Logo
Vuaseo.com
2 months ago
Kế hoạch của 1 ngày để làm việc hiệu quả
1. Lên kế hoạch cho ngày mới vào mỗi sáng:
Nếu đến cuối ngày bạn vẫn thường tự hỏi không biết ngày hôm nay mình đã làm được gì thì có lẽ món tráng miệng này là một lựa chọn không tồi cho bạn. Lên kế hoạch trước cho cả ngày chỉ mất 5-10 phút. Bạn cũng có thể lên kế hoạch từ đêm hôm trước.

2 .Hoàn thành tất cả những công việc quan trọng nhất đầu tiên trong ngày
Không phải tất cả các công việc trong danh sách việc phải làm đều có ý nghĩa tương đương nhau. Hãy đặt cho mỗi mục trên danh sách một mức độ ưu tiên A, B hoặc C rồi hoàn thành tất cả những công việc loại A đầu tiên trong ngày.

3.Viết nhật ký thành công mỗi tối
Chúng ta rất dễ bị đắm chìm trong thất bại và thiếu sót, nhưng thực ra mỗi ngày đều có những thành công nhất định. Hãy làm một cuốn nhật ký thành công và hàng ngày viết vào đó những điều khiến bạn thích thú.

4.Tập thể dục 3 lần mỗi tuần
Nếu bạn thấy tập thể dục thường xuyên giúp bạn có thêm năng lượng thì có lẽ vai trò của nó cũng quan trọng như vai trò của một kịch bản nói chuyện điện thoại đối với marketing hiệu quả.

5.Ngủ 8 tiếng mỗi đêm
Tước đoạt thời gian ngủ của bản thân không phải là một cách quản lý thời gian hiệu quả và chẳng mấy chốc phản tác dụng. Không phải ai cũng cần ngủ đúng tám tiếng, vì vậy hãy thay nó bằng một con số phù hợp với nhu cầu của bạn.

6.Thiền định nửa giờ mỗi ngày
Thiền định, vẽ tranh, nghe nhạc, làm vườn và may vá là một số ít trong số rất nhiều hoạt động giúp bạn thư giãn và suy ngẫm trong yên lặng. Bất kỳ hành động lơ đãng nào cũng có hiệu quả tương tự, với mục đích là để cho bộ não đã hoạt động quá công suất của bạn được nghỉ ngơi.

7. Mỗi tuần dành ra một ngày xả hơi
Có rất nhiều kiểu thư giãn, và có lẽ bạn cần một hoạt động thú vị hơn là chỉ nghỉ ngơi. Lên kế hoạch trước cho một ngày xả hơi sẽ bảo đảm rằng nó sẽ xảy ra.

8. Hình dung ra thành công hàng ngày.
Đây là một phương pháp đã được chứng minh là có thể tăng cường khả năng thành công. Hãy dành vài phút mỗi ngày để hình dung ra cảnh mình thành công trong marketing, chào hàng và đạt được những phần thưởng quan trọng với bạn. Rồi có lẽ bạn sẽ muốn làm điều này ba lần mỗi ngày.
Vuaseo.com
2 months ago
Người khởi nghiệp học được gì từ cướp biển vùng Caribe ?!
Có một câu hỏi hay và nhiều người hỏi là:

Nếu làm việc chăm chỉ mà vẫn không mang lại kết quả mong muốn?

>>> Lời khuyên của tôi là hãy xem phim Cướp biển vùng Caribe !

Còn những câu hỏi sau thì sao ?

- Làm thế nào để xác định được chính xác “những điều quan trọng nhất” trong đời - những điều có vai trò quyết định đến chất lượng sống của bạn, mang đến cho bạn một cuộc sống thành đạt ngoài xã hội và yên bình trong nội tâm?

- Làm thế nào nhận diện sứ mệnh của bạn và tạo lập một viễn cảnh tương lai mạnh mẽ đem lại ý nghĩa và mục đích và trên thực tế, trở thành ADN của cuộc đời bạn.

- Làm thế nào tạo ra sự cân bằng và sự hiệp lực giữa các vai trò khác nhau trong cuộc sống của bạn.

- Làm thế nào xác lập và đạt được các mục tiêu dựa trên các nguyên tắc để đem lại chất lượng cao nhất cho cuộc sống.

- Làm thế nào để hành động chính trực vào những thời khắc quyết định - nghĩa là tỉnh táo và khôn ngoan để xác định đúng “ưu tiên cho điều quan trọng nhất” là bám giữ kế hoạch cũ hay thay đổi nó… và để có thể làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng với niềm tin và sự thanh thản.

>>> Lời khuyên của tôi vẫn là hãy xem phim Cướp biển vùng Caribe,... và đọc sách “Tư duy tối ưu” của Stephen Covey.

Trong bài viết này tôi chỉ chia sẻ với các bạn 2 điều hay nhất tôi cảm nhận được từ bộ phim còn cuốn sách mời bạn mua và tìm đọc nha !

*************************************

Loạt phim cướp biển vùng Caribe không những mang tính giải trí cao mà còn mang lại cho chúng ta những điều đáng để suy ngẫm và áp dụng trong cuộc sống, trong khởi nghiệp.

Trong phim, Jack Sparrow là một nhân vật cực kỳ lập dị, xấu không ra xấu, tốt chẳng ra tốt, lại lắm lời, dơ dáy, và đồng bóng… nhưng lại được nhiều khán giả yêu mến và thậm chí cuồng.

Jack Sparrow là cướp biển vùng Caribe, cướp biển vùng Caribe cũng chính là Jack Sparrow, vì chính anh tạo nên trên 80% thương hiệu cho bộ phim. Câu nói nổi tiếng nhất của Jack Sparrow trong loạt phim có lẽ là:

“Vấn đề không phải là vấn đề, vấn đề là thái độ của bạn đối với vấn đề”

Keyword “THÁI ĐỘ” từ cổ chí kim và trong nhiều bài viết trong group đều khẳng định là quan trọng nhất góp phần nên thành công của bạn. Cuộc sống và khởi nghiệp vốn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, và thái độ của bạn đối với vấn đề là yếu tố tiên quyết để xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Lúc nào có vấn đề cần giải quyết, hãy nghĩ đến tên cướp biển lập dị Jack Sparrow !

