Logo
Vuaseo.com
1 month ago
80% CEO xuất thân từ nghề sales.
Đó là kết quả thống kê từ Harvard Business Review. Nghiên cứu của Aaron Wallis (một công ty tuyển dụng tại Anh) cũng chỉ ra: trong số 100 tỉ phú giàu nhất thế giới, có đến 10% có xuất phát điểm là nhân viên bán hàng, cao hơn bất cứ ngành nghề nào khác.
Nghề sales dạy cho chúng ta những gì để trở thành nhà lãnh đạo trong công ty?
1. GIAO TIẾP DẠN DĨ
Năm thứ hai đại học, A. bắt đầu làm nhân viên bán thẻ tín dụng cho một ngân hàng. Mỗi sáng, A. cùng đồng nghiệp đứng tại trung tâm mua sắm và mời chào khách hàng qua lại. Các nhân viên được huấn luyện rằng: nếu chào 1.000 người, sẽ có khoảng 100 người dừng lại, 20 người sẽ nghe họ nói đến câu thứ ba và nếu may mắn, có thể sẽ có 2 người mua sản phẩm.
Không có công việc nào cho bạn cơ hội cọ xát và giao tiếp rộng rãi như vậy. Chỉ sau 1 tuần làm việc, A. trở nên tự tin, cởi mở và không còn ngại ngùng khi giao tiếp, kể cả với người lạ. Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, vì không ít người trong chúng ta nhiều khi đi lạc nhưng không dám mở miệng ra hỏi đường.
2. KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Sếp của A. từng nói rằng khách hàng thường chỉ dành cho bạn không quá 2 phút để thuyết phục họ. Nguyên tắc cơ bản của nghề sales là KISS ("Keep It Short & Simple" - "Hãy ngắn gọn và dễ hiểu"). A. học được cách sắp xếp “dàn ý” mạch lạc, logic và truyền tải thông điệp một cách cô đọng.
Một bài thuyết trình dài dòng, lan man sẽ gây chán nản cho khán giả. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, người nghe phải tò mò hoặc háo hức nghe câu thứ hai, và họ phải có câu trả lời làm họ thỏa mãn khi bạn kết thúc.
3. M.Á.U... LIỀU
Không như các vị trí back office, thu nhập của sales biến động phụ thuộc vào doanh thu mang lại. Điều này có nghĩa là họ phải chấp nhận rủi ro về tài chính. Cũng như khi làm CEO, bạn phải thoát ra khỏi "cạm bẫy" của sự an toàn và ổn định bởi sự cố có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Sự bất ổn này sẽ tôi rèn khả năng quản lý rủi ro, bắt buộc các salesman phải "mạo hiểm" thử nghiệm các cách thức làm việc mới dù chưa biết chắc kết quả sẽ như thế nào.
4. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ LÂU DÀI
Một nhân viên sales giỏi không chỉ bán được một sản phẩm nhiều lần cho một khách hàng mà còn "bắt" khách hàng bán hộ (bằng cách giới thiệu cho bạn bè, người thân). Ở bất cứ lĩnh vực nào, vị trí nào, mạng lưới quan hệ với đối tác là tài sản vô hình giá trị nhất, nó sẽ đi theo bạn và không ngừng đem lại giá trị cho bạn. Người học được kỹ năng xây dựng quan hệ sẽ tự tạo ra những nguồn cơ hội và tiềm năng phát triển vô tận cho bản thân và công ty.
5. TƯ DUY CHIẾN LƯỢC
Không ai hiểu sản phẩm và chiến lược và tình hình kinh doanh của công ty hơn nhân viên bán hàng. Công việc của một salesman luôn gắn liền với áp lực doanh số. Điều đó khiến họ phải luôn đặt câu hỏi làm thế nào để đạt được mục tiêu KPI. Từ đó, họ được tôi rèn kỹ năng đánh giá, phân tích cơ hội, rủi ro và xử lí vấn đề.
Làm CEO cũng vậy. Công việc của CEO đòi hỏi tư duy hướng đến kết quả, khả năng nhìn xa trông rộng, và vạch ra con đường chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp.
(Theo Vietnamnet)
Nghề sales đã đem lại cho anh chị em những giá trị gì? Mời mọi người cùng chia sẻ nhé.
-----------
Gửi tặng anh em sales và nhà quản lý bộ tài liệu độc quyền, bao gồm:
1. Trọn bộ template Excel quản lý khách hàng
2. "Đào tạo đội sales: Cách thức - Kỹ năng - Kịch bản chào hàng"
3. "Kỹ thuật tìm kiếm và đánh giá khách hàng tiềm năng"
ACE ủng hộ page 1 follow để admin gửi tặng miễn p.hí nhé.
Vuaseo.com
1 month ago
Những thứ chúng ta GẶT HÁI hôm nay là Kết Quả của những thứ ta GIEO TRỒNG, CHĂM BÓN trong quá khứ ( gieo trồng, chăm bón trong 1 tháng trước, 2 tháng trước và nhiều tháng trước )
ĐÓ LÀ :
1- Mối quan hệ thân thiết với khách hàng thân thiết hơn các Sales nhãn khác
2- Uy tín, sự Tin tưởng, trách nhiệm hơn Sales nhãn khác với khách hàng
3- Trưng Bày chăm bón tại từng điểm bán đẹp và bắt mắt, lấn át hơn đối thủ
4- Độ Phủ ( 30 shop/ 1 tuyến thứ và mối KH tối thiểu 4 sku ) nhiều đi đâu cũng thấy Nakki
👉 Có được những điều trên chúng ta sẽ luôn gặt được Quả và Doanh Số tốt, Thu Nhập tốt

VẬY THÌ
Hôm nay chính là việc mình Gieo Trồng cho tương lai, sẽ không có ngày đầu tháng và cuối tháng. Bởi mỗi ngày sẽ là gieo trồng của tuần sau tháng sau
-✅ HÃY QUYẾT TÂM TỪ ĐẦU THÁNG
1- Làm quyết liệt hơn đúng giờ giấc hơn
2- Áp dụng chở hàng đi Phủ Lẻ quyết tâm tìm mọi cách bao phủ, nâng cao độ phủ
3- Học hỏi áp dụng đúng quy trình bán hàng Okifood
4- Luôn tạo thời gian xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng
5- Luôn tìm cách Trưng Bày nổi bật, lấn át đối thủ

Chắc chắn chúng ta sẽ Thành Công và Chiến Thắng mọi đối thủ bằng Năng Lực của mình
SEOdigital
2 months ago
Các cao thủ sales cho xin ý kiến: "Điều gì ở doanh nghiệp sẽ thu hút các nhân viên sales chiến hết mình?"
1/Sản phẩm tốt, ý nghĩa, dễ bán
2/Thu nhập thật cao
3/Lương cứng đảm bảo
4/Hoa hồng sp cao, bán ít đã đủ hầu bao mình cần
5/Leader tốt và có tầm nhìn
6/Cty có lý tưởng cao đẹp: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi rõ ràng, nhân văn
7/Điều khác: xin góp ý thêm!
Cám ơn mọi người đóng góp chia sẻ quan điểm!
Nguyenquanganh
2 months ago
Em chào anh chị ạ! Trước đây em có tham khảo group về trường hợp công ty hiện tại không có đội ngũ Sales và cũng chưa có quy trình. Sếp muốn phát triển mảng Sales nên cần tuyển thêm 1 nhân sự Sales. Được các anh chị tư vấn nên tuyển 1 vị trí Senior thì mới làm được. Em vui lắm đã về đề xuất tuyển dụng và được duyệt. Nhưng sau 2 tháng thì em vẫn đang ở bước đăng tuyển mà không có ứng viên nào nhận việc. Các chính sách lương và thưởng cũng hấp dẫn. Mà các bạn thấy công ty chưa có gì và tự đi tìm khách hàng nên các bạn từ chối. Với kinh nghiệm của mình, anh chị có thể chia sẻ cho em cách để giải quyết tình hình này không ạ? Tự em đề xuất rồi giờ em bị kẹt trong đề xuất của mình :( :( Em cảm ơn anh chị.
Ngocngo
2 months ago
Hôm trước phỏng vấn vị trí Sales chị Hr hỏi em câu “làm vì tiền vậy liệu có nghỉ vì tiền ko em”, lúc đấy e sợ quá nói là “dạ không nào công ty cho nghỉ em mới nghỉ” để thể hiện sự hết mình cống hiến cho tư bản :))) Cơ mà 3 ngày rồi em vẫn chưa nhận dc kết quả pv trong khi chị ấy nói sẽ có kq sau 2-3 ngày. Mn đi pv hay gặp câu hỏi khó như vậy ko và thường mn tl sao cho ngầu mà vẫn đc nhận vậy ạ 🙃
Ngocngo
2 months ago
Chào các anh chị và các bạn.
Mình mới gia nhập vào ngành sales được gần 3 tháng. Là dân kỹ thuật điện tự động chuyển qua làm sales engineer về mặt kiến thức sản phẩm thì ok. Chỉ có về kỹ năng sales là mình học từ mọi người trong group, từ bạn cùng nhà người dẫn mình vào nghề sales, là còn khá yếu và dạng thiếu tự chiến thuật đó. Mặt hàng mình sales là giải pháp tự động cho nhà máy, các sản phẩm điện tự động. Kiểu mới vô nên cũng cố gắng telesales, đi thị trường, xây dựng thương hiệu cá nhân. Mà doanh số thì chả về được đủ KPI, đa phần chỉ những đơn nhỏ, hay đơn sửa chữa cho khách. Rồi cái áp lực mình gặp là mỗi tuần thứ 2 họp phòng KD, sếp bắt phải báo tuần này dự kiến doanh thu cá nhân về bao nhiêu, bán cho ai, loại sản phẩm là gì. Áp lực lắm mới vào mà, vẫn đang xây dựng mối quan hệ thì sao dự kiến được. Rất mong mọi người cho mình lời khuyên. Cảm tạ anh chị và các bạn.
Mọi ngày đi làm ai cũng nói nhìn mình tràn năng lượng, mà ai biết trong lòng lo lắm.
Vuaseo.com
2 months ago
Nếu ai đó hỏi Tèo về việc cho sinh viên một lời khuyên về định hướng nghề nghiệp, mình khuyên các bạn
Làm sales các bạn phải rèn luyện những thứ mà chắc chắn các bạn không hề muốn, thậm chí trái ngược với việc thiết lập ngưỡng an toàn của các bạn. Các bạn sẽ chẳng bao giờ muốn đâu, trừ một vài người rất bản lĩnh!

1/ Tính kiên trì & sự dạn dĩ

Đội sales mạnh nhất Việt Nam chính là đội quân vé số dạo. Và mỗi một người kiên trì đi bán từng tấm vé số từ chiều hôm trước đến 4h chiều hôm sau, toả khắp mọi nẻo đường. Họ tiếp xúc với mỗi người họ gặp và không bỏ sót bất kỳ người nào. Họ không có khái niệm về sự từ chối, họ chỉ có một điều quan trọng duy nhất : bán không được cọc vé thì không có tiền ăn cơm.

