Logo
Vuaseo.com
Mâu thuẫn trong đơn vị, đuổi một người hay đuổi cả 2
Thứ tư tuần trước tôi có tạo môt chủ đề "2 nhân viên luôn mâu thuẫn nhau, Bạn sẽ đuổi người hay gây mâu thuẫn hay đuổi cả hai?". Tôi đưa chủ đề này ra vì trải qua hơn 23 năm làm việc với gần 19 năm làm quản lý trong cả môi trường quản lý nhà nước và doanh nghiệp, chứng kiến nhiều loại mâu thuẫn. Ngấm ngầm có, công khai có, triệt hạ có, hủy diệt có. Tuy nhiên, không phải mâu thuẫn nào cũng xấu. Có mâu thuẫn lại là tác nhân thúc đẩy sự thay đổi để tạo ra hiệu quả trong công việc qua đó giúp các cá nhân hợp tác với nhau tốt hơn, găn kết hơn. Nếu không có mâu thuẫn có khi đấy lại là điều không tốt vì môi trường làm việc không có động lực, mọi người an phận thủ thường tránh né xung đột gây trì trệ, quan lieu trong tổ chức. Cái này rất giống mới môi trường của một số cơ quan có yếu tố nhà nước. Nhưng nếu mâu thuẫn nhiều và gay gắt sẽ dẫn đến nội bộ lục đục, gây bè kết đảng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị. Mâu thuẫn bùng phát mạnh có thể làm đình chệ sản xuất, đình chệ bán hàng, chất lượng dịch vụ xuống thấp, khách hàng bỏ đi, nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phá sản.

Mâu thuẫn làm lộ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn của đơn vị. Có thể chia ra làm một số loại mâu thuần:

i) Sắp xếp nhân sự chưa phù hợp, các nhóm tính cách xung đột trực diện nhau (I – C, D – S) trong cùng nhóm dẫn đến hai bên không thích nhau, không thống nhất cách làm dẫn đến không hợp tác. Cái này rất phổ biến vì lúc đầu là mâu thuẫn trong công việc dần dẫn đến mâu thuẫn cá nhân (liên quan đến cảm xúc) với nguy cơ không thể hàn gắn. Với trường hợp này Sếp cần tháo gỡ sớm, cùng nhau làm rõ các vấn đề xung đột và thống nhất cách tháo gỡ để tránh chuyển sang mâu thuẫn cá nhân sâu sắc. Nếu mâu thuẫn quá sâu sắc thì nên tách họ sang các bộ phận khác nhau để tránh xung đội.

ii) Mâu thuẫn do quy trình công việc không rõ ràng dẫn đến sự hỗn loạn trong xử lý công việc. Vì không rõ ràng nên ai cũng cho mình là nhất là đúng nên không chịu phối hợp với nhau cùng xử lý. Mâu thuẫn này rất hay xẩy ra giữa bộ phận bán hàng và hỗ trợ, sản xuất và quản lý chất lượng vì bản thân các bộ phận này được sinh ra để kiểm soát lẫn nhau nhằm giảm thiểu rủi ro. Với trường hợp này Sếp cần ngồi cùng các bên để chuẩn hóa lại quy trình, thống nhất kế hoạch và định hướng phát triển để giúp các bộ phận nhìn cùng một phía. Các quy trình, quy định, chuẩn mực và kể cả kế hoạch chiến lược đều phải ban hành dưới dạng văn bản để làm chuẩn mực. Ngoài ra còn phải truyền thông đến từng cán bộ để đảm bảo hiểu và tuân thủ.

iii) Mâu thuẫn do phân công công việc không hợp lý, bản chất năng lực Sếp yếu dẫn đến phân công việc chồng chéo gây rối loạn trong đơn vị. Rất nhiều Sếp mới được bổ nhiệm hoặc Sếp làm kỹ thuật, chuyên môn, sale được bổ nhiệm nhưng chưa qua đào tạo, huấn luyện dẫn đến yếu năng lực quản lý. Trường hợp này nếu là Doanh Chủ thì nên sớm có người Coach hoặc Mentor. Nếu làm quản lý cấp trung thì cần có sự hỗ trợ từ sếp trên.

iv) Mâu thuẫn do bè phái, thiếu minh bạch của Sếp, không có/hoặc văn hóa doanh nghiệp yếu dẫn đến mâu thuẫn phát sinh như cỏ mọc sau mưa. Doanh chủ nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp theo hướng minh bạch hóa, xây dựng hệ giá trị cốt lõi lành mạnh của doanh nghiệp. Chính hệ thống giá trị cốt lõi là động lực chủ yêu thúc đẩy mọi người làm việc, găn kết nhân viên, kết nối với khách hàng, đối tác giúp doanh nghiệp cất cánh. Để tạo lập văn hóa doanh nghiệp Doanh chủ cần tạo lập chuẩn mức (giá trị cốt lõi) phù hợp với chiến lược của công ty, truyền thông và tạo các hoạt động để chuyển hóa các chuẩn mực này thành thói quen trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên khi mâu thuẫn đã xảy ra, chúng ta vẫn phải đưa ra quyết định. Cách đơn giản nhất là lấy quyền làm sếp để quyết định đuổi hoặc chuyển nhóm công việc. Cách làm này có 2 hệ quả: Nếu đúng thì mâu thuẫn được giải quyết sớm nhưng vẫn không xử lý tận gốc nên vẫn sẽ tiếp tục phát sinh mâu thuẫn trong đơn vị; Nếu quyết định sai sẽ dẫn đến oán thán trong tổ chức, sụt giảm tinh thần làm việc, tinh thần trách nhiệm. Cách thoả hiệp hay né tránh chỉ có thể làm lơ hoặc tạm thời hoãn binh nhưng mâu thuẫn lại sẽ bùng lên. Cách tốt nhất là mời các bên ngồi lại và tìm hiểu rõ nguyên nhân, không phán xét để tập trung giải quyết vấn đề như đã trao đổi ở trên. Trường hợp mâu thuẫn lại phát sinh thì sẽ quyết định cho nghỉ việc một hay cả 2 tùy vào từng trường hợp cụ thể. (Có trường hợp phải cho nghỉ việc cả 2 để làm gương - tất nhiên phải đúng luật và cả 2 người này bất hợp tác gây hại cho tổ chức).

Trong thực tế sẽ không có quyết định nào trở thành công thức vì còn phụ thuộc vào bối cảnh và hệ quả của việc ra quyết định. Người làm lãnh đạo nếu vì một phút nóng vội ra quyết định ngay thì có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn cho đơn vị khi đuổi một nhân viên chủ chốt hoặc xử lý không thỏa đáng. Dù là ai khi được giao quá nhiều trọng trách và quyền lực rất dễ trở thành kiêu binh vì vậy việc chuẩn bị lực lượng dự phòng cho các vị trí quan trọng cũng giúp giảm áp lực mâu thuẫn trong đơn vị.

Chúc các Anh/Chị và các Bạn một tuần mới nhiều thành công

Bùi Đỗ Mạnh
Giám đốc Viện Đào tạo và Phát triển ONEBANK
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
2 months ago

Chưa có trả lời nào!

It seems that this publication does not yet have any comments. In order to respond to this publication from Vuaseo.com , click on at the bottom under it