Trong phim ngoài những con tầu gắn liền với cướp biển, thì hình ảnh chiếc LA BÀN mới là điểm nhấn nhất gắn liền với sinh mệnh của Jack Sparrow. Mỗi khi cần một hướng đi, Jack Sparrow mở lắp chiếc la bàn ra, và kim chiếc la bàn sẽ chỉ. Thật đơn giản quá đi !,

Stephen Covey, tác giả cuối sách nổi tiếng “7 thói quen của người thành đạt”, có một câu nói nổi tiếng trong cuốn sách “Tư duy tối ưu” là chúng ta cần chiếc la bàn chứ không phải những chiếc đồng hồ trên tường, bởi vì hướng đi mới quan trọng nhất chứ không phải là tốc độ hay thời gian. Một người lãnh đạo tốt cần có một chiếc la bàn trong đầu và kim chỉ nam trong trái tim.

Chiếc la bàn chiến lược của thầy Trần Kim Thành mình được xem qua bài recap của anh Dinh Duy Linh cũng thật tuyệt vời, bởi nó chỉ cho chúng ta hướng đi. Ai chưa đọc bài recap của anh Đinh Duy Linh mời xem lại nhé !

Chà chà, THÁI ĐỘ và LA BÀN, 2 thứ đã giúp một tên cướp biển lập dị như Jack Sparrow trở thành bất tử. Nếu chúng ta cũng có 2 thứ đó, chả lẻ…

Nguyễn Tiến Hoàng - CEO FTC GROUP
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Vì sao hàng hiệu Nhật Bản lại có chất lượng tốt
Đang ngồi ăn cơm với gia đình, chợt âm thanh Tivi phát lên rất vang chương trình quảng cáo: “ Bạn hãy yên tâm nhé! Sản phẩm của chúng tôi là hàng Việt Nam, chất lượng Nhật”.
Quả là người Nhật đã thành công tại Việt Nam khi tạo được ấn tượng bất di, bất dịch: “ Cứ hàng Nhật là tốt, là bền”. Hàng Nhật Bản đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới về chất lượng, độ bền cũng như thương hiệu của mình.
VẬY, VÌ SAO HÀNG HIỆU NHẬT BẢN LẠI CÓ CHẤT LƯỢNG TỐT?

TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT.

Người Nhật có triết lý kinh doanh là luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Các nhà sản xuất Nhật Bản quan niệm rằng, càng ngày con người sẽ dần dần chọn cho mình những sản phẩm tốt để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của mình. Vì vậy, doanh nghiệp nào cung cấp những sản phẩm có chất lượng không tốt thì sẽ không có được sự phát triển, không có thành công một cách bền vững. Ở bất kỳ doanh nghiệp Nhật Bản nào, yếu tố CHẤT LƯỢNG sản phẩm đều được ưu tiên hàng đầu. Làm thế nào để sản xuất ra 1 sản phẩm chất lượng tốt nhất để phục vụ khách hàng và chiếm được lòng tin của khách hàng là kim chỉ nam của các doanh nghiệp Nhật.

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHẶT CHẼ

Trong sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp Nhật luôn có những quy trình quản lý chặt chẽ. Từ khâu nhập khẩu, kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, đến các công đoạn sản xuất, kiểm tra thành phẩm, xuất cho khách hàng. Các nhân viên khi mới vào cần phải học thuộc đúng các quy trình đó mới được thao tác thực tế. Công đoạn sau là khách hàng của công đoạn trước. Vì vậy, để làm hài lòng khách hàng gần nhất thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả thao tác, liên tục cải tiến tại vị trí công đoạn của mình.

CON NGƯỜI LÀM NÊN CHẤT LƯỢNG

Người Nhật là những con người rất cầu toàn, biết giữ chữ tín và rất chăm chỉ. Điển hình là họ không bao giờ đi muộn, dù chỉ là 1 phút. Ở Nhật Bản, những chiếc xe buýt hay tàu điện cứ đúng giờ là chạy, không bao giờ chờ đợi ai. Nếu có trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thời tiết ( thường là rất ít) … thì khách hàng trước khi xuống xe đều được phát cho 1 tờ giấy xác nhận thời gian đi muộn với lý do gì để có thể nộp lại cho cơ quan nơi mình làm việc.

Nếu có lỗi, người Nhật sẽ thật lòng nhận lỗi, nếu sản phẩm bị hỏng hóc, họ sẵn sàng thu hồi sản phẩm, xin lỗi người tiêu dùng, khắc phục một cách thỏa đáng nhất để đảm bảo uy tín. Với người Nhật, xin lỗi là một điều hoàn toàn bình thường. Bởi xin lỗi không phải là thất bại, không phải là bị cấp trên đánh giá thấp… mà đó chính là sự nhìn nhận thẳng thắn vào sự thật để có sự cải tiến cho công việc tiếp theo, rút ra kinh nghiệm cho mình. Do đó, người Nhật quan niệm rằng, người nào biết xin lỗi là người có ý chí cầu tiến, phát triển mình và sẽ được đánh giá cao.

Tôi đã có dịp sang Nhật công tác đúng vào giữa tháng 3 năm 2011, ngay sau khi động đất sóng thần ở vùng Đông Bắc Nhật Bản xảy ra. Tôi vẫn nhớ mãi ngày đi ra sân bay Narita để trở về Việt Nam, tôi đã nhìn thấy một băng rôn khẩu hiệu rất to được treo ngay ngắn ở cửa sân bay: “ Tất cả người dân Nhật Bản vô cùng xin lỗi quý khách vì trận động đất sóng thần này, chúng tôi rất hy vọng quý vị sẽ quay trở lại Nhật Bản trong thời gian sớm nhất” Trong khi một số người nước ngoài lo sợ phóng xạ, vội vã mua vé bay về quê hương thì ắt hẳn khi họ đọc được những dòng chữ này, họ sẽ thấy thật khâm phục người Nhật. Những người Nhật – họ xin lỗi ngay cả khi họ chẳng có lỗi gì cả mà chỉ là họ cảm thấy làm phiền người khác.

Với tính cách và đặc trưng của người Nhật như vậy, họ luôn tự nhận trách nhiệm và luôn ý thức việc làm ra sản phẩm chất lượng hàng đầu là ưu tiên số 1.

NGẪM NGHĨ

Ở ta, một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trẻ thường rất hay quan tâm đến thương hiệu, trong khi cái cần quan tâm là chất lượng thì thường ít được chú trọng hơn. Hàng Việt Nam chất lượng cao thì xuất khẩu, còn hàng trong nước thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí còn gian dối gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng…

Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của thầy Sơn Đức Nguyễn trong bài giảng về Thương hiệu ở lớp CEOHN01: “ Tôi đã từng từ chối rất nhiều khách hàng đề xuất tư vấn về thương hiệu vì xét thấy chất lượng sản phẩm của các khách hàng đó không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tôi đã nói với họ: xin hãy làm tốt chất lượng sản phẩm của mình rồi hãy nghĩ đến thương hiệu!” Một câu nói thật đáng suy ngẫm!