Tất nhiên, khi làm sales thì các bạn sẽ bán những món hàng dễ hơn tấm vé số, nhưng khách hàng phải phù hợp. Và bạn biết rồi đấy, nếu không kiên trì bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ rèn được tính dạn dĩ khi mời chào từng khách hàng, từng khách hàng một cho đến khi hết ngày làm việc.

2/ Quan sát nhạy bén

Nếu bạn từng xem phim điệp viên Bourne, trước khi hành động, anh ấy quan sát và nắm hết hình hình. Anh ta không biết vì sao có được khả năng này. Thật ra, anh ta đã được rèn luyện đến mức trở thành phản xạ.

Khi đi bán hàng cũng vậy, các bạn sẽ rèn được khả năng quan sát lắm khi tưởng chừng như cú vọ.
- Nhìn ra hàng của mình giữa muôn trùng hàng hoá...
- Kiểm đếm tồn kho trên quầy kệ trong chớp mắt..
- Thoáng nhìn qua biết ai là người ra quyết định..
- Liếc sơ là biết ngay khách đủ tiền trả hay không?
- Nhìn sơ biết ngay con gái chủ tiệm có xinh hay không?
Và khi điều này trở thành phản xạ, bạn sẽ có bước chuẩn bị hoàn hảo trước khi bán hàng.

3/ Khả năng thuyết trình siêu hạng & óc hài hước

Bạn chỉ có một lần tiếp xúc, và có một lần duy nhất để giới thiệu mình sao cho ấn tượng. Bạn biết đấy, khách hàng không bao giờ dành quá 2p lắng nghe, và họ còn dành ít thời gian hơn để ra quyết định.

Khi bạn không thể thuyết trình ngắn gọn, dễ hiểu, bạn sẽ mất đi cơ hội bán hàng. Khi bạn không rèn được tính hài hước, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận với những khách hàng khó tính. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, người nghe phải tò mò hoặc háo hức nghe câu thứ hai, và họ phải có câu trả lời làm họ thỏa mãn khi bạn kết thúc.

4/ Tư duy logic, chiến lược & khả năng phân tích linh hoạt.

Chính từ chỗ quan sát, bạn sẽ hình dung ra câu chuyện và cách khởi đầu khi tiếp xúc với khách hàng. Không phải ai cũng tiếp bạn, và không phải ai cũng muốn nghe bạn nói. Nhưng bạn sẽ dẫn dắt khách bằng khả năng thuyết trình, phân tích cô đọng, ngắn gọn để khách khách hiểu lý do bạn đến trái đất này. Và tất nhiên cả lý do bạn xuất hiện trước mặt họ.

Bạn sẽ phân tích được khả năng mua hàng, khả năng từ chối, khả năng thành công cho những lần bán hàng tiếp sau..dựa trên buổi nói chuyện ngắn ngủi giữa 2 người. Và bạn cũng phân tích được luôn cách tiếp cận những người thân của chủ cửa hàng...thông qua những lần trò chuyện bán hàng.

Bạn có thể phân tích trong chớp mắt lợi thế về giá khi tiếp nhận CTKM của đối thủ, hoặc ưu điểm khi khách sử dụng món hàng của mình.

Và chẳng có ai hiểu sản phẩm, chiến lược và tình trạng kinh doanh của công ty bằng nhân viên bán hàng, thực sự là vậy. Cũng chẳng ở vị trí nào mà kết quả công việc “đập” ngay vào mặt bạn như làm sales. Mà cũng chẳng có ai suy diễn như mấy "ông" sales.

Quan trọng hơn hết, nhân viên sales hiểu được cái nguyên tắc (đơn giản mà ít người chịu hiểu) là “làm được thì mới có ăn”. Thường thu nhập của bạn gắn liền với doanh số, có thể nó rất bấp bênh, nhưng nó phản ánh chân thực năng lực của bạn. Và vượt qua được, hẳn nhiện bạn rất bản lĩnh.

5/ Xây dựng mạng lưới quan hệ lâu dài

#Tèo cho rằng nhân viên sales tốt là nhân viên bán được cùng một món hàng cho một khách hàng nhiều lần và khách hàng sẽ bán hàng giúp bạn (giới thiệu bạn bè, người thân đến với bạn).

Không có nghề nào mang lại cho bạn nhiều như nghề làm sales. Khách hàng, nhân viên công ty bạn, và nhiều bạn cùng nghề. Mỗi ngày lang bạt, cơm đường cháo chợ, coffee cóc vỉa hè. Và đó là cơ hội để tiếp cận & mở rộng mạng lưới quan hệ của người làm sales.

Quả thực, ở bất cứ lĩnh vực nào, vị trí nào, mạng lưới quan hệ với đối tác là tài sản vô hình giá trị nhất, nó sẽ đi theo bạn và không ngừng đem lại giá trị cho bạn.

Có thể nghề sales không trở thành công việc hàng ngày của bạn và không đem lại thu nhập ổn định, nhưng những kỹ năng mà nó đem lại bạn có thể mang theo và tận dụng suốt đời, không bao giờ mai một, bất cứ bạn làm ở lĩnh vực nào, vị trí nào, cấp bậc ra sao.

Và điều đặc biệt hết sức quan trọng : rất nhiều người đổi nghề làm sales, nhưng ít ai bỏ nghề sales để làm việc khác, trừ khi làm chủ!

Tèo Tiếp Thị
T/b : may là các em sinh viên chả bao giờ hỏi mình.
Hoanganh
2 months ago
SCB - Sales Career B2B
Lộ trình thăng tiến Sales B2B

Khách hàng B2B thật ra có 3 nhóm:
- Khách hàng nhỏ (SME) với quy mô dưới 100 nhân viên
- Khách hàng vừa (Commercial) với quy mô 100-1000 nhân viên
- Khách hàng lớn (Enterprise) với quy mô trên 1000 nhân viên

Tương ứng với 3 nhóm khách hàng trên là 3 nhóm Sales. Mỗi nhóm sales đều có phương án bán hàng và đòi hỏi kỹ năng riêng. Tôi sẽ lấy ví dụ trong ngành phần mềm cho các bạn dễ hình dung.

1. Nhóm 1: Sales SME. Nhóm các công ty cung cấp giải pháp cho SME như Sapo, KiotViet, Base, Misa…sẽ có chung 1 phương thức bán hàng: chạy quảng cáo trên Google/Facebook hoặc mua bán/trao đổi danh sách khách hàng để có lead, rồi giao cho các bạn sales gọi điện/chat để sàng lọc, theo bám và chốt đơn. Sales ở các công ty này có chung đặc điểm:
- Toàn bộ quá trình bán hàng diễn ra trên điện thoại. Thỉnh thoảng may mắn gặp khách to mới phải ra ngoài chăm
- Sales có thể kiêm luôn việc triển khai, đào tạo khách hàng do sản phẩm đơn giản
- Team Sales rất đông, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng ngàn người

Sau khoảng 3-4 năm bán SME, các Sales SME hoàn thiện được kỹ năng tìm kiếm khách hàng, giao tiếp qua điện thoại và có một số khách hàng thân thiết hoặc lớn hơn một chút, bắt đầu nghĩ đến trở thành Sales Commercial.

2. Nhóm 2: Sales Commercial. Sales tại các công ty tích hợp hệ thống công nghệ như FPT, Viettel, CMC, Sao Bắc Đẩu, HPT…hoặc các hãng công nghệ nhắm vào nhóm khách hàng này như Netsuite, Microsoft, Salesforce, Opla CRM, SAP B1… cũng có chung các đặc điểm:
- Bỏ tiền chạy quảng cáo hay Telesales không còn hiệu quả nên Sales phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác
- Sản phẩm phức tạp hơn, giá trị đơn hàng cao hơn, đòi hỏi Sales có kiến thức, các kỹ năng trình bày sản phẩm/giải pháp, so sánh với đối thủ, bán hàng theo giá trị
- Quản trị mối quan hệ phức tạp, nhiều người tham gia quyết định, quy trình mua bán nhiều thủ tục tại phía khách hàng

Sales nhóm Commercial đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức, nên chắc chắn lương cao hơn nhóm sales SME. Nhưng đó không phải lí do chính mà các sales SME muốn trở thành sales Commercial. Lí do chính là môi trường Commercial:
- Yêu cầu khắt khe hơn về kỹ năng giao tiếp, từ ăn mặc cho tới cách nói năng trình bày
- Tạo điều kiện tiếp xúc, làm việc trực tiếp, có những mối quan hệ với những khách hàng, đối tác xịn hơn, mở ra nhiều cơ hội mới
- Tạo cảm giác ít mà chất lượng khi đội ngũ bán hàng chỉ vài tới vài chục người

Một số ít Sales nhóm Commercial được chọn lọc và chuyển lên nhóm Enterprise sau 5-10 năm trong nghề.

3. Nhóm 3: Sales Enterprise. Nhóm này còn được gọi là nhóm sales Key Account nếu tính theo số lượng, hoặc gọi là RM (Relationship Manager) nếu tính theo bản chất của công việc bán hàng.

Do tính chất giá trị hợp đồng lớn, quy trình mua bán rất phức tạp (các loại thầu và thủ tục), sales cycle dài trên từ 6-18 tháng, mối quan hệ phức tạp do có hàng chục người tham gia vào quá trình quyết định mua hàng nên mỗi sales chỉ nắm từ 4-5 tới tối đa 20 khách hàng lớn như ngân hàng, tập đoàn hoặc doanh nghiệp thuộc nhóm VN 500.

Bán hàng cho doanh nghiệp Enterprise đòi hỏi một "đẳng cấp" của Sales Enterprise. Sự đẳng cấp này đem lại những mối quan hệ đẳng cấp, sự tin tưởng và bảo chứng cho giá trị của giải pháp. Vì vậy, đừng bất ngờ nếu Sales Enterprise rất 3G:
- Giàu: chơi golf, đi trực thăng, lái Mercedes lái BMW, du lịch châu Âu, Châu Mỹ, check in khách sạn 5 sao, ăn tôm hùm cua hoàng đế
- Giỏi: MBA, PHD các kiểu, lí lịch làm việc sáng bóng, nói chuyện nghe rất thuyết phục, nói gì cũng nghe hay
- Già: bèo bèo cũng phải 15-20 năm kinh nghiệm đi làm trở lên

Rồi làm Sales Enterprise chán thì làm gì? Một số người trở thành quản lý cấp cao như Sales Director, một số nghỉ việc ra mở công ty riêng, và một số làm hoài không thấy chán vì công việc này đã đem lại tất cả những gì họ cần.

Nói ngắn 1 câu là lộ trình công danh của sales B2B đầy hấp dẫn. Ấy vậy mà rất ít khóa học, tìm hoài chẳng có mấy chỗ đào tạo, các cao nhân/sư phụ/mentor có tâm và có tầm cũng đều quy ẩn và ít khi ra mặt (vì đã đủ 3G).

