mục tiêu một cách có hệ thống để xây dựng KPIs cho phù hợp với từng cá nhân, bộ phận
Chưa nắm được tất cả quá trình chuyển hóa từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.
Xây dựng quá nhiều chỉ tiêu KPIs cho một bộ phận, vị trí
Không gắn KPIs với lương, thưởng và hệ thống giao việc theo chuẩn
Doanh nghiệp không thấy rõ những vấn đề cần cải tiến, hoàn thiện
Công cụ quản lý chưa được đồng bộ
Đánh giá năng lực cá nhân, nhưng không trên cơ sở hiệu quả của doanh nghiệp, không gắn với hiệu quả của doanh nghiệp
Đang ở giai đoạn thử nghiệm, đã sợ sai lệch và lo lắng
Các chỉ số KPI không đáp ứng tiêu chí SMART có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quy trình và hiệu quả quản lý nhân sự của doanh nghiệp.
KPIs không rõ ràng, cụ thể, không có tính đo lường, dẫn tới nhân viên mơ hồ không hiểu rõ công việc, hoặc nghi ngờ thiếu ý chí phấn đấu, hoặc mất đoàn kết trong nội bộ.
KPIs xây dựng quá cao, quá xa với thực tiễn, không thực hiện được, làm cho nhân viên không tin tưởng chán nản, thậm chí mất nhân lực
KPIs không thay đổi theo mục tiêu của doanh nghiệp hoặc hoàn thiện sau khi áp dụng.
Xây dựng và triển khai KPIs không dễ dàng, sử dụng hệ thống KPIs trong đánh giá năng lực và đặt mục tiêu phần nào giúp giải quyết bài toán nhân sự đầy căng thẳng ở các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần nhận thức đúng những thuận lợi cũng như khó khăn khi triển khai cho đơn vị mình
VUASEO.COM
anxico
2 months ago
SALE TÂY SALE TẦU
Bạn có biết định nghĩa về SALES của người Nhật, Hàn, người Việt, và Tây khác nhau:
- NHẬT
Với người Nhật, công ty gần như không có SALE , họ tin vào sức mạnh của hệ thống, các công ty Nhật làm ăn theo hiệp hội, các đối tác thường là đối tác lâu dài. Họ chấp nhận những thiệt thòi ngắn hạn để đạt được lợi ích dài hạn. Giá của đối tác quen có thể gấp đôi giá của đối tác lạ họ vẫn chấp nhận. Bởi thế Sales ở công ty Nhật thường là nhân viên chăm sóc khách hàng kiêm kỹ thuật. Họ không phát huy được nhiều công dụng của mình. Quá trình giao nhận việc cũng là các giám đốc quan hệ với nhau và tạo ra công việc. Nhân viên chỉ có ý nghĩa là xử lý hậu trường.
Một số công ty Nhật bản chất là quản lý tài chính, các công ty này có cơ chế linh hoạt hơn, họ tạo ra các cơ chế rõ ràng, mỗi hợp đồng ký về là chuyển về 8-10% chi phí cho tập đoàn, còn lại chi nhánh giải quyết. Vì hệ thống cơ sở của họ tốt nên việc quản lý chất lượng, tiến độ khá ổn.
Nếu có sales thì doanh số thường không bị ép, nếu bán được cũng không có thưởng theo doanh số. Chỉ làm bạn với anh Lương và ông chú họ Chế Độ đãi ngộ cũng khá ổn.
Người Nhật có đặc điểm của cung Ma kết!