Tác giả: Bùi Thị Thu Hằng.
anxico
2 months ago
10 cách kiểm tra xem dữ liệu kinh doanh nội bộ doanh nghiệp có bị rò rỉ hay bị mất trộm không
Với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, startup thì việc bị mất những dữ liệu kinh doanh sẽ có nguy cơ phá sản cao, vì sức đề kháng không sánh được với công ty lớn, tập đoàn.

Nếu dữ liệu kinh doanh (databse) chẳng may rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, họ biết giá vốn của bạn, biết luôn cả khách hàng mua hàng thường xuyên và biết ngay cả chính sách bán hàng với khách hàng ấy thì ‘bạn thua và đối thủ thắng là điều dễ hiểu’. Trong thực tế hay xảy ra tình trạng là chính nhân viên chủ chốt lấy dữ liệu, bí mật kinh doanh và ra riêng, mở doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, đây là nỗi nhức nhối với đa số doanh chủ Việt.

Như bài trước tôi đề cập, theo thống kê nguyên nhân bị rò rỉ, mất mát thông tin do yếu tố của con người là chiếm tỉ trọng lớn nhất - có thể là nhân viên nội bộ "nuôi ong tay áo" và người bên ngoài nhất là từ các công ty cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu, sau đó mới đến các yếu tố như hacker hay các yếu tố tấn công từ bên ngoài khác.

Và dưới đây là 10 cách để doanh chủ tự kiểm tra xem dữ liệu có đang bị rò rỉ hay tệ hại hơn bị đánh cắp hay không.

01. Khách hàng ruột, khách hàng thân thiết tự nhiên thấy chuyển sang mua sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, khi hỏi thăm thì nguyên nhân rất ‘lòng vòng’, cơ bản là có đơn vị khác cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn.

02. Khách hàng thân thiết tự nhiên mua ít đi, có thể lý do là khách hàng nhận email tiếp thị, chào hàng, tiếp cận với các món hời, giá quá rẻ, quá phù hợp nhu cầu… Đặc biệt bạn cần quan tâm đến những khách hàng có doanh số cao vì theo nguyên tắc 80/20, 20% khách hàng VIP này sẽ chiếm 80% lợi nhuận của bạn, 20% đối tượng khách hàng VIP là “món mồi” béo bở nhất mà đối thủ cạnh tranh của bạn “thèm thuồng” nhất.

03. Số lượng khách hàng giảm đi rõ rệt có thể vì database nội bộ bị luộc nên đối thủ quảng cáo, telephone, sales chiếm mất.

04. Khách hàng đang sử dụng tự nhiên khó tính hơn hẳn, hỏi những thứ yêu cầu cao, đòi giá phải giảm sâu vì có thể họ nhận thư chào hàng hấp dẫn từ đối thủ cạnh tranh.

05. Khách hàng cũ tự nhiên hỏi tới các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với bạn và yêu cầu so sánh giá trị thuộc tính giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, vì họ nghi ngờ bạn đang cung cấp với giá quá cao.

06. Khách hàng quay lại mua hàng giảm hơn nhiều, rất có thể đã bị đối thủ dụ đi mất rồi đấy.

07. Khách hàng không mua số lượng nhiều như trước dù dựa trên lịch sử giao dịch bạn biết rõ nhu cầu khách hàng không thay đổi. Rất có thể khách hàng đang thử chuyển sang dùng dịch vụ của đối thủ với offer hấp dẫn, nhưng họ cần thời gian kiểm chứng nên vẫn đặt hàng “lai rai” từ bạn sau đó khi đã tin tưởng đối thủ của bạn, họ sẽ cắt đơn hàng thôi.

08. Người vào website giảm đi mặc dù tiền chi quảng cáo vẫn gia tăng, hệ thống quản lý online của bạn vẫn hoạt động miệt mài mỗi ngày, có thể khách hàng đang chuyển sang một website của đối thủ khác.

09. Tình hình kinh doanh đi xuống hoặc giữ nguyên mặc dù thị trường rất tốt, thời điểm rất tốt, hệ thống quản trị nội bộ của bạn vẫn bình thường.

10. Chi nhiều tiền vào marketing online nhưng tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng tiềm năng vẫn không tăng.

Các bạn có càng nhiều dấu hiệu trên khả năng đang bị "luộc database" là càng lớn vậy. Hãy suy ngẫm cẩn trọng về điều này.

Hiểu rõ về giá trị của dữ liệu, của thông tin kinh doanh để người doanh chủ có cách quản trị phù hợp, tránh những rủi ro đáng tiếc từ "nuôi ông tay áo", "ngây thơ khi giao phó dữ liệu bán hàng cho nhà cung cấp thủ ác"...

Tóm lại, nếu bạn chưa quan tâm đến bảo mật dữ liệu kinh doanh cho ngày hôm nay bạn có thể trả giá rất đắt vào thành/bại cho ngày mai.

Kỳ tiếp theo tôi sẽ đề cập về giải pháp thực tiễn bảo mật dữ liệu với startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thích chủ đề này không - nếu thích hãy động viên tôi bằng 1 liked hay lời bình luận nhé!

Cao Trung Hieu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Minhminh
2 months ago
“ BÒN NƠI KHỐ RÁCH ĐÃI NƠI QUẦN HỒNG”.

Người phụ nữ hỏi thằng bé: “bé bán mớ rau này giá bao nhiêu?”
Thằng bé trả lời: “ Dạ 5.000₫ một bó, thưa Cô.”
Người phụ nữ liền nói: “3 bó 10.000₫, không bán tao mua chỗ khác.”
Thằng bé nói: “ Cô cứ mua với cái giá mà Cô muốn vì Cô đã mở hàng, từ sáng tới giờ con vẫn chưa bán được bó nào.”
Chị lấy 3 bó rau và rời đi, lòng thầm đắc thắng.

Đến hàng hoa quả, chị vặt luôn một quả vải ở chùm đẹp nhất ăn thử, miệng nhồm nhoàm, hỏi:
- Vải bao nhiêu một kg?
Anh bán vải có lẽ hơn chồng chị đến chục tuổi, nhưng lễ phép:
- Dạ 50.000đ chị ạ.
- Mày bán hay ăn cướp thế, 30.000đ thôi.
Kỳ kèo qua lại, cuối cùng anh bán vải đồng ý bán cho chị với giá 40.000đ/kg, nhưng khi anh cân xong, trả tiền rồi thì chị vặt thêm mấy quả nữa ở cái chùm đẹp nhất bên sọt phía kia. Anh bán vải tức run lên, vì không chỉ phải buộc lại chùm vải mà những quả cùng chùm bị vặt phải bỏ ra, lỗ đã thấy rõ, nhưng anh đành ngậm ngùi thở dài...