Các anh chị em quan tâm lĩnh vực sales B2B, muốn trở thành Sales Enterprise, Sales Director, muốn tham gia cộng đồng sales B2B, muốn có thêm nguồn khách hàng, muốn kết nối với các chuyên gia, muốn có thêm bằng cấp, muốn bán sản phẩm dịch vụ của mình tốt hơn…hãy chờ thêm 2 ngày để nghe bí mật chuẩn bị được bật mí nhé.
ThanhThanh
2 months ago
Khách hàng mỗi người một khác, tại sao vẫn cần có KỊCH BẢN SALE?
Bởi, nếu không có kịch bản sale:
Nhân viên bán hàng dễ căng thẳng khi tiếp cận khách hàng
Trải nghiệm khách hàng kém, không đồng nhất
Thông tin công ty và sản phẩm không nhất quán => Mất uy tín, thiếu chuyên nghiệp
Tỉ lệ chốt thấp
Giảm năng suất và hiệu quả bán hàng
Không có công thức chung để chốt sales thành công, không nhân bản được cơ hội thắng
...
Doanh Nhân Là Tôi gửi tặng các bác mẫu kịch bản bán hàng, sử dụng cho mọi ngành nghề, nhiều loại hình công ty. Tài liệu bao gồm:
Các hoạt động chuẩn bị trước bán hàng
Kịch bản theo tâm lý khách hàng
Kịch bản bán cho khách hàng mới
Kịch bản bán cho khách hàng
Kịch bản bán cho khách hàng được giới thiệu
Để nhận tài liệu đầy đủ, mời các bác ủng hộ page 1 follow và thả ".", Thanh sẽ gửi tặng miễn p.hí qua tin nhắn nhé.
ThanhThanh
2 months ago
Sales có đúng là "vua của mọi ngành"?
Tui sn 2k đang làm sales . Trong tình hình vẫn còn nhiều DN phải lay off do khó khăn thì sales mặc nhiên luôn được cho là ngành "hot" và ko sợ mất việc. Thì đúng là cty hiếm khi cắt sales, nhưng cty cắt bớt lương, bớt thưởng. Cty t thì đè nhóm tầm 99-2k1 cắt trước vì lí do: Chưa có nhiều đóng góp cho cty, đi làm ko bị áp lực kte nên cắt trước.
Thà cty nói khó khăn thì cắt t chấp nhận, chứ đằng này cứ lấy tuổi tác này kia ra làm cái cớ thiệc tức không chịu nổi.
Mấy ông bà thì sao? Bạn tui bên giáo dục thấy nó cũng than lương bổng ngày càng giảm. Nghĩ tới bảng lương tháng sau mà muốn bủn rủn tay chân.
Vuaseo.com
2 months ago
40 tuyệt chiêu xử lý từ chối
Dành cho sales B2B & B2C
VUASEO GỬI TẶNG BÍ KÍP
Vuaseo.com
2 months ago
Ít LỰA CHỌN thì dễ QUYẾT ĐỊNH
Một anh #sales oán trách với bạn anh ta rằng : “Thật là bất công khi mọi việc đều là chúng tôi làm, nhưng Giám Sát lại được khen ngợi và Giám Đốc là người lãnh phần thưởng”

Bạn anh ta cười và nói rằng : “Hãy nhìn đồng hồ trên tay anh xem, rõ ràng kim giây mới chạy nhiều nhất, nhưng khi xem giờ anh cũng chỉ chú ý xem mấy giờ và bao nhiêu phút, mà anh cũng chẳng liếc mắt đến kim giây một lần”

Quy luật của cuộc sống là như thế, nếu anh cảm thấy không công bằng thì phải ra sức cố gắng để là người về trước. Có oán than, trách móc cũng vô dụng mà thôi.

Chính thái độ của chúng ta khi bắt đầu một việc khó, sẽ ảnh hưởng lên kết quả thành công nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Đời sales tưởng chừng rất nghiệt ngã vì bạn ít có sự chọn lựa :

1/ VẤT VẢ hoặc NHỤC NHÃ
2/ TIẾN hoặc BIẾN

Khi bạn có ít lựa chọn thì dễ quyết định. Lựa chọn rồi thì phải kiên định! Làm sales thì đơn giản thôi, không cần phải suy nghĩ nhiều. Chỉ cần nhớ vài ý đại khái thế này (cảm ngộ cá nhân) :

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách đi bán hàng, bạn sẽ cảm được thị trường để dễ ra quyết định.

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách nạp thêm kiến thức mới (đọc sách, thu thập tin tức, quan sát xung quanh) để làm phong phú câu chuyện bán hàng.

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách gặp gỡ khách hàng để xây dựng mối quan hệ, gặp gỡ những người bạn mới để có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

> Rèn luyện mỗi ngày để thạo việc bán hàng, vì nếu bạn đứng yên tại chỗ bạn sẽ bị đào thải.

Đại khái là thế, làm sales thì đơn giản hơn làm chồng. Làm chồng phải rèn một thứ : yêu vợ. Và chứng minh điều đó gần đạt đến độ hoàn hảo. Thế nào cũng sẽ hạnh phúc!

Chúc mọi người tuần mới thành công!
Tèo Tiếp Thị
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
CẦU THỦ BÓNG ĐÁ & NGƯỜI BÁN HÀNG (salesman)
TÈO thích bóng đá. Tuy không phải là tín đồ của môn thể thao vua này nhưng TÈO thích cách trò chơi này vận hành.

Một Cristiano Ronaldo (CR7) cả thế giới ngưỡng mộ, các cô nàng nóng bỏng nhất ước ao được sánh vai và tung hô mỗi khi chàng sút tung lưới. Đó là sản phẩm của môn túc cầu giáo. TÈO thường nghĩ nhiều hơn về người kiến tạo, đồng đội và HLV của anh ta. Cả một bộ máy phía sau hậu thuẫn và tung đường chuyền để CR7 dứt điểm. Và TÈO nghĩ về #sales , nét tương đồng ở chỗ luôn xuất hiện những NGƯỜI BÁN HÀNG kiệt xuất (ít nhất với tổ chức của họ).

> Để đón được đường chuyền và dứt điểm, CR7 phải rèn luyện rất nhiều. Và để bán được hàng, anh sales cũng phải khổ luyện mỗi ngày.

> Để đó được đường chuyền dứt điểm, CR7 phải được sự hậu thuẫn của của 10 người còn lại. Để bán được hàng và giao hàng thành công, Salesman cần cả bộ máy hỗ trợ.

> Không phải CR7 chưa từng thất bại, anh ta sút hỏng nhiều, nhưng chắc chắn anh ấy chưa bao giờ bỏ cuộc. Làm sales cũng vậy thôi, không phải lúc nào cũng bán được hàng, nhưng người bán hàng thành công là người chưa bao giờ bỏ cuộc.

> Cuối cùng, thế giới này chỉ có một Pele, một Maradona, một CR7 để ngưỡng mộ. Nhưng thế giới này cần nhiều Salesman đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Không nhất thiết phải xuất sắc hay vĩ đại, hãy là một Người Bán Hàng mà nhiều người mơ ước!

NGƯỜI BÁN HÀNG không chỉ là người bán hàng. Anh ta là biểu tượng của con người chinh phục thử thách.

TÈO TIẾP THỊ
T/b : cho hỏi tối qua mấy chế có xem Việt Nam đá hơm?
Vuaseo.com
2 months ago
CÓ BAO NHIÊU KIỂU BÁN HÀNG????
Hẳn có rất nhiều các anh chị trong group đã nhiều năm làm nghề "Sales". Và tôi tin các anh chị chúng ta vẫn tiếp tục làm Sales. Bởi đó là yếu tố quyết định thành bại của mọi tổ chức, doanh nghiệp.

Có một câu hỏi đặt ra là CÓ THỂ PHÂN LOẠI RA BAO NHIÊU HÌNH THỨC BÁN HÀNG? để từ đó chúng ta có cách thức cho từng kiểu tiếp cận, chiến lược phù hợp với mỗi hình thức đó. Trong quá trình làm nghề "Sales" tôi tự đúc kết ra 4 kiểu bán hàng chính.

1. Bán hàng dựa trên mối quan hệ - Relationship Selling.

Mối quan hệ ở đây có thể hiểu là tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân... về cơ bản, chúng ta cần xây dựng một quan hệ 2 chiều giữa mua và bán để tạo ra sự trao đổi thông tin. Và từ đó phát triển quá trình mua bán. Đây là hình thức rất phổ biến khi anh chị bán những sản phẩm có "tính kỹ thuật", cần sự tư vấn nhiều. (Cá nhân tôi trước nay đều bán hàng ở hình thức này). Công việc bán hàng này đòi hỏi người bán hàng phải tự biến mình thành chuyên gia trong khu vực sản phẩm mà anh ta đang bán. Việc tiếp cận với khách hàng là quá trình tư vấn về sản phẩm, ứng dụng nhằm tối chỉ ra cho khách hàng "lý do mua hàng" và "thời điểm mua hàng".

2. Bán hàng tạo áp lực lên khách hàng - Pressure Selling.

Điển hình cho kiểu bán hàng này là việc bán bảo hiểm, là sản phẩm mà "người mua không muốn dùng". Nhiệm vụ của người bán hàng ở kiểu này là luôn tạo ra một áp lực "vừa đủ" để thúc đẩy hành vi mua hàng, như thăm viếng, tâm sự, điện thoại, message... Chính bởi đặc thù của sản phẩm là "người mua không muốn dùng", "không cháy nhà chết người" nên người mua rất dễ quên sản phẩm.

3. Bán hàng bày kệ - Picking up selling.

Điển hình nhất là việc bán hàng của siêu thị. Những sản phẩm bày bán theo chủng loại một cách rõ ràng. Và người mua chỉ đơn giản là nhặt lên, cho vào giỏ và trả tiền. Tại siêu thì người bán hàng không phải làm bất cứ động tác "tư vấn" hay gì khác ngoài việc trông coi và thu tiền.
Các yếu tố mấu chốt ở hình thức này là
- Số lượng và chủng loại
- Quảng cáo
- Các hình thức khuyến mại và các hoạt động để kéo người mua tới siêu thị.

4. Bán hàng chéo - Cross Selling.

Hẳn các anh chi đâu đó một gói bỉm (cho trẻ em) có gắn một cái đĩa rất đẹp. Đó chính là hình thức bán hàng chéo. Hình thức này đang diễn ra hàng ngày ở rất nhiều khu vực sản phẩm. Điểm mấu chốt ở phần này là "hướng đối tượng". Các sản phẩm bán chéo phải chung một đối tượng mua hàng.

Ngoài 04 hình thức trên, tôi còn thấy một hình thức nữa, có thể gọi là "thách thức khách hàng - Challenging the buyers". Điển hình nhất là cây bút Packer nổi tiếng. Cây bút chỉ thiết kế dành riêng cho những người thành công.

Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi việc việc phân loại các hình thức bán hàng.

Rất mong các anh chị cho thêm ý kiến. Và nếu có thể bổ sung vào danh mục để hy vọng chúng ta có thêm thông tin.

Lần đầu tham gia viết, rất mong nhận được nhiều "gạch đá" với hy vọng đủ để xây nhà xưởng văn phòng công ty!
----
Ngô Văn Trọng
Kỹ sư cơ khí
Có ít năm kinh nghiệm bán hàng các sản phẩm kỹ thuật.
Sáng lập viên một startup về sản xuất Cơ khí.
Vuaseo.com
2 months ago
NÓI 'KHÔNG HOA HỒNG' VỚI NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG
Sales là công việc rất quan trọng với mọi ông chủ trẻ. Nói thẳng ra, nếu bạn đang định mở doanh nghiệp, mà không có tố chất bán hàng, thì khả năng fail rất cao. Bạn cần hợp tác với người có khả năng bán hàng để lập cty.

