Logo
Vuaseo.com
2 months ago
**CHUYỆN NGHỀ SALE: HÃY LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG CÓ CẢM XÚC **nhưng đừng bán một cảm xúc nhất định cho mọi khách hàng
Bạn có nhận ra là có rất nhiều nhân viên bán hàng hầu như không có cảm xúc khi bán hàng. Họ làm việc như một chiếc máy được lập trình sẵn. Với một kịch bản bán hàng nghèo nàn được hướng dẫn ban đầu, họ cứ như vậy lặp đi lặp lại. Có thể những người nhân viên đó vẫn bán được hàng. Nhưng họ lại khó có thể khai thác vị khách hàng đó và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Người bán hàng thành công luôn nghĩ rằng họ có thể mang đến cho khách hàng nhiều giá trị hơn mà khách hàng mong đợi. Khách hàng vừa có được sản phẩm họ ưng ý vừa nhận thêm nhiều giá trị cảm xúc tích cực. Trong mỗi lần gặp khách hàng, họ luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt tình hướng dẫn, tư vấn và điều đó khiến khách hàng cảm thấy phấn khích khi mua sản phẩm, dù giá trị có thể đắt hơn ở nơi khác.
Vậy có bao giờ bạn thắc mắc làm sao để đem lại cảm xúc hài lòng, phấn khích đó cho khách hàng của mình? Xem câu trả lời dưới cmt nhé!
#kinhdoanh #chiase
Vuaseo.com
2 months ago
Lãnh đạo chính là một môn nghệ thuật khoa học và là quá trình học tập suốt đời. Lãnh đạo chưa hẳn phải là một chuyên gia hay người xuất chúng nhưng 1 trong 4Q, thì những người lãnh đạo doanh nghiệp thành công tôi quen luôn có sẵn.

1. IQ - CHỈ SỐ TRÍ TUỆ
Đầu những năm 1900, hàng tá bài kiểm tra trí thông minh đã ra đời ở châu Âu và Mỹ, với mục đích tạo cách thức công bằng để đo lường khả năng nhận thức của một người. Bài kiểm tra đầu tiên trong số này được phát triển bởi nhà tâm lý học Alfred Binet, người được chính phủ Pháp ủy nhiệm để xác định những học sinh gặp nhiều khó khăn nhất ở trường.

Mặc dù những CEO hàng đầu thường có chỉ số IQ cao, nhưng chỉ riêng IQ chưa chắc đã giúp bạn trở thành một thủ lĩnh giỏi.

2. EQ - CHỈ SỐ CẢM XÚC
Mặc dù thuật ngữ Chỉ số cảm xúc EQ xuất hiện khá muộn lần đầu tiên vào năm 1964 nhưng nó thực sự bùng nổ vào năm 1995 với cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” của Daniel Goleman.
Ngày nay, người ta thừa nhận rộng rãi rằng các nhà lãnh đạo phải phát triển năm khía cạnh của EQ: sự đồng cảm, khả năng giao tiếp hoặc kỹ năng xã hội, khả năng nhận thức vấn đề xung quanh và động lực nội tại mạnh mẽ

Cân bằng được cả 5 yếu tố trên cũng tương đối khó vì công việc lãnh đạo vốn dĩ đã rất áp lực, luôn phải đau đáu về lợi nhuận, về KPI và lợi ích của các bên liên quan. Tuy nhiên phải nói thật rằng những người bạn có EQ cao mà tôi biết, họ có khả năng ảnh hưởng rất lớn với đội ngũ của mình.

3. SQ - CHỈ SỐ CHIẾN LƯỢC
Định nghĩa về chiến lược của ngôn ngữ Oxford là "một kế hoạch hành động hoặc chính sách được thiết kế để đạt được mục tiêu chính hoặc mục tiêu tổng thể". Nhìn chung công việc của lãnh đạo là làm chiến lược, dựa trên sứ mệnh hướng tới, thị trường và nguồn lực hiện có... Và sau đó khởi động chiến lược để kéo mọi người hào hứng cùng tiến lên phía trước.

... Nhưng SQ không thực thi thì chỉ là mơ mộng vì thế, chúng ta cần XQ để có được kết quả.

4. XQ - CHỈ SỐ THỰC THI
Không có định nghĩa từ điển nào về XQ nhưng tôi cho rằng nó là năng lực giải quyết vấn đề nhạy bén và khả năng nảy số nhanh với mọi biến chuyển có thể xảy ra.

Nghe tưởng ông sếp suốt ngày hùng hục xử lý công việc khó hộ nhân viên ư? Không phải đâu, XQ cần phải tồn tại hài hòa với các Q khác, nếu không các cá nhân, tập thể và tổ chức không thể theo đuổi và phát huy được lâu dài. Nhưng không phủ nhận rằng chỉ cần sếp đưa ra vài gợi ý hướng xử lý vấn đề cũng đã là sự động viên, là bệ phóng tinh thần to lớn cho nhân sự.
Nếu IQ là nền tảng, EQ cho phép cộng tác, SQ vạch ra hành trình thì XQ đưa chúng ta đến đích. Các nhà lãnh đạo từ 9x, 8x hay 7x hãy cố gắng trau dồi, phát triển và cân bằng bốn chỉ số này để phát huy hết tiềm năng
#kinhdoanh #loikhuyen #chiase #doanhnhan

Nothing found!

Sorry, but we could not find anything in our database for your search query {{search_query}}. Please try again by typing other keywords.