Hôm ấy, chị ta và mấy người bạn đi shopping hết 11.700.000đ, chị đưa luôn 12 triệu đồng chẵn, khỏi trả tiền thừa. Bà chủ shop khinh khỉnh nhìn theo lầm bầm:
- Bọn ...., trưởng giả học làm sang!

Các chị lại còn tổ chức đi “từ thiện” rầm rộ nữa, cho mấy người thôn quê ít bộ váy áo cũ, rồi rủ nhau đi nhà hàng ăn uống hết 5.840.000đ, khi thanh toán chị đưa luôn 6 triệu đồng để dễ chia, khỏi cần trả lại tiền thừa. Ông chủ cười hí hí cảm ơn nhưng khi ra khỏi lại lầu bầu:
- Toàn lũ nạ dòng sồn sồn đua đòi!

Tình huống này xem ra khá quen thuộc với những người chủ cửa hàng, nhưng thật quá nhẫn tâm với những người nghèo khổ kia. Cứ thế, chị ăn bớt từng xu của người nghèo, rồi chị vung tay mang cho những người không cần đến.

Ôi xã hội gì lạ thế!!!

👉 Ngẫm: Nếu có lòng tự trọng và tử tế, những người như chị xin hãy rộng lòng với người lao động thấp cổ bé họng. Chỉ cần mua bán sòng phẳng ở những cửa hàng đồ hiệu, nhà hàng sang trọng thì có thể thoải mái mua rau, quả và nhiều thứ khác của những người nghèo mà không phải kỳ kèo giá cả là cách gián tiếp giúp họ rồi.

Nguồn: sưu tầm

#Suy_Ngẫm #Ngẫm
Minhminh
2 months ago
Nguồn gốc của danh từ “Mạnh Thường Quân”

Chúng ta thường gọi những người có lòng tốt, hay làm từ thiện, hay giúp đỡ người khác là Mạnh Thường Quân. Câu chuyện dưới đây liên quan đến gốc tích nhân vật này là một bài học quý, đáng để mọi người suy ngẫm.
Mạnh Thường Quân là một nhân vật lịch sử của Trung Quốc, tên thật là Điền Văn, con trai của Tịch Quách Quân, tức Điền Anh, cháu của Tề Uy Vương. Vì là con cháu nhà vua nên cả hai cha con đều được phong tước, phong ấp Tiết Địa và đều làm đến chức Tể Tướng nước Tề thời Chiến quốc.
Mạnh Thường Quân là người giàu có, lại có lòng hào hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, giao du với các nhân tài trong thiên hạ và thu nạp rất nhiều môn khách. Trong số môn khách theo Mạnh Thường Quân, không ít người thực sự có tải, nhưng cũng có lắm kẻ chỉ vì miếng ăn mà đến sống tá túc ở nhà ông để chờ dịp.

Một hôm, có một người tên là Phùng Hoan đến xin được theo Mạnh Thường Quân. Thấy người này ăn mặc rách rưới, Mạnh mới hỏi: "Ông có tài năng gì đặc biệt không?". Phùng Hoan thản nhiên trả lời: "Thưa, tôi chẳng có chút tài cán gì cả". Mạnh Thường Quân chỉ cười và cho ở lại.

Mạnh Thường Quân nuôi hơn 3.000 thực khách nên chi phí rất lớn, bổng lộc không đủ chi dùng, phải dựa vào tiền thuê đất đai ở Tiết Địa. Có một năm tiền thuê đất không thu được, Mạnh Thường Quân bèn cử Phùng Hoan đi đòi. Trước khi đi, Phùng Hoan hỏi Mạnh Thường Quân: "Khi tôi trở về, ông có muốn tôi đem quà gì về không, thưa chủ nhân?". Mạnh Thường Quân ngẫm nghĩ rồi nói: "Ông cứ xem ở đây thiếu thứ gì thì đem về ".

Phùng Hoan đến Ấp Tiết mới biết năm đó bị thiên tai, mùa màng thất bát, nông dân thiếu thốn, đói khổ, ăn không đủ, lấy đâu ra tiền trả nợ. Ông bèn tập họp mọi người lại, nhân danh Mạnh Thường Quân tuyên bố xóa hết nợ, rồi đốt hết mọi giấy tờ khế ước vay nợ. Mọi người vô cùng cảm kích trước tấm lòng hào hiệp của Mạnh Thường Quân.

Phùng Hoan trở về nói lại đúng sự thực cho Mạnh Thường Quân nghe. Mạnh Thường Quân nổi giận hỏi: "Trước khi đi ông nói sẽ đem quà về, bây giờ để đâu ?". Phùng Hoan đáp rằng: "Ông đã nói ở đây thiếu gì thì đem về, nhưng tôi thấy ở đây chẳng thiếu gì cả, chỉ thiếu có nhân nghĩa mà thôi, tôi chỉ thay ông mua về hai chữ ‘nhân nghĩa’. Mạnh Thường Quân nghe vậy rất giận nhưng chẳng biết nói gì, phất tay áo đi ra.

Mấy năm sau, Tề Vương tin nghe lời bịa đặt của hai nước Tần, Sở, rất lo lắng việc Mạnh Thường Quân công cao lấn chúa, uy hiếp tới vương vị của mình, bèn thu ấn Tể Tướng của Mạnh Thường Quân. Các môn khách thấy vậy đều nối đuôi nhau bỏ đi, duy chỉ có Phùng Hoan là còn ở lại. Mạnh Thường Quân đành phải cùng Phùng Hoan trở về Tiết Địa sinh sống, Dân Tiết địa nghe tin ông trở về, liền dắt già cõng trẻ ra ngoài 100 dặm để đón. Mạnh Thường Quân nhìn thấy cảnh tượng này rơm rớm nước mắt nói với Phùng Hoan: "Nhân nghĩa mà ông đã đem cho tôi, nay tôi đã thực sự cảm nhận được rồi".

Câu chuyện này rất nhiều người đều biết, qua đó sự đa mưu túc trí và tầm nhìn xa trông rộng của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục, Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút nhân nghĩa, Phùng Hoan đã nhìn ra được thứ mà tương lai khi thế sự thay đổi hoặc chủ nhân thất thế có thể dùng đến.