Tôi quyết định chia sẻ trải nghiệm của mình về chủ đề vô cùng nhạy cảm. Công việc của tôi luôn đối mặt với câu hỏi từ người quyết định mua hàng (quản lý cấp trung): "Kèo này anh Thương hỗ trợ em bao nhiêu phần trăm" - Nói thẳng qua điện thoại, chẳng ấp a ấp úng gì cả.

Thực ra, chính tôi đã học từ khách hàng lớn. Khi nhận được yêu cầu chào giá, họ luôn kèm theo một văn bản 'Cam kết không chiết khấu cho nhân viên của họ'. Đằng sau văn bản này, tôi ko quan tâm sự tình thực sự, nhưng cái nào hay, chúng ta có thể học.

Trong những buổi cafe bạn bè cùng làm kinh doanh, bạn bè tôi vẫn hay chia sẻ rằng "Ôi dzào, Thương quan tâm làm gì, ổng ăn mà ổng quyết định được, thì cứ thêm vào giá bán, ngặt lắm thì tính thêm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp lượng đó..."

Bạn cũng biết, Những dự án quốc tế họ vẫn có những chi phí 'hành lang'. Cty là tập đoàn tầm cỡ quốc tế, họ vẫn có những chi phí dành cho việc này...

Ở chủ đề này, tôi đang đề cập đến hoa hồng được đề nghị từ quản lý cấp trung, người có thể quyết định mua hàng. Nó cũng khác với chiết khấu thương mại dành cho đại lý/hay người môi giới.

Đại lý/người môi giới nằm trong chuỗi bán hàng, chính sách hoa hồng rất rõ ràng rồi.
Vận động hành lang cũng nằm trong qui trình bán hàng... Nên tôi ko bàn khoản này.

Vậy, có hay không việc nói "không hoa hồng" cho người quyết định mua hàng.

Điều này, nằm ở chiến lược của công ty:
Bạn sẽ tập trung phân khúc khách hàng nào?

Tôi có thêm khái niệm:
- Phân khúc khách hàng bị hoa hồng bán hàng.
- Phân khúc khách hàng không bị hoa hồng bán hàng.

Nghe ngộ ngộ, Thương không biết có sách vở nào ghi chép như vậy không, nhưng đây là trải nghiệm của chính bản thân, tôi muốn chia sẻ với mọi người.

Vấn đề nằm ở chỗ, bạn đang tập trung vào đâu, vì giá trị gì cho khách hàng?

Mỗi công ty có một giá trị riêng, mỗi con người có giá trị riêng.
Bạn đã từng bị khách hàng từ chối ko mua hàng khi bạn đề cập hoa hồng chưa? Vậy tại sao chúng ta ko có quyền từ chối chia hoa hồng.

Vậy đấy, tôi đã từng thấy những con số hoa hồng khổng lồ, tôi thầm nghĩ, nếu tôi mở được cty, tôi sẽ không bán hàng như vậy.

Giá trị cốt lõi của tôi là cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng hợp lý, có giá cả hợp lý... Việc thêm vào một lượng hoa hồng trong giá bán, thì giá cả không còn hợp lý nữa, vi phạm giá trị cốt lõi công ty rồi còn gì.

Tôi vẫn đang "Nói không hoa hồng", thậm chí còn niêm yết trên website. Liệu như vậy có khùng quá không?

Và tôi qui định cho nhân viên dịch vụ khách hàng, đừng bao giờ đề cập hoa hồng với người quyết định.

Buổi sáng cuối tuần xin chia sẻ chút trải nghiệm với mọi người.

Mọi người có thể góp ý thêm nhé.

Xin cảm ơn.
Mr Thương Lê
anxico
2 months ago
10 cách kiểm tra xem dữ liệu kinh doanh nội bộ doanh nghiệp có bị rò rỉ hay bị mất trộm không
Với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, startup thì việc bị mất những dữ liệu kinh doanh sẽ có nguy cơ phá sản cao, vì sức đề kháng không sánh được với công ty lớn, tập đoàn.

Nếu dữ liệu kinh doanh (databse) chẳng may rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, họ biết giá vốn của bạn, biết luôn cả khách hàng mua hàng thường xuyên và biết ngay cả chính sách bán hàng với khách hàng ấy thì ‘bạn thua và đối thủ thắng là điều dễ hiểu’. Trong thực tế hay xảy ra tình trạng là chính nhân viên chủ chốt lấy dữ liệu, bí mật kinh doanh và ra riêng, mở doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, đây là nỗi nhức nhối với đa số doanh chủ Việt.

Như bài trước tôi đề cập, theo thống kê nguyên nhân bị rò rỉ, mất mát thông tin do yếu tố của con người là chiếm tỉ trọng lớn nhất - có thể là nhân viên nội bộ "nuôi ong tay áo" và người bên ngoài nhất là từ các công ty cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu, sau đó mới đến các yếu tố như hacker hay các yếu tố tấn công từ bên ngoài khác.

Và dưới đây là 10 cách để doanh chủ tự kiểm tra xem dữ liệu có đang bị rò rỉ hay tệ hại hơn bị đánh cắp hay không.

01. Khách hàng ruột, khách hàng thân thiết tự nhiên thấy chuyển sang mua sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, khi hỏi thăm thì nguyên nhân rất ‘lòng vòng’, cơ bản là có đơn vị khác cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn.

02. Khách hàng thân thiết tự nhiên mua ít đi, có thể lý do là khách hàng nhận email tiếp thị, chào hàng, tiếp cận với các món hời, giá quá rẻ, quá phù hợp nhu cầu… Đặc biệt bạn cần quan tâm đến những khách hàng có doanh số cao vì theo nguyên tắc 80/20, 20% khách hàng VIP này sẽ chiếm 80% lợi nhuận của bạn, 20% đối tượng khách hàng VIP là “món mồi” béo bở nhất mà đối thủ cạnh tranh của bạn “thèm thuồng” nhất.

03. Số lượng khách hàng giảm đi rõ rệt có thể vì database nội bộ bị luộc nên đối thủ quảng cáo, telephone, sales chiếm mất.

04. Khách hàng đang sử dụng tự nhiên khó tính hơn hẳn, hỏi những thứ yêu cầu cao, đòi giá phải giảm sâu vì có thể họ nhận thư chào hàng hấp dẫn từ đối thủ cạnh tranh.

05. Khách hàng cũ tự nhiên hỏi tới các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với bạn và yêu cầu so sánh giá trị thuộc tính giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, vì họ nghi ngờ bạn đang cung cấp với giá quá cao.

06. Khách hàng quay lại mua hàng giảm hơn nhiều, rất có thể đã bị đối thủ dụ đi mất rồi đấy.

07. Khách hàng không mua số lượng nhiều như trước dù dựa trên lịch sử giao dịch bạn biết rõ nhu cầu khách hàng không thay đổi. Rất có thể khách hàng đang thử chuyển sang dùng dịch vụ của đối thủ với offer hấp dẫn, nhưng họ cần thời gian kiểm chứng nên vẫn đặt hàng “lai rai” từ bạn sau đó khi đã tin tưởng đối thủ của bạn, họ sẽ cắt đơn hàng thôi.

08. Người vào website giảm đi mặc dù tiền chi quảng cáo vẫn gia tăng, hệ thống quản lý online của bạn vẫn hoạt động miệt mài mỗi ngày, có thể khách hàng đang chuyển sang một website của đối thủ khác.

09. Tình hình kinh doanh đi xuống hoặc giữ nguyên mặc dù thị trường rất tốt, thời điểm rất tốt, hệ thống quản trị nội bộ của bạn vẫn bình thường.

10. Chi nhiều tiền vào marketing online nhưng tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng tiềm năng vẫn không tăng.

Các bạn có càng nhiều dấu hiệu trên khả năng đang bị "luộc database" là càng lớn vậy. Hãy suy ngẫm cẩn trọng về điều này.

Hiểu rõ về giá trị của dữ liệu, của thông tin kinh doanh để người doanh chủ có cách quản trị phù hợp, tránh những rủi ro đáng tiếc từ "nuôi ông tay áo", "ngây thơ khi giao phó dữ liệu bán hàng cho nhà cung cấp thủ ác"...

Tóm lại, nếu bạn chưa quan tâm đến bảo mật dữ liệu kinh doanh cho ngày hôm nay bạn có thể trả giá rất đắt vào thành/bại cho ngày mai.

Kỳ tiếp theo tôi sẽ đề cập về giải pháp thực tiễn bảo mật dữ liệu với startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thích chủ đề này không - nếu thích hãy động viên tôi bằng 1 liked hay lời bình luận nhé!

Cao Trung Hieu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
anxico
2 months ago
HỌC CÁCH BÁN HÀNG KINH ĐIỂN CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
Từ lâu, tôi được biết rằng người Ấn Độ rất giỏi buôn bán, giao thương, qua báo chí tôi được biết từ rất xa xưa, công ty Đông Ấn đã có rất nhiều chi nhánh và giao thương với người Ấn Độ. Nhưng đó chỉ là những thông tin tôi đọc được.

Tôi có may mắn là tham gia vào lĩnh vực kinh doanh từ khá sớm, đã làm việc với một số công ty nước ngoài như Malaysia, Trung Quốc, Singapore (nhập khẩu hàng hóa), tư vấn cho công ty Hàn Quốc làm marketing và phát triển chuỗi bán lẻ sản phẩm; nên tôi cũng hiểu một chút ít những cách bán hàng khác nhau.
Nhưng điều mà tôi muốn kể chi tiết với các bạn hôm nay đó là cách bán hàng của người Ấn Độ (hoặc người gốc Ấn), mà tôi được trải nghiệm trong chuyến du lịch 30/4 vừa qua tại thành phố Dubai và thủ đô Abu Dhabi thuộc UAE.

Nói thế nào nhỉ, tôi thực sự thích và ngả mũ trước phong cách bán hàng nhiệt tình và chuyên nghiệp của Indian Seller, một phong cách khá đặc trưng, và khác với phong cách bán hàng của Việt Nam khá nhiều.
Tôi chỉ đang đứng trước cửa hàng, một cửa hàng khá nhỏ trên con phố du lịch tại Dubai, tôi chỉ đứng đó, chưa có ý định gì, thậm chí không có ý định mua hàng.
Ngay lập tức, người đàn ông người gốc Ấn đi ra phía cửa, chào hỏi tôi, bạn biết đấy, họ chào hỏi rất to rõ, tươi vui, cảm thấy rằng họ rất vui khi được gặp mình (ăn tiền ở điểm này các bạn nhé). Lời chào hỏi với một người chỉ đứng “lơ vơ” trước cửa hàng với du khách (tạm gọi là khách vãng lai, không có nhu cầu) như “chào bạn, bạn từ đâu đến, bạn đi công tác hay du lịch ở đây, bạn thấy ở đây thế nào, bạn thích phong cảnh ở đây chứ, bạn có mệt không”… họ chào hỏi và nói chuyện với tôi (du khách) rất niềm nở, vui vẻ và cực kỳ thân thiện.