HÀN:
Người Hàn Quốc sang VN có 2 dạng:
1 – Các công ty đầu tư sang: Kiểu đã là đối tác của Samsung, LG ở bên Hàn, nay sang VN để đầu tư nhà máy thứ 2 tại Việt Nam. Do đã có lượng tiền và hợp đồng sẵn nên họ làm ăn khá bài bản, các ông tổng GĐ của các cty này là người đoàng hoàng. Tuy nhiên nhân viên bên dưới hay lũng đoạn do công ty không có hệ thống quản lý tốt. VN cũng không có các cơ chế chống tham nhũng như các nước. Bản chất của người Hàn cũng không khác TQ là mấy và cũng khá giống VN. Mọi thứ họ làm có hình ảnh đẹp thôi chứ bản chất cũng như nhau. Các công ty này thường không thuê sales, rõ ràng, mối lái của họ đã đủ.
2- Một số người Hàn sang VN thấy môi trường tiềm năng nên đầu tư công ty: Người Hàn được điều sang VN giống như chúng ta bị điều lên vùng cao công tác ý. Mới đầu thì thấy sợ nhưng sang rồi thì thấy mảnh đất tiềm năng, họ quyết định đầu tư các dịch vụ: Mở quán ăn nhỏ, xây dựng, nhà thầu… Những người này thường có tư duy chộp dật, coi thường người VN. Mua nhà mua đất ở đây khá dễ. Tâm lý của họ thường là làm việc với người Hàn nên họ cũng không cần thuê Sales, tuy nhiên 1 số công ty vẫn thuê sales để chạy thị trường. Số lượng không nhiều lắm.
Sales ở các công ty Hàn thương thuê cho có, chủ yếu xử lý giấy tờ và các công việc hậu trường.
Người Hàn thể hiện tính chất của cung Song Tử!

TÂY LÔNG:
Khối Mỹ, EU, G7 họ định nghĩa sales rất rõ – Thằng kiếm việc về cho công ty. Thường trả lương rất cao và chơi bài khá sòng phẳng. 3 tháng ko ra việc thì chia tay. Sales được cung cấp đầy đủ: Quyền, hành, xe cộ, tiền café, các đầu mối….. Hệ thống quản lý bảo mật thông tin thường rất tốt, nên đổi người chả vấn đề gì. Sau bán hàng thì Very good, Chất lượng thì ngon. Điểm duy nhất là giá cao khó bán! Với các công ty này thì Sales là cái mồm của hệ thống, nó liên tục kiếm mồi săn mồi. Cơ chế thưởng theo doanh thu rất rõ ràng. Anh Lương thì rất béo, anh Thưởng nhìn cũng khôi ngô nhưng mà chú Doanh Số thì hơi khó gần.
Mấy ông này có tố chất cung Bạch Dương và Ma kết

4- Các anh Đài Loan, Hong Kong, TQ:
Cơ bản là giống VN, pha trộn từ nhiều trường phái, nhiều triết lý quản trị sales khác nhau:
Mấy ông này có tý mưu đồ nên có chút giống Bọ Cạp!

5- Nước chủ nhà:
Người VN cực kỳ thông minh! Điều đó không cần phải bàn. Chúng ta đang học tất cả tinh hoa của các quốc gia: Từ khả năng đào sâu bới kỹ về kỹ thuật của người Nhật, Từ màu mè tô vẽ hình thức của người Hàn, Các chiêu thức đấu thầu cài cắm của người TQ, Áp doanh số và thưởng %của người Tây. Đúng là trăm hoa đua nở… Tuy nhiên cũng còn nhiều điểm yếu
Tôi thán phục 1 số công ty VN thuê người nước ngoài về làm quản lý kiếm tiền cho mình, để giải quyết vấn đề hình thức
Một số công ty ông chủ suốt ngày đi chơi mà doanh số vẫn về đều đặn. Vì họ học hỏi hệ thống của phương Tây.
Mấy ai biết được rằng JW Mariot là của VN, SOFITEL của VN và hàng chục cái hoành tráng nữa?...
Thán phục các Sales suốt ngày chơi mà vẫn bán hàng đều đặn, ngoài ra họ còn đầu tư đủ thứ nọ kia.
Thực sự phải thấy mới tin. Người VN nhân tài như lá rụng mùa thu ấy!
st by vuaseo.com
anxico
2 months ago
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH CEO CHUYÊN NGHIỆP? VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM!
Có 5 giá trị khác biệt của Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt
1. Sự kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn ở tầm cao
2. Kinh nghiệm đa quốc gia áp dụng vào thực tiễn DN Việt
3. Kiến thức, dù đơn giản hay cao siêu, luôn được diễn giải bình dân, dễ hiểu
4. Áp dụng được cho cả tập đoàn lớn, lẫn DN nhỏ và vừa
5. Có lợi cho doanh chủ, quản lý DN nhỏ lẫn CEO, QL cấp cao tập đoàn lớn (rất nhiều quản lý cấp cap và cấp trung tập đoàn lớn trong và ngoài nước là thành viên Group)