Một trí giả hiểu rằng trời đất phong ba bão táp khó lường, con người có lúc thăng lúc trầm, cho nên khi có điều kiện thì phải dùng quyền lực hoặc tiền của mình làm hậu lộ, phòng khi có biến cố thì có thể an toàn thoái lui. Cho nên Phùng Hoan đã để lại cho chủ nhân của mình một con đường ‘nhân nghĩa’.

Trong lịch sử Trung Quốc, những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để dạy người đời cách sống.

Thế giới ngày nay trắng đen lẫn lộn, thay đổi rất mau chóng. Khi đối mặt với những quyết định quan trọng, khi phải lựa chọn giữa đúng và sai, mong rằng những người trí thức, lãnh đạo, người nắm quyền cũng có thể biết nhìn xa trông rộng như vậy, có thể giống như Phùng Hoan thời Chiến quốc giữ lại cho mình một con đường thoái lui.
Vuaseo.com
2 months ago
9 LOẠI TRÍ THÔNG MINH

Năm 1983, giáo sư tâm lý học Howard Gardner thuộc Đại học Harvard đã đề xuất một quan điểm mới về các loại hình trí thông minh của con người. Mô hình này sau đó đã được ứng dụng rộng rãi vào các chương trình giáo dục trên thế giới. Theo đó, giao sư chứng minh sự tồn tại của 9 dạng thức thông minh khác nhau, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến thành công của một cá nhân.

1. Trí thông minh Tự nhiên

Người sở hữu trí thông minh về tự nhiên thường rất yêu thích thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời. Họ có khả năng nhận biết nhiều loại động thực vật, nhận biết các hiện tượng thiên nhiên và áp dụng hữu hiệu trong cuộc sống thông qua săn bắt, trồng trọt. Công việc phù hợp: Chủ trang trại, nhà thực vật học, nhà bảo vệ môi trường, nhà sinh vật học...

2. Trí thông minh Âm nhạc & Thính giác

Họ là những người nhạy cảm với âm thanh, thẩm âm tốt, có khả năng sáng tác âm nhạc, sử dụng nhạc cụ hoặc ca hát. Họ có thiên hướng học tập bằng âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát… Công việc phù hợp: Nhạc sĩ, ca sĩ, DJ, nhà sản xuất âm nhạc, kỹ thuật viên điều chỉnh và sản xuất nhạc cụ, kỹ sư âm thanh, chuyên gia cố vấn âm thanh, thiết kế bối cảnh sử dụng âm thanh (nhà hát, rạp phim)...

3. Trí thông minh Toán học & Logic

Sở hữu trí thông minh này, họ có khả năng tư duy logic tốt, lập luận theo hệ thống, tính toán nhanh với các con số, phân tích và suy luận vấn đề hiệu quả. Họ thường thu nạp kiến thức thông qua các lập luận logic, bài toán, lập trình… Công việc phù hợp: Nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia máy tính, kế toán, thống kê, nghiên cứu, phân tích, thương nhân, ngân hàng, môi giới, đàm phán, giám đốc...

4. Trí thông minh Triết học

Nghe có vẻ khó tin nhưng rất có thể chính bạn cũng đang sở hữu trí thông minh về triết học. Đúng vậy, nếu bạn là người luôn nhạy cảm và khao khát giải đáp những câu hỏi có chiều sâu mang tầm cỡ nhân loại như: Vì sao con người sinh ra và chết đi? Ý nghĩa tồn tại của loài người là gì?... Công việc phù hợp: Triết gia, nhà nghiên cứu...

5. Trí thông minh Tương tác & Giao tiếp

Những người này có khả năng nhận thức được cảm xúc của người khác, nhanh nhạy trong thiết lập mối quan hệ. Họ cũng làm việc nhóm hiệu quả, biết thông cảm, thấu hiểu và truyền cảm hứng. Họ thích giao tiếp và giao tiếp tốt, đồng thời vận dụng nhiều kỹ năng xã hội. Công việc phù hợp: Chuyên viên nhân sự, lãnh đạo, nhân viên tư vấn, chính trị gia, giáo viên, bán hàng, nhà tâm lý học, quảng cáo, diễn giả...

6. Trí thông minh Thể chất

Họ có khả năng vận động thân thể khéo léo để giải quyết vấn đề, xây dựng vật thể hoặc trình bày ý tưởng cũng như cảm xúc. Họ thích thú trải nghiệm thông qua vận động cơ thể, chơi thể thao, nhảy múa… Công việc phù hợp: Vũ công, diễn viên, vận động viên, giáo viên thể chất, lính tráng, lái xe, phi công, làm vườn, đầu bếp, nhà thám hiểm…

7. Trí thông minh Ngôn ngữ

Những người thông thạo ngôn ngữ thường có khả năng đọc viết tốt, khả năng hiểu và giải thích ý tưởng dễ dàng thông qua ngôn ngữ. Họ thường thu nạp kiến thức thông qua việc nói và viết, thích chơi ô chữ, đố vui… Công việc phù hợp: Nhà văn, luật sư, nhà báo, diễn giả, copy-writer, giáo viên ngoại ngữ, nhà thơ, biên tập viên, nhà ngôn ngữ học, dịch giả, cố vấn truyền thông, truyền hình, phát thanh viên...

8. Trí thông minh Nội tâm

Trong khi bạn đang bế tắc vì không biết làm gì trong tương lai, những người này lại chẳng hề tỏ ra lo lắng. Họ luôn hiểu rõ mình muốn gì, thích suy ngẫm trong im lặng, tự đánh giá về những gì đã hoàn thành, từ đó lập ra kế hoạch và mục tiêu cho chính mình. Họ thích học tập qua các trải nghiệm tình cảm, điều khiển và làm chủ tốt việc cá nhân. Công việc phù hợp: Nhà triết học, cố vấn, diễn giả, lãnh đạo…

9. Trí thông minh Không gian & Thị giác

Họ sở hữu khả năng cảm nhận về hình ảnh và nhận thức không gian nhanh nhạy hơn số đông. Họ có trí tưởng tượng phong phú, thường nắm bắt ý nghĩa sự việc thông qua hình ảnh, thích diễn đạt bằng mô hình, phác họa, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian… Công việc phù hợp: Nghệ sĩ, nhà thiết kế, họa sĩ, đạo diễn, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, nhà phát minh, chuyên viên thẩm mỹ...
#vuaseo
Tham khảo Funders&Founders
Vuaseo.com
2 months ago
THƯỞNG TRÀ - NGHỆ THUẬT SỐNG NẰM TRONG NHỮNG CHIẾC LÁ LI TI

Trong cuộc sống bận rộn và áp lực của các doanh nhân, việc tìm kiếm những khoảng thời gian yên bình và tĩnh lặng để thư giãn và suy ngẫm là vô cùng quan trọng. Một trong những sở thích giúp họ đạt được điều này chính là thưởng trà. Thưởng trà không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích cả về tinh thần lẫn thể chất. Hãy cùng khám phá những giá trị quý giá mà việc ngồi thưởng trà mang lại cho các doanh nhân.