Thấy tôi nói được chút tiếng Anh, người bán hàng không ngại ngần khoác vai và mời tôi vào cửa hàng, cứ vào đây cho mát, uống chén nước, đi đâu mà vội anh bạn.
Người bán hàng lấy nước mời tôi uống, lấy chà là mời tôi ăn (đặc sản của vùng Trung Đông là quả chà là cả nhà nhé), dù đã đi du lịch 11 nước + UAE là nước thứ 12 nhưng tôi thực sự rất ngại và bối rối vì họ quá nhiệt tình (ghi điểm lần thứ hai). Bán hàng phải thế các bạn nhé.
Họ bắt đầu hỏi tôi muốn xem gì không, muốn mua gì không để làm quà không.

Và không đợi tôi trả lời, họ mang khăn truyền thống của người theo đạo Hồi (khăn trắng dành cho nam giới), mang áo ra cho tôi xem; họ dạy tôi cách quấn khăn theo 2-3 kiểu (cái này có nhiều kiểu quấn) của người dân bản xứ (người theo Đạo Hồi). Chưa thấy tôi có phản ứng nhiệt tình gì, người đàn ông này mượn điện thoại của tôi và chụp ảnh cho tôi xem nó đẹp như thế nào khi trên đầu tôi. Người bán hàng luôn miệng cười, luôn miệng nói, luôn chân luôn tay làm cho khách thử đồ. Họ làm cho tôi thấy mình quan trọng, thấy mình đẹp và vui, họ nói là “mày cứ xem đi, không mua cũng được, nhưng không mua thì khi về mày sẽ tiếc đấy, vì không phải lúc nào cũng mua được những thứ này”.
Rồi người đàn ông bán hàng mời tôi dùng thử nước hoa của người Ả Rập (nước hoa rất đặc trưng), họ cho tôi xem các chai, các lọ, các mùi và nói rằng giá rất rẻ, chỉ 40-50 Usd/ 1 chai, được làm từ tinh dầu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, họ còn đùa rằng tại sao đàn ông vùng Trung Đông lại đẻ nhiều con vì tinh dầu này còn tốt cho cả đàn ông nữa, một cách hài hước.

Họ tiếp tục giới thiệu thêm các sản phẩm khác cho tôi xem, trong khi đó tôi ngồi đó uống nước, ăn quả chà là, được chụp ảnh, họ rất nhiệt tình giới thiệu.
Họ nói rằng họ rất buồn nếu không giúp gì được cho tôi hoặc không làm cho tôi vui vì tôi đang ở trên đất nước họ và ngồi trong cửa hàng của họ.
Họ hỏi về chuyến đi, hỏi về nghề nghiệp… họ nói chuyện khá nhiều và đều đều liên liên tục vì họ sợ rằng nếu không nói thì hai bên sẽ có khoảng trống im lặng – có lẽ đây là điều nguy hiểm cho việc bán hàng? Vì tâm lý của khách hàng có thể sẽ bị trùng xuống, cảm xúc đi xuống. Trong lý thuyết marketing tâm lý hành vi, các chuyên gia đã đưa ra công thức “cảm xúc trong hành vi mua hàng”, cảm xúc này đi lên và đi xuống liên tục và rất nhanh trong quá trình mua hàng (dù quá trình mua hàng ngắn hay dài) cho nên người bán hàng cần phải giữ cảm xúc của khách hàng ở mức tốt nhất hoặc liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao để khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng.

Giải thích kỹ hơn một chút về lý thuyết cảm xúc trong hành vi mua hàng như thế này để mọi người hiểu rõ thêm: Bạn nhìn thấy một cái áo rất đẹp, rất vừa ý với mình (cảm xúc lúc này đi lên); bạn nhìn vào tag giá, giá rất cao (200-300usd chẳng hạn) cảm xúc của bạn tụt thê thảm như xe khách xuống dốc mất phanh ấy; bạn gặp một người bán hàng cực kỳ nhiệt tình và lịch sự tư vấn cho bạn, cảm xúc của bạn lại đi lên và ngược lại v.v… và khi cảm xúc lên cao thì người ta sẽ ít mua hàng bằng lý trí, vì thế người ta mua hàng bằng cảm xúc.

Người bán hàng hỏi tôi là quyết định mua những thứ gì rồi? (chứ không hỏi là bạn có mua không) tôi nghĩ câu hỏi của người bán hàng cũng rất “smart”.
Cảm xúc trên khuôn mặt của họ cũng rất biểu cảm với từng câu nói, họ vui cười khi nói chuyện vui; họ làm khuôn mặt năn nỉ (kiểu cầu xin, đáng thương một chút chăng???) khi hỏi mình đã quyết định mua sản phẩm gì rồi. Họ buồn khi nói rằng nếu không giúp được tôi (khách hàng) điều gì đó…
Tôi nghĩ với một người bình thường như tôi và khá am hiểu về bán hàng, kinh doanh, tôi cũng phải mỉm cười và liên tục nói lời cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn tới họ và tôi quyết định mua một món quà lưu niệm nhỏ nhỏ (như bạn thấy đấy, tôi đã mua 2 bộ khăn trùm đầu của đàn ông theo Đạo Hồi, giá cung khá rẻ, chỉ khoảng 10 usd/ 1 bộ). Vì nếu tôi không mua, có lẽ tôi sẽ rất ái ngại và tôi cũng nghĩ mình là một người không có tim mất. Họ cũng rất tiếc (thật sự vậy) vì khách hàng (là tôi) không mua được đồ gì có giá trị hơn, nhưng tôi nghĩ họ đã bán hàng thành công. Biến một khách hàng hoàn toàn không có ý định mua hàng thành người mua.

Kỹ năng bán hàng của họ có thể được đúc rút lại trong mấy điểm như sau:
- Kỹ năng ngôn ngữ: chào hỏi tận tình, thân thiện, như bạn bè, rất quý mến khách (không giống ở VN thường người bán hàng chào hỏi cũng lí nhí, cười cũng méo xệch, ngượng ngùng như “em chưa 18”). Nói chuyện thì cuốn hút và nói với nhau “để có chuyện mà nói” để thấu hiểu nhu cầu và thực tế, khai thác khách hàng.
- Kỹ năng ngôn ngữ cơ thể: rất nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, thân thiện, cởi mở và tự nhiên. (Ở Việt Nam thì nhiều nhân viên cũng nhanh nhẹn và chuyên nghiệp, nhưng cũng còn không ít nhân viên thì người cứ cứng đờ ra, chẳng biết phải làm gì với chính chân tay mồm miệng mắt mũi của mình nữa)
- Kỹ năng dẫn dụ khách hàng: đứng ngoài cửa ⇒ vào cửa hàng đã, rồi tính tiếp; mời trà mời nước (cái này ăn vào mồm rồi là ngại lắm, phải mua cái gì chứ ăn không của người ta thế à)
- Phục vụ khách tuyệt đối: khách không có nhu cầu cũng cho thử hết các sản phẩm trong cửa hàng mình; hướng dẫn tận tình; chuyện trò cởi mở; chụp ảnh quay phim cho khách; khen khách hàng rất khéo.
(Các cửa hàng ở VN hoặc nhân viên bán hàng ở VN mà cho khách thử kiểu này là sẽ ăn tiền, khách hàng chuẩn sẽ mua hàng, khách lởm thì sẽ không mua nhưng vẫn sẽ khen; nhưng thể nào cũng kêu ca là mẹ phục vụ thế mà cũng éo mua cho, kinh thật).
- Kỹ năng đẩy cảm xúc trong hàn vi mua: có lẽ họ cũng không nói lý thuyết và nghĩ đến những từ ngữ chuyên môn như tôi phân tích đâu, nhưng đúng là thế, họ đã làm như vậy, giữ cảm xúc tốt của khách hàng và cố gắng liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao.
(Cái lý thuyết này thì tôi có thể đảm bảo rằng rất ít nhân viên bán hàng hoặc sales chuyên nghiệp biết một cách chính xác, trừ các cao thủ bán hàng đỉnh cao)
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng: họ thuyết phục khách hàng rằng bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nếu không mua món quà/ sản phẩm này, và họ có lý do thật sự để thuyết phục được điều đó.
- Kỹ năng chốt đơn hàng: bạn đã quyết định mua những gì rồi, và gói hàng, tính tiền, cảm ơn, tiễn khách. OK.

© 2017 by Phan Anh | Giảng viên/ Doanh nhân/ Chuyên gia E-Marketing công ty PA Marketing
anxico
2 months ago
SALE TÂY SALE TẦU
Bạn có biết định nghĩa về SALES của người Nhật, Hàn, người Việt, và Tây khác nhau:
- NHẬT
Với người Nhật, công ty gần như không có SALE , họ tin vào sức mạnh của hệ thống, các công ty Nhật làm ăn theo hiệp hội, các đối tác thường là đối tác lâu dài. Họ chấp nhận những thiệt thòi ngắn hạn để đạt được lợi ích dài hạn. Giá của đối tác quen có thể gấp đôi giá của đối tác lạ họ vẫn chấp nhận. Bởi thế Sales ở công ty Nhật thường là nhân viên chăm sóc khách hàng kiêm kỹ thuật. Họ không phát huy được nhiều công dụng của mình. Quá trình giao nhận việc cũng là các giám đốc quan hệ với nhau và tạo ra công việc. Nhân viên chỉ có ý nghĩa là xử lý hậu trường.
Một số công ty Nhật bản chất là quản lý tài chính, các công ty này có cơ chế linh hoạt hơn, họ tạo ra các cơ chế rõ ràng, mỗi hợp đồng ký về là chuyển về 8-10% chi phí cho tập đoàn, còn lại chi nhánh giải quyết. Vì hệ thống cơ sở của họ tốt nên việc quản lý chất lượng, tiến độ khá ổn.
Nếu có sales thì doanh số thường không bị ép, nếu bán được cũng không có thưởng theo doanh số. Chỉ làm bạn với anh Lương và ông chú họ Chế Độ đãi ngộ cũng khá ổn.
Người Nhật có đặc điểm của cung Ma kết!

HÀN:
Người Hàn Quốc sang VN có 2 dạng:
1 – Các công ty đầu tư sang: Kiểu đã là đối tác của Samsung, LG ở bên Hàn, nay sang VN để đầu tư nhà máy thứ 2 tại Việt Nam. Do đã có lượng tiền và hợp đồng sẵn nên họ làm ăn khá bài bản, các ông tổng GĐ của các cty này là người đoàng hoàng. Tuy nhiên nhân viên bên dưới hay lũng đoạn do công ty không có hệ thống quản lý tốt. VN cũng không có các cơ chế chống tham nhũng như các nước. Bản chất của người Hàn cũng không khác TQ là mấy và cũng khá giống VN. Mọi thứ họ làm có hình ảnh đẹp thôi chứ bản chất cũng như nhau. Các công ty này thường không thuê sales, rõ ràng, mối lái của họ đã đủ.
2- Một số người Hàn sang VN thấy môi trường tiềm năng nên đầu tư công ty: Người Hàn được điều sang VN giống như chúng ta bị điều lên vùng cao công tác ý. Mới đầu thì thấy sợ nhưng sang rồi thì thấy mảnh đất tiềm năng, họ quyết định đầu tư các dịch vụ: Mở quán ăn nhỏ, xây dựng, nhà thầu… Những người này thường có tư duy chộp dật, coi thường người VN. Mua nhà mua đất ở đây khá dễ. Tâm lý của họ thường là làm việc với người Hàn nên họ cũng không cần thuê Sales, tuy nhiên 1 số công ty vẫn thuê sales để chạy thị trường. Số lượng không nhiều lắm.
Sales ở các công ty Hàn thương thuê cho có, chủ yếu xử lý giấy tờ và các công việc hậu trường.
Người Hàn thể hiện tính chất của cung Song Tử!