Chúng tôi tin, DN nhỏ và vừa trong thời gian qua đã thấy rõ lợi ích qua các bài viết online và các buổi chia sẻ offline. Thế còn CEO, quản lý cấp cao tập đoàn có quy mô lớn thì sao? Xin thưa, những bài viết online và những buổi hội thảo chia sẻ offline theo các chủ đề dưới đây hoàn toàn có thể áp dụng cho tập đoàn đa ngành và các công ty có quy mô lớn:

1. Corporate Governance Principles (Các nguyên tắc quản trị công ty)
2. Corporate Governance vs Corporate Management (Quản trị và Quản lý cty)
3. Network Level Strategies (Chiến lược liên kết tập đoàn đa ngành)
4. Corporate Strategies (Chiến lược tập đoàn đa ngành)
5. Business Unit Strategies (Chiến lược kinh doanh)
6. Functional Strategies (Chiến lược chức năng dành cho các khối chức năng)
7. Corporate Restructuring / Recreating ( Tái lập, tái cấu trúc tập đoàn)
8. Company Restructuring (Tái cấu trúc công ty)
9. Corporate Model (Mô hình tập đoàn – sao cho tối ưu nhất)
10. Business Model / Business Model Canvas (Mô hình KD)
11. Company Orgnanizational Structure (Cơ cấu tổ chức công ty)
12. Corporate/Company Culture (Văn hóa doanh nghiệp)
13. Brand Startegies (Chiến lược thương hiệu);
14. Marketing Strategies (Chiến lược Marketing
15. Sales Strageies (Chiến lược bán hàng)
16. Distribution Channel Strategies (Chiến lược kênh phân phối)
17. Supply Chain Strategies (Chiến lược chuỗi cung ứng)
18. Communication Strategies (Chiến lược truyền thông)
19. Finance Strategies (Chiến lược tài chính)
20. Procurement Strategies (Chiến lược mua hàng)
21. Investment Strategies (Chiến lược đầu tư)
22. HR Develoment Strategies (Chiến lược phát triển nguồn nhân lực)
23. Balanced Scorecard (Thẻ cân bằng điểm)
24. OGSM (Objectives – Goals – Strategies – Measures)
25. Business Plan (Xây dựng kế hoạch kinh doanh)
26. EDR (Executive Development Review)
27. Succession Planning (Hoạch định nhân sự kế thừa)
28. PMP (Performance Management Program - Quản trị hiệu quả làm việc)
29. Salary Structure (Cấu trúc lương, 3P – Position-Person-Perfomance)
30. Management System (Hệ thống quản lý)
31. Marketing Management (Quản lý Marketing)
32. Brand Management (Quản lý thương hiệu)
33. Sales Management (Quản lý bán hàng)
34. Finance Management (Quản lý tài chính)
35. Manufacturing Management (Quản lý sản xuất)
36. Supply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng)
37. Quality Management (Quản lý chất lượng)
38. Distribution Channel Management (Quản lý kênh phân phố)
39. HR Management & Human Capital Management (Quản lý vốn con người)
40. Risk Management (Quản lý rủi ro)
41. Financial Risk Management (Quản lý rủi ro tài chính)
42. Internal Control System (Hệ thống kiểm soát nội bộ)
43. Change Management (Quản lý sự thay đổi)
44. Investor Relatrions Management (IRM - Quản lý quan hệ nhà đầu tư)
45. Organization Development Management (Quản lý phát triển tổ chức)
46. S&OP (Hoạch định bán hàng-sản xuất)
47. SOP (Quy trình chuẩn)
48. ISO, TQM, TPM, Kaizen, 5S, Lean, 6-sigma, SQC, SPC…
49. Management & Leadership (Quản lý và lãnh đạo)
50. Company Statements (Xây dựng và truyền thông tuyên ngôn doanh nghiệp)
51. Media Crisis Management (Quản lý khủng hoảng truyền thông)...
VUASEO.COM
Vuaseo.com
2 months ago
ĐI CẠNH NGƯỜI HIỀN