1. Thư Giãn Tâm Hồn Và Giảm Căng Thẳng

Cuộc sống của một doanh nhân thường xuyên đối mặt với những quyết định quan trọng, những cuộc họp căng thẳng và những áp lực từ công việc. Ngồi thưởng trà là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng, giúp tâm hồn thư thái và cân bằng lại cảm xúc. Khi ngồi thưởng trà, doanh nhân có thể tạm rời xa những lo toan hàng ngày, tập trung vào hương vị và sự tĩnh lặng. Đây là thời điểm để họ suy ngẫm, nhìn lại những gì đã làm được và đặt ra những mục tiêu mới.

2. Khám Phá Văn Hóa Và Truyền Thống

Thưởng trà không chỉ đơn thuần là uống trà mà còn là việc khám phá văn hóa và truyền thống. Mỗi loại trà mang trong mình một câu chuyện, một nét văn hóa đặc trưng của từng vùng đất. Doanh nhân khi thưởng trà không chỉ thưởng thức hương vị mà còn tìm hiểu về nguồn gốc, cách chế biến và ý nghĩa văn hóa của loại trà đó. Ví dụ, trà đạo Nhật Bản (Chado) là một nghệ thuật với những nghi thức trang trọng và tinh tế, hay trà Trung Quốc với các loại trà nổi tiếng như trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ, đều mang đến những trải nghiệm văn hóa phong phú và sâu sắc.

3. Tăng Cường Sức Khỏe Thể Chất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa. Đối với doanh nhân, việc duy trì một sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng để họ có thể làm việc hiệu quả và đạt được những thành công trong sự nghiệp. Các loại trà như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc đều có những công dụng riêng, giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ và mang lại sự tỉnh táo cho người uống. Việc thưởng trà thường xuyên giúp doanh nhân duy trì sức khỏe, nâng cao hiệu suất làm việc và kéo dài tuổi thọ.

4. Kỹ Năng Tập Trung Và Suy Ngẫm

Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tập trung và tinh thần hiện diện. Khi ngồi thưởng trà, doanh nhân học cách tập trung vào từng chi tiết nhỏ, từ việc chọn loại trà, pha trà đến thưởng thức từng ngụm trà. Điều này giúp họ rèn luyện kỹ năng tập trung, giảm thiểu sự phân tâm và nâng cao khả năng suy ngẫm. Trong kinh doanh, khả năng tập trung và suy ngẫm là vô cùng quan trọng. Doanh nhân cần có khả năng đánh giá tình huống, phân tích thông tin và đưa ra quyết định chính xác. Việc thưởng trà giúp họ rèn luyện những kỹ năng này, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được những thành công trong sự nghiệp.

5. Xây Dựng Mối Quan Hệ Và Giao Tiếp

Thưởng trà cũng là một cơ hội tuyệt vời để doanh nhân xây dựng và củng cố mối quan hệ với đối tác, khách hàng và đồng nghiệp. Một buổi thưởng trà thân mật có thể giúp tạo dựng sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và tạo ra một môi trường giao tiếp thân thiện, cởi mở. Trong nhiều nền văn hóa, mời trà là một cách thể hiện sự kính trọng và hiếu khách. Doanh nhân khi mời trà đối tác không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn tạo ra một không gian thoải mái để thảo luận các vấn đề kinh doanh, chia sẻ ý tưởng và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

6. Rèn Luyện Tính Kiên Nhẫn Và Cẩn Thận

Thưởng trà đòi hỏi người uống phải có sự kiên nhẫn và cẩn thận. Từ việc chọn trà, pha trà đến thưởng thức trà, mọi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và tinh tế. Doanh nhân học được cách kiên nhẫn chờ đợi, không vội vàng và cẩn thận trong từng hành động. Tính kiên nhẫn và cẩn thận là những phẩm chất quan trọng trong kinh doanh. Doanh nhân cần kiên nhẫn để theo đuổi mục tiêu, cẩn thận trong việc ra quyết định và quản lý rủi ro. Qua việc thưởng trà, họ rèn luyện những phẩm chất này một cách tự nhiên và hiệu quả.

7. Khám Phá Bản Thân Và Định Hướng Tương Lai

Cuối cùng, thưởng trà là một cách để doanh nhân khám phá bản thân và định hướng tương lai. Trong không gian tĩnh lặng và yên bình của buổi thưởng trà, họ có thể suy ngẫm về cuộc sống, công việc và những ước mơ, hoài bão của mình. Việc dành thời gian để suy ngẫm giúp doanh nhân nhận ra những điều quan trọng, từ đó đặt ra những mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch hành động cụ thể. Thưởng trà không chỉ giúp họ thư giãn mà còn là dịp để họ tìm thấy sự cân bằng và định hướng đúng đắn cho tương lai.

Thưởng trà không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích quý giá cho các doanh nhân. Từ việc giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe, rèn luyện kỹ năng tập trung đến xây dựng mối quan hệ và khám phá bản thân, việc ngồi thưởng trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều doanh nhân thành đạt. Nếu bạn là một doanh nhân và chưa từng thử thưởng trà, hãy dành thời gian để khám phá nghệ thuật này. Bạn sẽ thấy rằng thưởng trà không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn mang lại nhiều bài học và cơ hội phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp.
Vuaseo.com
2 months ago
9 cách mở đầu bài viết hay thường gặp mà newbie content nên nằm lòng
Sapo tiếp nối tiêu đề: Giúp kết nối trực tiếp với tiêu đề của bài viết và dẫn dắt người đọc đến phần trọng tâm của nó, làm tăng tính liên kết và sự nhận biết của độc giả với nội dung cũng như mục tiêu của bài viết.

Quan điểm: Tập trung vào việc đề cập đến quan điểm của một cá nhân hoặc cộng đồng về một vấn đề cụ thể, sau đó tiếp tục vào phần tranh luận và giải thích để thể hiện quan điểm chủ quan và khơi dậy sự suy ngẫm của độc giả.