TÂY LÔNG:
Khối Mỹ, EU, G7 họ định nghĩa sales rất rõ – Thằng kiếm việc về cho công ty. Thường trả lương rất cao và chơi bài khá sòng phẳng. 3 tháng ko ra việc thì chia tay. Sales được cung cấp đầy đủ: Quyền, hành, xe cộ, tiền café, các đầu mối….. Hệ thống quản lý bảo mật thông tin thường rất tốt, nên đổi người chả vấn đề gì. Sau bán hàng thì Very good, Chất lượng thì ngon. Điểm duy nhất là giá cao khó bán! Với các công ty này thì Sales là cái mồm của hệ thống, nó liên tục kiếm mồi săn mồi. Cơ chế thưởng theo doanh thu rất rõ ràng. Anh Lương thì rất béo, anh Thưởng nhìn cũng khôi ngô nhưng mà chú Doanh Số thì hơi khó gần.
Mấy ông này có tố chất cung Bạch Dương và Ma kết

4- Các anh Đài Loan, Hong Kong, TQ:
Cơ bản là giống VN, pha trộn từ nhiều trường phái, nhiều triết lý quản trị sales khác nhau:
Mấy ông này có tý mưu đồ nên có chút giống Bọ Cạp!

5- Nước chủ nhà:
Người VN cực kỳ thông minh! Điều đó không cần phải bàn. Chúng ta đang học tất cả tinh hoa của các quốc gia: Từ khả năng đào sâu bới kỹ về kỹ thuật của người Nhật, Từ màu mè tô vẽ hình thức của người Hàn, Các chiêu thức đấu thầu cài cắm của người TQ, Áp doanh số và thưởng %của người Tây. Đúng là trăm hoa đua nở… Tuy nhiên cũng còn nhiều điểm yếu
Tôi thán phục 1 số công ty VN thuê người nước ngoài về làm quản lý kiếm tiền cho mình, để giải quyết vấn đề hình thức
Một số công ty ông chủ suốt ngày đi chơi mà doanh số vẫn về đều đặn. Vì họ học hỏi hệ thống của phương Tây.
Mấy ai biết được rằng JW Mariot là của VN, SOFITEL của VN và hàng chục cái hoành tráng nữa?...
Thán phục các Sales suốt ngày chơi mà vẫn bán hàng đều đặn, ngoài ra họ còn đầu tư đủ thứ nọ kia.
Thực sự phải thấy mới tin. Người VN nhân tài như lá rụng mùa thu ấy!
st by vuaseo.com
anxico
2 months ago
NỖI CÔ ĐƠN KHỞI NGHIỆP
" Thiếu tiền thì không thể dùng tình giải quyết, thiếu tình cũng đừng lấy tiền ra giải quyết" đó là câu nói của ông Lão bán trà đá phía đối diện toà nhà công ty tôi.

Chúng ta cứ bàn rất nhiều rất nhiều đến lợi nhuận và chiến lược kinh doanh nhưng còn một khía cạnh CÔ ĐƠN. Đôi khi ta chết vì cô đơn.
Ngày tôi giảng đường đại học kinh tế Quốc dân tôi có một mong muốn xây dựng một nhóm - 1 club Marketing với niềm tin cháy bỏng với kế hoạch được viết trên mặt sau của một tờ giấy hồng, đó là tờ bill mua cái usb mục đích là để lưu và chia sẻ những kế hoạch cho cả nhóm. Sau một đêm tôi đã có trên tay một bản kế hoạch " hoàn hảo" ngay ngày hôm sau tôi gọi 2 thằng bạn thân ra trình bày kế hoạch và kết quả nhận được là những lí lẽ khó khăn, cuối cùng tôi đã không thuyết phục được họ thực hiện kế hoạch đó. Tất nhiên tôi cũng không thể thực hiện được nguyện vọng hồi sinh viên đó. Tôi đã bị sự cô đơn giết chết niềm tin và động lực của mình. Bởi tôi chưa mang cho họ niềm tin và lòng nhiệt huyết.

Chúng ta có một mô hình mặc định là khi startup một nhóm thì phân trách nhiệm mỗi người một mảng, một nhiệm vụ. Từ kĩ thuật, sales hay marketing đành tạm chấp nhận mỗi người có một "khả năng" nhưng sự cô đơn sẽ ùa về khi gặp thử thách. Tôi cá là đại đa số các vị trí chủ chốt trong nhóm khởi nghiệp đó không phải ở tầm chuyên gia. Đến khi phải mặc nhiên bị ép là GIỎI NHẤT họ phải đưa ra quyết định thì chả có sự phản biện đủ mạnh từ đồng đội, việc giám sát xứng đáng với nhiệm vụ quan trọng đó, nó dẫn đến chủ quan duy ý chí. Rồi thất bại sẽ đến như một bài học thần thánh mà cuộc chiến thương trường dành cho ta.

Còn nữa. Tôi trẻ tôi chưa có vợ, thậm chí khởi nghiệp nó sẽ " nghèo khó" và không chỉ tôi mà nhiều cuộc tình chân thành tan vỡ rồi người ta đổ lỗi cho đồng tiền. Tất cả là vì tiền? Khi đó ta lại khủng hoảng về tinh thần, mà ít người ngoài có thế hiểu được, tệ hơn là ít trong số chúng ta vượt qua được! Bởi lẽ việc này nó không nằm trong KẾ HOẠCH kinh doanh. Vậy có nên hình dung tương lai như thế trong kế hoạch không?

Đến câu chuyện của tôi:

Đó là giai đoạn công ty bắt đầu tăng trưởng nhanh- đang áp lực rất lớn về nhân sự chất lượng và nguồn vốn lưu động. Tôi vẫn cô đơn về chuyện yêu đương, rồi tôi bắt gặp một cô gái Hà Nội kém tôi 8 tuổi. Tình yêu đã đến. Vậy là hết cô đơn ?

Không! Vì khi quyết định yêu tôi đã lường trước gia đình cô ấy sẽ phản đối "chuyện lấy chồng xa" vì tôi ở tỉnh lẻ. Nhưng tôi biết nguyên nhân chính là tôi chưa có cái nhà Hà Nội. Nên trước khi yêu tôi đã nói rất rõ với bạn gái điều này. Từ khi gia đình họ còn chưa phản đối, ấy thế mà mẹ cô ấy không đứng ra ngay gắt phản đối và dùng chiến thuật tâm lí khuyên - phân tích- và " mẹ buồn" ... cứ thế ngày này qua ngày khác và Bà đã thu được thành quả. Con gái bà đã dao động ghê gớm, muốn ngả theo ý mẹ, vì thương mẹ.! Dĩ nhiên tôi không trách gì suy nghĩ của họ. Nhưng tôi lại đối mặt với nỗi cô đơn giải quyết các vấn đề đó. Thật mệt, rất mệt đầu. Cũng may tôi không suy sụp và tiếp tục nỗ lực để công việc tốt hơn. Nhưng chắc chắn đôi lúc tôi đã loạng choạng muốn ngã.

Thế đấy ! Tôi viết không có một bài chuẩn để khuyên mọi người nhưng có lẽ cô đơn từ đồng đội, đối tác và đặc biệt là gia đình hay làm tất cả để khi khởi nghiệp ta có thể mất tiền hoặc được tiền chứ hãy giữ vững nền tảng đã có.

Có thể mất nhà nhưng không được mất gia đình.

Có thể biến thù thành bạn thì đừng hành động ngu ngốc nào khiến bạn bè thành kẻ thù.

Bố tôi dặn: trước khi làm gì cũng phải có kịch bản giống như một bộ phim. Làm gì cũng nên hình dung kịch bản tiếp theo.

Thân ái.
anxico
2 months ago
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH CEO CHUYÊN NGHIỆP? VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM!
Có 5 giá trị khác biệt của Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt
1. Sự kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn ở tầm cao
2. Kinh nghiệm đa quốc gia áp dụng vào thực tiễn DN Việt
3. Kiến thức, dù đơn giản hay cao siêu, luôn được diễn giải bình dân, dễ hiểu
4. Áp dụng được cho cả tập đoàn lớn, lẫn DN nhỏ và vừa
5. Có lợi cho doanh chủ, quản lý DN nhỏ lẫn CEO, QL cấp cao tập đoàn lớn (rất nhiều quản lý cấp cap và cấp trung tập đoàn lớn trong và ngoài nước là thành viên Group)

Chúng tôi tin, DN nhỏ và vừa trong thời gian qua đã thấy rõ lợi ích qua các bài viết online và các buổi chia sẻ offline. Thế còn CEO, quản lý cấp cao tập đoàn có quy mô lớn thì sao? Xin thưa, những bài viết online và những buổi hội thảo chia sẻ offline theo các chủ đề dưới đây hoàn toàn có thể áp dụng cho tập đoàn đa ngành và các công ty có quy mô lớn:

1. Corporate Governance Principles (Các nguyên tắc quản trị công ty)
2. Corporate Governance vs Corporate Management (Quản trị và Quản lý cty)
3. Network Level Strategies (Chiến lược liên kết tập đoàn đa ngành)
4. Corporate Strategies (Chiến lược tập đoàn đa ngành)
5. Business Unit Strategies (Chiến lược kinh doanh)
6. Functional Strategies (Chiến lược chức năng dành cho các khối chức năng)
7. Corporate Restructuring / Recreating ( Tái lập, tái cấu trúc tập đoàn)
8. Company Restructuring (Tái cấu trúc công ty)
9. Corporate Model (Mô hình tập đoàn – sao cho tối ưu nhất)
10. Business Model / Business Model Canvas (Mô hình KD)
11. Company Orgnanizational Structure (Cơ cấu tổ chức công ty)
12. Corporate/Company Culture (Văn hóa doanh nghiệp)
13. Brand Startegies (Chiến lược thương hiệu);
14. Marketing Strategies (Chiến lược Marketing
15. Sales Strageies (Chiến lược bán hàng)
16. Distribution Channel Strategies (Chiến lược kênh phân phối)
17. Supply Chain Strategies (Chiến lược chuỗi cung ứng)
18. Communication Strategies (Chiến lược truyền thông)
19. Finance Strategies (Chiến lược tài chính)
20. Procurement Strategies (Chiến lược mua hàng)
21. Investment Strategies (Chiến lược đầu tư)
22. HR Develoment Strategies (Chiến lược phát triển nguồn nhân lực)
23. Balanced Scorecard (Thẻ cân bằng điểm)
24. OGSM (Objectives – Goals – Strategies – Measures)
25. Business Plan (Xây dựng kế hoạch kinh doanh)
26. EDR (Executive Development Review)
27. Succession Planning (Hoạch định nhân sự kế thừa)
28. PMP (Performance Management Program - Quản trị hiệu quả làm việc)
29. Salary Structure (Cấu trúc lương, 3P – Position-Person-Perfomance)
30. Management System (Hệ thống quản lý)
31. Marketing Management (Quản lý Marketing)
32. Brand Management (Quản lý thương hiệu)
33. Sales Management (Quản lý bán hàng)
34. Finance Management (Quản lý tài chính)
35. Manufacturing Management (Quản lý sản xuất)
36. Supply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng)
37. Quality Management (Quản lý chất lượng)
38. Distribution Channel Management (Quản lý kênh phân phố)
39. HR Management & Human Capital Management (Quản lý vốn con người)
40. Risk Management (Quản lý rủi ro)
41. Financial Risk Management (Quản lý rủi ro tài chính)
42. Internal Control System (Hệ thống kiểm soát nội bộ)
43. Change Management (Quản lý sự thay đổi)
44. Investor Relatrions Management (IRM - Quản lý quan hệ nhà đầu tư)
45. Organization Development Management (Quản lý phát triển tổ chức)
46. S&OP (Hoạch định bán hàng-sản xuất)
47. SOP (Quy trình chuẩn)
48. ISO, TQM, TPM, Kaizen, 5S, Lean, 6-sigma, SQC, SPC…
49. Management & Leadership (Quản lý và lãnh đạo)
50. Company Statements (Xây dựng và truyền thông tuyên ngôn doanh nghiệp)
51. Media Crisis Management (Quản lý khủng hoảng truyền thông)...
VUASEO.COM
Vuaseo.com
2 months ago
🎯Hoạt động viếng thăm khách hàng của một Salesman thường xoay quanh quy trình sau:
Gặp gỡ thăm khỏi khách hàng
Kiểm tra hàng tồn tại cửa hàng
Chụp ảnh cửa hàng, quầy kệ, trưng bày hàng hóa
Cập nhật ghi chú ý kiến chủ cửa hàng về sản phẩm, khách hàng
Đặt đơn hàng mới
Vuaseo.com
2 months ago
🎯Nguyên tắc 3 chữ “V” về nâng cao giá trị thương hiệu
Theo cuốn sách Sticky Branding của nhà kinh tế học Jeremy Miller, ông đã đưa ra khái niệm 3 chữ “V” nhằm giải nghĩa bí quyết giúp nâng cao vị thế thương hiệu. Ba chữ “V” này đại diện cho ba tiêu chí:
Volume (Lượng cầu): Nhu cầu thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Velocity (Tốc độ): Khoảng thời gian từ lúc khách hàng bắt đầu quá trình mua hàng, cho tới lúc chốt sales nhanh hay chậm.
Value (Giá trị): Khả năng giữ gìn giá trị của sản phẩm, tức bán với giá cao mà không cần phải sử dụng các chương trình giảm giá.
Vuaseo.com
2 months ago
Cơ cấu tổ chức của Bộ phận kinh doanh – Organizational structure of the Sales Department
GIÁM ĐỐC VÙNG – REGIONAL SALE MANAGER (RSM):
1. VAI TRÒ:
– Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng dưới quyền
– Xây dựng và phát triển các kênh phân phối tại địa bàn phụ trách
– Triển khai hoạt động kinh doanh theo định hướng của công ty.
2. NHIỆM VỤ:
– Đảm bảo đội ngũ nhân sự dưới quyền thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của BGĐ
– Đảm bảo tiến độ triển khai kinh doanh đạt mục tiêu doanh thu công ty đề ra
3. QUYỀN LỢI:
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Giám đốc Vùng (RSM)
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Quản lý Khu vực (ASM) nếu có quản lý trực tiếp SS
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Giám sát Bán hàng (SS) nếu có quản lý trực tiếp SR
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Đại diện Bán hàng (SR) nếu có trực tiếp bán hàng.
QUẢN LÝ KHU VỰC – AREA SALE MANAGER (ASM):
1. VAI TRÒ:
– Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng dưới quyền
– Xây dựng và phát triển các kênh phân phối tại địa bàn phụ trách
– Triển khai hoạt động kinh doanh theo định hướng của công ty.
2. NHIỆM VỤ:
– Đảm bảo đội ngũ nhân sự dưới quyền thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của BGĐ
– Đảm bảo tiến độ triển khai kinh doanh đạt mục tiêu doanh thu công ty đề ra
3. QUYỀN LỢI:
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Quản lý Khu vực (ASM)
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Giám sát Bán hàng (SS) nếu có quản lý trực tiếp SR
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Đại diện Bán hàng (SR) nếu có trực tiếp bán hàng.
GIÁM SÁT BÁN HÀNG – SALE SUPERVISOR (SS):
1. VAI TRÒ:
– Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng dưới quyền
– Xây dựng và phát triển các kênh phân phối tại địa bàn phụ trách
– Triển khai hoạt động kinh doanh theo định hướng của công ty.
2. NHIỆM VỤ:
– Đảm bảo đội ngũ nhân sự dưới quyền thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của BGĐ
– Đảm bảo tiến độ triển khai kinh doanh đạt mục tiêu doanh thu công ty đề ra
3. QUYỀN LỢI:
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Giám sát Bán hàng (SS)
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Đại diện Bán hàng (SR) nếu có trực tiếp bán hàng.
ĐẠI DIỆN BÁN HÀNG – SALE REPRESENTATIVE (SR):
1. VAI TRÒ:
– Tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng tại địa bàn mình phụ trách
– Xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng cáo, truyền thông, tiếp thị sản các sản phẩm của công ty tại địa phương
– Là nhà phân phối các sản phẩm chiến lược của công ty tại địa bàn đăng ký
2. NHIỆM VỤ:
– Đảm bảo người dân trên địa bàn phụ trách nhận dạng được thương hiệu công ty
– Triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả mang lại lợi nhuận cao
– Chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại của khách hàng
3. QUYỀN LỢI:
– Được hưởng chính sách đãi ngộ dành cho Đại diện Bán hàng (SR) – ĐẶC QUYỀN NHÀ PHÂN PHỐI
4. CÁC CẤP ĐỘ ĐẠI DIỆN:
– Cấp độ 1: Nhân viên
– Cấp độ 2: Điểm cung ứng dịch vụ
– Cấp độ 3: Tạp hoá công nghệ 3 trong 1
– Cấp độ 4: Văn phòng Tổng đại lý (Nhà phân phối cấp 1)
TUYỂN DỤNG RSM, ASM,SS,SR TẠI
https://nhaphanphoiviet.co...
Vuaseo.com
2 months ago
Thiết kế mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng
Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng, các nhân tố tác động đến thiết kế mạng lưới phân phối, các lựa chọn thiết kế mạng lưới phân phối, thương mại điện tử và mạng lưới phân phối, mạng lưới phân phối trong thực tế.
Tìm nhà phân phối, đăng tin tuyển dụng sales, SS, SR, ASM, RSM tại
https://nhaphanphoiviet.co...
Vuaseo.com
2 months ago
Chọn nhà phân phối
Các nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí tuyển chọn nhà phân phối làm đối tác phân phối cho kênh gián tiếp
👉 Tìm nhà phân phối, đăng tin tuyển dụng sales, SS, SR, ASM, RSM tại
https://nhaphanphoiviet.co...
Vuaseo.com
2 months ago
Tổng hợp các khóa học Seo Marketing :
Toàn tập Zalo Marketing Đón xu hướng Mobile Ecommerce
https://www.fshare.vn/fold...
Kiếm tiền với Shopify Xây dựng doanh nghiệp
https://www.fshare.vn/fold...
Hướng Dẫn Lập Đọc Hiểu Và Phân Tích Các Chỉ Số Báo Cáo Tài Chính
https://www.fshare.vn/fold...
CẨM NANG ĐÀO TẠO THƯ KÝ TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP
https://www.fshare.vn/fold...
Các kỹ thuật thuyết trình chuyên nghiệp
https://www.fshare.vn/fold...
Công thức viết bài facebook bán hàng đọc là mua
https://www.fshare.vn/fold...
Bí quyết chăm sóc khách hàng hiệu quả
https://www.fshare.vn/fold...

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao với Google Adwords gia tốc
https://www.fshare.vn/file...
Làm chủ quảng cáo Adwords trong 3 ngày
https://www.fshare.vn/file...
Giải pháp bán hàng hiệu quả với Google Adwords (cơ bản đến nâng cao)
https://www.fshare.vn/file...
Google Adwords cơ bản cho người mới bắt đầu
https://www.fshare.vn/file...
Tâm lý học thuyết phục
https://www.fshare.vn/file...
Tạo động lực cho nhân viên
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Xây dựng Landing Page – Tối ưu hóa trang đích gia tăng doanh số
https://www.fshare.vn/file...
Xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
https://www.fshare.vn/file...
Xây dựng nội dung và liên kết quảng cáo Facebook
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Youtube Marketing
https://www.fshare.vn/file...
Đào tạo SEO
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Định vị thương hiệu dành cho doanh nghiệp
https://www.fshare.vn/file...
Tài chính cá nhân – các vấn đề thắc mắc thường gặp
https://www.fshare.vn/file...
Hệ thống marketing online
https://www.fshare.vn/file...
Làm chủ kỹ năng mềm
https://www.fshare.vn/file...
Khởi nghiệp quán cafe dành cho người không chuyên
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ năng làm việc ở công ty nước ngoài
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ năng phục vụ khánh hàng qua điện thoại
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ năng tư duy phản biện
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ năng tư duy sáng tạo
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ năng xin việc bảo đảm đậu
https://www.fshare.vn/file...
Kỹ thuật Google AdWords chuyên sâu
https://www.fshare.vn/file...
Làm SEO cho kinh doanh bất động sản
https://www.fshare.vn/file...
Làm Sales chuyên nghiệp bí quyết vua bán hàng
https://www.fshare.vn/file...
Làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh
https://www.fshare.vn/file...
Làm chủ giọng nói để thành công hơn trong công việc
https://www.fshare.vn/file...
Làm chủ hệ thống Marketing Online
https://www.fshare.vn/file...
Quảng cáo Facebook cơ bản 2017
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Quảng cáo Facebook nâng cao
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Tuyệt chiêu thành thạo thiết kế quảng cáo cùng Adobe Illustrator
https://www.fshare.vn/file...
3 Chìa Khóa Vàng Gíup Người Bán Hàng Thế Kỉ 21 Đột Phá Doanh Số
https://www.fshare.vn/file...
Bí quyết thành công trong khởi nghiệp kinh doanh online
https://www.fshare.vn/file...
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương tiết lộ bí quyết giao tiếp để thành công
https://www.fshare.vn/file...
3 Chìa Khóa Vàng Gíup Người Bán Hàng Thế Kỉ 21 Đột Phá Doanh Số
https://www.fshare.vn/file...
BIẾT NGƯỜI BIẾT TA VỚI MBTI
https://www.fshare.vn/file...
7 Lăng kính thấu hiểu người dùng
https://www.fshare.vn/file...
Brand KPI Đặt mục tiêu cho Thương hiệu
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Brand Posisioning
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Quy trình Khám phá Insight 3d
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Bí quyết thành công trong khởi nghiệp kinh doanh online
https://www.fshare.vn/file...
Công thức 4 bước đầu tư lợi nhuận và an toàn
https://www.fshare.vn/file...
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương Tổng quan về quản trị mâu thuẫn
https://www.fshare.vn/file...
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương Chiến lược tài chính
https://www.fshare.vn/file...
Từ lãnh đạo đến lãnh đạo cấp 5
https://www.fshare.vn/file...
NGHỆ THUẬT TẠO SỨC HÚT CÁ NH N
https://www.fshare.vn/file...
Nghệ thuật và kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
https://www.fshare.vn/file...
Sales Rich Cách bán hàng để trở nên giàu có
https://www.fshare.vn/file...
Tạo đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống
https://www.fshare.vn/file...
Tuyệt chiêu đàm phán
https://www.fshare.vn/file...
Tối ưu hóa quảng cáo facebook và chiến lược bán hàng
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Xây dựng hệ thống marketing online cơ bản cho Startup 6 tháng đầu
https://www.fshare.vn/file...
25 CHIÊU THỨC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHINH PHỤC BẤT KỲ AI 1
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
30 tuyệt chiêu gia tăng doanh số ngay lập tức
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
10 bước bắt đầu với Google AdWords bạn phải biết
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Bí quyết thuê và cho thuê nhà nhanh chóng
https://www.fshare.vn/file...
Chiến lược bán hàng trên Facebook qua profile cá nhân
https://www.fshare.vn/file...
Các vấn đề quảng cáo Facebook cơ bản
https://www.fshare.vn/file...
Công cụ quản lý tài chính cho tổ chức phi lợi nhuận
https://www.fshare.vn/file...
Google ***** ytics Căn bản
https://www.fshare.vn/file...
Growth Hacking
https://www.fshare.vn/file...
Quản lý thời gian bằng công nghệ số
https://www.fshare.vn/file...
Quản trị sự nghiệp
https://www.fshare.vn/file...
Quảng cáo Facebook cơ bản 2017
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
Quảng cáo Facebook nâng cao
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
https://www.fshare.vn/file...
SCRUM ESSENCE
https://www.fshare.vn/file...
SMS Marketing căn bản
https://www.fshare.vn/file...
Vuaseo.com
2 months ago
Full bộ Mindmap hay nhất về Marketing - sales - bán hàng - quy trình - chiến lược.
https://drive.google.com/d...
Vuaseo.com
2 months ago
7 HIỆU ỨNG TÂM LÝ CỦA KHÁCH HÀNG DÂN SALES NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