Có câu nói, bạn tiếp xúc nhiều với điều gì. Bạn sẽ trở nên giống điều đó.

Bạn làm điều gì đó hàng ngày. Điều đó lâu dần sẽ trở thành bạn.
Biết vậy nên học cách chọn lọc.

Cuộc đời mà, có mấy đâu. Để học hỏi, có dùng cả đời cũng không hết. Nên đừng lãng phí những phút giây của mình với những điều không đáng.

Đừng cố đi theo những người thô lỗ, những người lắt léo, chỉ vì tiền hay vì bất cứ điều gì.

Đi với những con người đó, trước sau gì đều không có hậu.

Bạn sinh ra ở đâu, bạn không được chọn. Nhưng xung quanh bạn là ai. Bạn được chọn.

Có chọn, hãy chọn điều lành. Đừng chọn điều ác. Có chọn, hãy chọn chân thành. Đừng chọn lợi ích.

Có như vậy, bạn mới đi được xa và lâu dài🙇‍♂️🙇‍♂️
Tham gia cộng đồng chia sẻ học hỏi kinh nghiệm kiến thức kinh doanh tại www.vuaseo.com
Vuaseo.com
2 months ago
ĐỪNG LƯỜI NỮA!
1️. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.
2️. Có kế hoạch, mục tiêu rồi thì hành động đi, đừng chần chừ, đừng trì hoãn. Đừng mãi ăn bánh vẽ hoài thế, lâu dần chính bản thân bạn cũng thấy chán mình chứ đừng nói người khác.
3️. Nhất định phải có kỷ luật bản thân.
4️. Đã nói là làm, sai cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.
5️. Google gần như có thể giải đáp tất cả những gì bạn thắc mắc, nó MIỄN PHÍ mà, hãy tận dụng đi.
6️. Ngoài internet đừng quên bạn có sách, các thư viện sách luôn chào đón bạn. Nếu không có thời gian đọc sách giấy, một lần nữa tận dụng internet để đọc sách thông qua các app (miễn phí, trả phí đều đủ cả) tranh thủ lúc đi xe bus, ngồi chờ coffee, vừa rẻ vừa tiện dụng.
7️. Đừng suốt ngày up ảnh, up status sống ảo nữa, nó không khiến chiếc bụng của bạn no được đâu. Tắt up ảnh ảo và đi kiếm tiền, hoặc học những thứ bổ ích khác đi.
8️. Biết mình không thông minh thì lấy sự cần cù bù vào. Người ta đọc 1 tháng được 1 quyển sách, bạn phải đọc ít nhất 3 cuốn.
9️. Với mạng xã hội, ngưng theo dõi những thứ xàm xí đi. Ấn theo dõi ngay những người truyền cảm hứng, những người thành công, những người luôn mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực.
1️0. Đừng bao giờ phí thời gian lướt mạng xã hội một cách vô thức, hãy để dành nó để học ngoại ngữ, trau dồi thêm kỹ năng bản thân còn thiếu còn yếu.
1️1. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì, nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.
1️2. Khi gặp vấn đề phải tìm hướng giải quyết ngay, đừng ỉm nó đi... nếu không muốn những vấn đề đó là tiền đề cho sự thất bại.
1️3. Muốn hội nhập phải biết ngoại ngữ. Muốn gì thì muốn, ngoài tiếng mẹ đẻ, nhất định phải học thêm ít nhất một vài ngoại ngữ.
1️4. Lớn rồi, phải biết chọn bạn mà chơi, nhìn cho rõ đâu là bạn đâu là bè, đâu là người mình nên tin tưởng đâu là kẻ chỉ để xã giao.
1️5. Thị phi ở đời nhiều lắm, đừng để bản thân bị cuốn vào những chuyện tào lao, lãng phí thời gian.
1️6. Phải là người vừa có tài vừa có đức, biết nhiều biết ít nhưng nhất định phải BIẾT ĐIỀU.
1️7. Tuyệt đối không lãng phí thời gian vào những người/việc không đáng. Ví dụ như đau khổ, dằn vặt bản thân khi chia tay, bị từ chối/ hoặc khi làm một việc gì đó thất bại... TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Thời gian đau khổ, dằn vặt đó hãy dành dụm để làm để đối tốt với bản thân, với những người xứng đáng thì hơn.
1️8. Và điều cuối cùng, hãy bung hết sức mình mà làm, làm thật quyết liệt... không thành công thì cũng thành nhân. Nhớ nhé!
Nguồn: St
Đăng ký cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm kiến thuc kinh doanh tại www.vuaseo.com
Vuaseo.com
2 months ago
Ở ĐỜI, KHÔNG GÌ BẰNG “TỰ LỰC CÁNH SINH”