Kể chuyện: Sử dụng kỹ thuật kể chuyện và lựa chọn một nhân vật cụ thể để tường thuật lại và dẫn dắt độc giả vào vấn đề chính cần thảo luận, tạo sự gần gũi và dễ hiểu cho độc giả, kích thích cảm xúc và sự đồng cảm.

Sapo luận điểm: Chọn một luận điểm cụ thể sẽ được phân tích và thảo luận chi tiết trong bài, thường áp dụng cho các chủ đề chính trị, xã hội để khơi dậy sự quan tâm và tư duy phê phán của độc giả.

Mô tả hoàn cảnh: Trình bày thông tin về ngữ cảnh và bối cảnh mà bài viết được viết ra, đánh dấu mốc thời gian và tình huống quan trọng mà chủ đề được tạo ra, giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của vấn đề.

Phác họa chân dung: Cung cấp một cái nhìn tổng quan và sơ lược về nội dung của bài viết, giúp độc giả hiểu rõ hơn về bức tranh tổng thể của chủ đề sẽ được trình bày, khám phá và thảo luận chi tiết hơn trong phần còn lại của bài.

Sapo dẫn dắt câu chuyện: Sử dụng kỹ thuật dẫn dắt câu chuyện chuyên nghiệp để làm tăng sự hấp dẫn cho bài viết, tạo cảm giác tò mò và mong chờ kết quả cuối cùng của câu chuyện, từ đó tạo sự quan tâm và tập trung của độc giả.

Tóm tắt nội dung: Tóm tắt những ý chính sẽ được trình bày trong bài viết, phân tích từng phần, từng khía cạnh của vấn đề để đảm bảo người đọc hiểu rõ cấu trúc và hướng đi của bài.