1. Nhớ kỹ danh tính khách hàng

Các nhà tâm lý học cho hay, khi nghe thấy người khác gọi tên mình, tâm lý mỗi người sẽ sản sinh một loại cảm xúc vui vẻ và thoả mãn. Trong bán hàng, nhân viên có thể dùng công cụ này để làm tiêu tan cảm giác lo lắng, cũng như làm lắng dịu sự đối lập ý kiến giữa hai bên; đồng thời chứng tỏ với khách rằng bạn khác biệt với số đông còn lại. Điều này không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ xã giao mà còn có tác dụng mở rộng phát triển bán hàng.

Để có thể nhớ được một lượng lớn tên khách hàng, hãy ghi chú lại tên của mọi người kèm theo những đặc điểm, sở thích, sở trường vào sau danh thiếp của họ. Hơn nữa, việc nhắc đi nhắc lại tên của một người cũng có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ.

2. Dùng tình cảm để thương thuyết với khách hàng

Thái độ phục vụ chân thành, tận tâm sẽ khiến khách hàng cảm động, làm tan chảy sự lạnh lùng ở họ. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm đều có mẫu mã và chất lượng gần giống nhau, do đó, việc phục vụ khách ngày càng trở nên quan trọng trong kinh doanh. Nó trở thành vấn đề đầu tiên khiến khách hàng quan tâm khi so sánh về sản phẩm. Việc cảm hóa được khách hàng, khiến họ coi trọng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có mang đến cho họ thái độ phục vụ chân thành hay không.

3. Tấn công tâm lý sợ sai của khách hàng

Chúng ta thường nói “Khi có thì không biết trân trọng, mất đi rồi mới thấy nó quý giá.” Đó chính là cảm giác của sự thiếu hụt. Khi cơ hội để đạt được thứ gì đó càng ít thì giá trị của nó càng được hiện rõ.

Khi người bán sử dụng chiến lược “số lượng có hạn”, ví dụ, “những sản phẩm này của chúng tôi số lượng có hạn và đang rất được chú ý,” sẽ giúp thúc đẩy quá trình mua sắm của khách. Khi nhân viên phát hiện thấy khách hàng có hứng thú với sản phẩm, đừng quên nhắc nhở họ rằng, “Đây là sản phẩm mới của công ty chúng tôi, và bộ này cũng là bộ cuối cùng đấy ạ. Nếu lần này quý khách không mua thì chắc chắn chị sẽ tiếc đấy ạ.” Cơ hội sở hữu sản phẩm càng ít, tầm quan trọng của nó đối với khách hàng càng được đẩy lên cao.

4. Con người quan trọng hơn sản phẩm

Bán hàng là một công việc rất tỉ mỉ. Nó không đơn giản chỉ là giao dịch giữa bên bán và bên mua; mà còn cần bạn đầu tư thời gian vào việc phục vụ khách hàng; dùng sự chân thành và nhân cách của bạn để cảm hóa họ. Có những khách hàng khi chọn lựa sản phẩm của bạn không phải vì chúng tốt hơn của những người khác, mà bởi bạn biết sắp xếp công việc hơn người khác, khiến họ thoải mái và dễ chịu hơn.
Thương hiệu cá nhân là cách tốt nhất để mang lại khách hàng trung thành. Trước bán hàng, hãy bán thương hiệu của mình.

5. Thay đổi tư duy để thu hút khách hàng

Chúng ta bổ táo thường hay có thói quen bổ dọc. Vậy sẽ ra sao nếu ta bổ ngang? Đó có thể là một thử nghiệm mới mẻ với tư duy khác thường. Những việc đi ngược với lẽ thường có thể được coi là nền tảng của sự sáng tạo, đồng thời tạo nên tiền đề của sự phát triển.

Bán hàng là một nghệ thuật. Chúng ta thường bị thu hút bởi những tư duy đi ngược lối mòn. Nếu biết cách áp dụng những suy nghĩ mới mẻ đó vào quá trình bán hàng thì việc thu hút khách không phải là chuyện khó.
6. Đứng ở góc độ khách hàng để nhìn nhận vấn đề
Đôi khi chính khách hàng cũng không biết đâu là vấn đề họ phải đối mặt và cách giải quyết chúng là gì. Bởi vậy, nhân viên bán hàng phải đứng trên lập trường của khách để suy xét, giúp họ đưa ra những hướng giải quyết tối ưu.

Cách thực dụng nhất là đưa ra phương án có thể tăng giá trị sản phẩm và giảm số tiền chi trả. Đừng tính toán quá chi li, mà hãy nghĩ xa hơn để mối quan hệ hai bên thêm bền chặt. Nhờ đó khiến tâm lý của khách hàng thoải mái, sẵn lòng hợp tác lâu dài với bạn.

7. Dùng tình cảm để giữ chân khách hàng cũ

Giữ chân một khách hàng cũ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với kiếm tìm một khách hàng mới. Do vậy, bạn hãy xây dựng, củng cố lòng trung thành của khách hàng bằng sự trung thực, thái độ tích cực, chân thành của mình nhằm giúp họ tháo gỡ những vấn đề nan giải.

Nguồn: Phamngocanh
Vuaseo.com
2 months ago
NGƯỜI QUẢN LÝ SẼ LÀM GÌ KHI: QUYẾT ĐỊNH PROMOTE 1 NHÂN VIÊN LÊN VỊ TRÍ LEADER, NHƯNG 1 NHÂN VIÊN KHÁC KHÔNG TÔN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH VÀ TỎ RA CHỐNG ĐỐI.

🚀Tối thứ 7 khi Thắng làm Mentor cho 1 bạn Head of Sales & MKT đang gặp phải vấn đề như sau :

🚀Sales team có 2 bạn được cho cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình, sau đó sẽ review và chọn ra 1 trong 2 bạn promote lên vị trí Leader.

🚀Sau đó đã chọn được 1 bạn và promote bạn đó lên Leader.
Nhưng rắc rối bắt đầu xảy ra : bạn còn lại tỏ ra không phục quyết định của Ban lãnh đạo công ty, bạn tỏ ra chống đối ra mặt sau khi nghe quyết định.

🚀Mặc dù bạn Head of Sales & MKT đã ngồi nói chuyện riêng, nhưng bạn nhân viên đó vẫn không thay đổi thái độ.
Sau khi hỏi bạn Head of Sales & MKT đã nói những gì với bạn đó, Thắng phát hiện bạn chưa nói rõ được lý do dẫn đến quyết định của Ban lãnh đạo công ty, cũng như thuyết phục và yêu cầu được bạn NV đó thay đổi thái độ theo hướng tích cực hơn, để không ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bạn cùng đội ngũ.

🚀Thắng đã tư vấn như sau :
1.Bạn nên ngồi lại nói chuyện 1:1 với bạn NV đó.
2.Đưa ra lý do tại sao Ban Giám đốc đã chọn bạn kia, với các dẫn chứng có con số cụ thể như : tỷ lệ % đạt được KPI, tính kỷ luật, thái độ làm việc, tinh thần làm việc nhóm, khả năng truyền tải thông tin, huấn luyện và hỗ trợ đội ngũ khi bán hàng...
3.Cương quyết và nghiêm khắc nhắc lại: chuyện phải thay đổi thái độ làm việc và ứng xử, để các bạn trong team tôn trọng chính bạn, khi bạn tỏ ra tôn trọng quyết định của BGĐ, cũng như bạn Leader đã được promote.
4.Đưa ra deadline cụ thể, hẹn sẽ review lại performance, có biên bản cuộc họp để sau này có evidence nói chuyện với nhau.
5.Hứa trao cho bạn cơ hội được promote nếu bạn chấp nhận tiếp tục phấn đấu hết mình với kết quả tốt hơn hiện tại.

🚀Đây là câu chuyện đâu đó chúng ta đã và đang gặp phải, khi quản lý đội ngũ nhân viên .
Việc gì cũng có thể giải quyết, chỉ cần chúng ta chịu khó lắng nghe, quan sát, nói chuyện rõ ràng với các con số cụ thể, vì các con số không bao giờ nói dối, thông điệp trình bày ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, thấu tình đạt lý, nói phải củ cải cũng nghe là vậy😎

🚀Hy vọng đây là 1 case study giúp các bạn trẻ bắt đầu làm Quản lý xử lý được tình huống trong công việc hàng ngày.
#LEADERSHIP
#COACHING
Vuaseo.com
2 months ago
Bộ Tài liệu huấn luyện SALES chuyên nghiệp
https://drive.google.com/f...

Nothing found!

Sorry, but we could not find anything in our database for your search query {{search_query}}. Please try again by typing other keywords.