1.Gặp chuyện khó khăn, tự mình biết hổng ở đâu thì đắp, rối ở đâu thì gỡ. Không biết mình cần gì thì người khác cũng chẳng biết ở đâu mà dang tay cứu.

2. Đường đời đánh ngã sấp mặt, trầy da tróc vảy cũng tự mình chữa lành, đã ngã rồi không tự đứng lên, tính để người ta đạp lên sao?

3. Thành công không khoe khoang, thất bại không giải trình. Sự cố gắng trong im lặng luôn nhận được thành tựu rộn vang.

4. Nước mắt uất ức rơi, khóc một trận không biết trời mây thế nào, rồi tự mình lau khô, sáng mai lại vui vẻ chiến đấu tiếp.

5. Có chuyện buồn bã, tự mình an ủi nội tâm, cho bản thân thêm động lực đi tiếp. Mình không hiểu mình, đừng mong người khác biết tuốt.

6. Cha mẹ mình, mình không lo toan, vậy đùn đẩy cho ai lo. Nếu không gánh vác được gia đình, ít nhất cũng đừng để cha mẹ phải muộn phiền.

7. Đồ ăn mình tự mua, tiền mình tự kiếm, thân mình tự nuôi. Như vậy mình mới có lựa chọn, sống theo ý của mình. Không gì bằng tự thân vận động.

8. Cầu thời, cầu vận không bằng cầu mình. Chuyện của mình người khác sao thấu, đợi chờ ban ơn chi bằng tự lực hành động.

9. Tương lai mình không lo, thì để ai lo đây? Nếu không làm chủ ước mơ của mình, mình sẽ phải lao động cho giấc mơ của kẻ khác.

10. Học hành làm việc tốt là ấm vào thân mình, cho mình chứ cho ai mà tiếc công sức. Mình không làm chủ cuộc đời thì sẽ có kẻ khác làm thay!

“Chúng ta đang thực sự tạo ra tương lai của mình bằng những việc làm mỗi ngày. Sự thành công hay thua kém sau này, do một tay mình làm nên hôm nay. Sướng khổ thế nào là tự mình chuốc lấy”
Tham gia cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh cuộc sống hay tại www.vuaseo.com
Mạng tuyển dụng tìm nhà phân phối nhanh tại
www.nhaphanphoiviet.com

Nothing found!

Sorry, but we could not find anything in our database for your search query {{search_query}}. Please try again by typing other keywords.