Định danh chủ thể: Loại này tập trung vào việc trực tiếp đưa ra vấn đề chính sẽ được bàn luận trong bài viết mà không làm phức tạp bằng việc lan man hay viết dài dòng.
Vuaseo.com
2 months ago
Bộ sách mà ai làm content cũng NÊN đọc qua (ít nhất) một lần nếu muốn level up bản thân
Sau một năm tự học content từ con số 0, mình đúc kết lại một bộ sách mà content writer nào cũng nên đọc. Các sách đều "có tuổi" cả, trừ cuốn Chữ xưa còn một chút này là sách mới (nhưng chắc hẳn nhiều bạn cũng đã nghe tên).
1. Everybody Writes: Your Go-To Guide to Creating Ridiculously Good Content, Ann Handley
Một cuốn sách toàn-diện dành cho Marketer: từ mindset mà các writer PHẢI có đến những hướng dẫn cụ thể về quá trình viết, từ lúc bắt đầu đặt bút tới khi sẵn sàng nhấn "đăng". Ann Handley còn có những chỉ dẫn cụ thể về cách viết những điều mà "ai cũng cần một lần phải viết trong đời" như hashtag, linkedin, landing page, headline, home page, about us page, v.v. Một số Writing Tools cũng được tác giả giới thiệu.
Duy chỉ có điều là sách được viết bằng tiếng Anh nên một số chỉ dẫn quá cụ thể sẽ không áp dụng được vào tiếng Việt, và giá hơi mắc xíu xiu.
Sách dày như textbook, "gặm" được hết là vững căn bản, đảm bảo luôn!
2. 90-20-30: 90 Bài Học Vỡ Lòng Về Ý Tưởng Và Câu chữ, Huỳnh Vĩnh Sơn
Đây là cuốn sách đầu tiên giúp mình mở mang về ngọn nguồn của việc viết. Trước khi đọc mình chỉ viết theo cảm tính và vì "thấy hay hay thì viết", đọc 90-20-30 xong mới biết trước khi đặt bút phải tìm được cái ý, cái ý sẽ đến trước cái tứ. Ý mà hay là thành công một nửa rồi. Cuốn sách thiên về viết sáng tạo (creative writing), phù hợp với tất cả mọi người, dù là "lính mới" hay đã "có tuổi" trong nghề.
3. Ý Tưởng Này Là Của Chúng Mình, Huỳnh Vĩnh Sơn
Hem trực tiếp liên quan đến việc viết, Ý Tưởng Này là tâm hự và là những mẩu truyện nhỏ từ một người làm quảng cáo trẻ. Đọc để hiểu "đời viết chữ" và để ý tưởng luôn dồi dào!
4. Cái Đời Sáng Tạo, Dave Trott
Thực sự rất khó để chọn 1 cuốn sách Dave Trott đưa vô list này. Mình đã đọc hết 5 cuốn của bác được dịch và xuất bản tại Việt Nam, cuốn nào cũng xuất sắc mọi người ơi =)) Nhưng để phù hợp nhất với beginner có lẽ là Cái Đời Sáng Tạo.
Vẫn là những điều hết sức quen thuộc mà bất kì ai làm nghề viết hay sáng tạo đều từng suy ngẫm, nhưng dưới ngòi bút sắc sảo và dí dỏm của Dave Trott, chúng hiện lên dưới một "ánh sáng" khác. Một cuốn sách mà "dân thường" đọc thì thấy zui còn "dân sáng tạo" đọc phải vỗ đùi đen đét vì... sao mà đúng quá :)))
Bạn nào thích vô agency làm nên đọc nè.
5. Ngấu Nghiến Nghiền Ngẫm, Dave Trott
Cuốn này mình mua vì... tên nghe cưng quá =)) Hơi hardcore hơn Cái Đời Sáng Tạo một chút nhưng vẫn rất dễ hiểu, dễ thấm. Đọc xong cảm giác như chính mình đã kinh qua chừng ấy sóng gió agency vậy =)))
6. Chữ xưa còn một chút này, Nguyễn Thùy Dung
Mình từng học khóa Viết của chị Dung nên khi đọc cuốn sách này cảm thấy như giọng chị đang nhẹ nhàng giải thích các từ Hán Việt cho mình nghe như khi đi học vậy =)) Một cuốn sách nên đọc để viết đúng và để hiểu, để yêu thêm con chữ Việt.
Đương nhiên là ngoài những cuốn sách rất "ngành", các bạn content nên đọc nhiều sách văn học, đặc biệt là những cuốn sách hay, có bản dịch tốt để biết thêm cách dùng từ. Các sách của Patrick Modiano và Hermann Hesse mình thấy các bản dịch tại Việt Nam đều rất hay, bạn có thể tham khảo.
Vuaseo.com
2 months ago (E)
BIG IDEA - Ý TƯỞNG LỚN CHO CHIẾN DỊCH
Big Idea là gì?
Big Idea là đại diện cho ý tưởng chủ đạo kết nối sản phẩm với khách hàng.
Một Big Idea mạnh mẽ không chỉ khiến khách hàng nhớ mãi mà còn gợi lên những cảm xúc và hình ảnh sâu sắc, khiến sản phẩm trở nên thiết yếu với cuộc sống của họ.
Vậy ý tưởng như thế nào là đủ lớn?
- Đó là một ý tưởng có khả năng chạm đến cảm xúc người đọc, một cách dễ hiểu, dễ lan tỏa trên các phương tiện truyền thông.
- Những Big Idea là những ý tưởng đơn giản, nhưng có sức truyền tải mạnh mẽ, gọn gàng, dễ nhớ và dễ dàng chia sẻ.
Điều quyết định sự thành công của một Big Idea nằm ở đâu?
- Ở chỗ nó tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng.
- Sự đơn giản, súc tích mới chính là chìa khóa chinh phục tâm trí khách hàng.
=> Hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì khách hàng thật sự mong muốn, điều gì sẽ chạm đến trái tim họ, và điều gì sẽ làm họ nhớ mãi về sản phẩm của bạn.
Một Big Idea tuyệt vời không chỉ là một ý tưởng lớn, mà còn là một ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ đến mức khiến khách hàng muốn lưu lại, suy ngẫm và chia sẻ với mọi người.
Hãy đặt tâm huyết vào việc tạo ra những ý tưởng mới, bởi đó chính là nền tảng dẫn lối thành công đến mọi chiến dịch Marketing.
Vuaseo.com
2 months ago
ÁP LỰC TUỔI 30!
Cái tuổi mà nhiều người cho rằng là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, nhiều anh em đã lên làm sếp rồi “ông nọ bà kia”. Nhưng nếu phải “cầm hồ sơ xin việc ở tuổi 30”, liệu đó có phải thất bại?
Nghề sale, ai từng trải qua đều biết, là một trong những công việc không hề dễ dàng. Ngoài những tính từ mỹ miều để viết về nó, thì có một từ mình suy ngẫm ra: BẠC
“Bạc mặt””: có nghề nào nhuộm nắng ngoài đường mà lương không cao bằng mấy anh xe ôm công nghệ?
“Bạc tóc”: có nghề nào mà tháng nào cũng nơm nớp chạy ngược chạy xuôi lo không đủ số lại trà đá thay cơm?
“Bạc bẽo”: Lương cơ bản của sale đâu có cao, chủ yếu ăn hoa hồng và phần trăm là chính. Nhưng mấy năm nay, thị trường kém, anh em làm mảng nhà hàng ******* ca là thấy sụt giảm rõ rệt nhất, đã suy thoái lại thêm luật “thổi nồng độ cồn”, đại lý chậm, sale cũng chẳng ép được số, thu nhập cũng chả được bao.
Ai cũng bảo là tìm lấy công việc ổn định, 1 2 năm lại nhảy, nhưng không nhảy thì nói thật với anh em không đủ miệng ăn! Đi lại thì tốn kém: xăng xe, trà đá, thi thoảng lại mời khách cốc cafe. “Nắng chẳng tới chân, mưa thẳng tới đầu…” ôi cái công việc đi lại thị trường mùa này đến là vất vả. Những trưa hè oi bức đi như con thiêu thân giữa trời 40 độ C để đi gặp khách hàng, đến nơi thì mồ hôi nhễ nhại, mùi cơ thể bốc lên… Nhưng cũng không khốn n*n bằng trời mưa, thà rằng nắng vất vả còn đi gặp được khách này khách kia, nhưng trời mưa thì thôi, bẩn, bẩn từ lúc đi đến lúc về, bẩn từ khi bước chân ra khỏi nhà đến bước chân đi gặp khách….
Hãy cùng tưởng tượng xem, một ngày đẹp trời như bao ngày đẹp trời khác, khởi đầu ngày mới của bạn bằng một màn dạo đầu vuốt mặt không kịp đến từ khách hàng… thực sự là ba chấm. Làm sale sẽ phải tiếp xúc với đủ thể loại người và đủ thể loại khách hàng và tin mình đi, với cái nghề “làm dâu trăm họ” như này thì bố/mẹ chồng khó tính ở khắp mọi nơi!
Khách khó tính về sản phẩm/ mẫu mã, chất lượng
Khách hàng kiểu chợ búa bỗ bã mồm
Khách không vừa ý là sẵn sàng hỏi thăm phụ huynh bạn
Khách không sai, sales không sai nhưng giao hàng, sản xuất sai … nói chung là công ty sai thì khách sẽ tìm ai đầu tiên để xả cơn giận? 99,9% là sale!
Thời điểm kinh tế khó khăn, nhu cầu đi xuống, thị hiếu của người đầu tư luôn là thắt chặt các khoản chi tiêu, giảm bớt các khoản không đáng có hoặc các khoản có thể giảm, lúc đó nhu cầu về sản phẩm chất lượng tốt, giá cao sẽ chuyển sang/thay thế bằng sản phẩm giá rẻ hơn và không quá thiên về chất lượng. Đồ tiêu dùng giá rẻ lên ngôi, thị trường nhiễu loạn, khắp nơi cạnh tranh về giá cả… Công nợ thị trường luôn chiếm 60-80% doanh số bán ra, áp lực rất lớn đến nhà sản xuất cũng như kinh doanh/sales làm thị trường, gặp khách hàng tử tế họ sẽ khất hẹn trả nợ đúng hẹn, gặp khách chày bửa thì lặng im bước qua đời nhau, cá biệt có những khách hôm trước còn anh anh em em rồi lặng im bước đi trong đêm… và hệ quả là sales phải chịu trách nhiệm đơn hàng.
Mình có ông bạn làm sale cũng 6 7 năm nay, thi thoảng lại gạ anh em lấy hộ ít hàng vì in sai, báo lỗi. Mang tiếng sale mà kiêm luôn cả vận kho. Đi chào khách hết hơi lại bị doanh nghiệp dí cho thêm quả hỗ trợ giao hàng. Hàng thì cồng kềnh, vỡ hoặc hỏng lại đền ốm, treo luôn thanh toán đấy. Chưa kể anh em cùng công ty “nẫng tay trên” của nhau, thấy khách ngon là nhảy vào xin số, “chăm sóc hộ” mặc dù đã phân chia địa bàn, thế mới hay.

Nothing found!

Sorry, but we could not find anything in our database for your search query {{search_query}}. Please try again by typing other keywords.