Logo
anxico
2 months ago
LÀM THUÊ - LÀM CHỦ VÀ CẢM XÚC
Phạm vi bài viết này chỉ nói đến việc trải nghiệm và những cảm xúc cá nhân khi từng đi làm thuê và cũng đang là một cá nhân khởi nghiệp.

Cảm xúc và tư tưởng là 2 thứ quan trọng cần chú ý chứ không phải là chức vụ hay cái danh. Thường tư duy của người làm thuê và làm chủ rất khác nhau, đó cũng chính là lý do vì sao bạn đang làm thuê và vì sao bạn đang làm chủ.

Làm chủ...lúc nào mà chẳng sướng, là người đứng đầu đưa ra quy định, nói là nhân viên nghe và các bạn thường sẽ thấy họ xuất hiện với bộ đồ rất đẹp, xe xịn...tham gia những buổi party hoành tráng. Nhưng...đó chính là bề nổi của tảng băng mà bạn thấy mà thôi, đằng sau ấy họ phải suy nghĩ và giải quyết rất nhiều việc mà nhân viên sẽ không bao giờ biết...họ phải có một tinh thần thép, một trái tim nhân hậu và nụ cười luôn ở trên môi (khi gặp khách hàng). Làm chủ là lúc bạn phải suy nghĩ làm thế nào để có khách hàng, làm thế nào để ra sản phẩm, làm thế nào marketing vân vân và vân vân...Điều khiển cảm xúc là điều mà bất kỳ doanh nhân nào cũng phải có, nếu không có thì bạn sẽ NỔ - TẠCH, vì sẽ rất nhiều chuyện xảy ra trong một ngày cần phải giải quyết. Vì vậy năng lượng lớn và cảm xúc tốt là 2 điều rất quan trọng.

Làm thuê...Ok đây mới là cái chúng ta bàn nhiều, vì đại đa số chúng ta đều từng làm thuê hoặc đang làm thuê. Thật tuyệt vời khi bạn yêu thích công việc của mình và được làm việc trong môi trường tốt.

Làm thuê có rất nhiều dạng Cảm xúc.
1. Cảm xúc lo lắng bất an
Bạn đi làm nhưng lúc nào cũng lo lắng đủ điều, lo lắng cuộc sống chi tiêu, gia đình...lo lắng sếp đuổi việc, lo lắng khi nào có lương [​IMG]:D
Nói chung dạng cảm xúc này rất dễ phát hiện và điều chỉnh và tùy vào trường hợp từng người sẽ có cách giải quyết khác nhau.

2. Cảm xúc không thoải mái và gò bó
Dạng cảm xúc này xuất hiện khi môi trường làm việc thiếu thân thiện, đồng nghiệp và sếp khiến cho mình bị áp lực, bạn không lo lắng gì mà chỉ là không thoải mái thôi, giống như là ở với cha mẹ nên phải nghe lời, đi thưa về trình...lâu lâu bị chửi vài câu gây ức chế. Dạng cảm xúc này thì có thể điều chỉnh bằng cách nói chuyện thẳng thắng và giao tiếp nhiều hơn để tìm ra khúc mắc giữa đồng nghiệp, sếp...hoặc có thể đề nghị thay đổi chỗ ngồi làm việc, giờ làm nếu có thể.

3. Cảm xúc hạnh phúc và mãn nguyện.
Dạng này thì quá tuyệt vời, vì bạn đang làm việc trong môi trường rất tốt và bạn rất yêu thích công việc của mình. Tuy nhiên cũng cần chú ý cảm xúc và duy trì tinh thần làm việc, phát huy khả năng tránh sinh ra tự mãn.

4. Cảm xúc không muốn đi làm, công việc thật nhàm chán mặc dù trước đó bạn rất thích.
Hãy đi nghỉ mát, du lịch vài ngày rồi quay lại xem xét bản thân mình ntn sau đó tiếp tục công việc.

5. Cảm xúc muốn làm một thứ gì đó mới mẻ, sáng tạo và muốn tự mình xây dựng sự nghiệp cho mình.
Đây là lúc bạn đang có bước chuyển mình từ làm thuê sang làm chủ, điều này cũng tốt nhưng phải suy xét nội lực và khả năng của mình, kết hợp sự tư vấn của đồng nghiệp, gia đình, sếp để có những phương án tốt cho quyết định của mình.
Còn nếu bạn không thích làm điều đó thì cũng tốt thôi....mặc kệ nó, làm tới đi. Sau đó bạn sẽ vấp ngả và biết được mình đang đứng ở đâu và bản lĩnh bạn ntn.

Bạn đang ở đâu? và cảm xúc của bạn ntn?

Trên là đôi điều chia sẻ, bạn nào hay anh chị nào có những trải nghiệm thú vị khác thì chia sẻ thêm nhé!
anxico
2 months ago
“LẤY NÔNG THÔN BAO VÂY THÀNH THỊ”
CỦA VIETTEL LÀ MỘT “CASE STUDY” MẪU MỰC VỀ LÀM CHIẾN LƯỢC

Yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của Viettel, hiện tượng có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà trong cả ngành viễn thông thế giới, nếu phải chọn một từ, thì từ mà tôi chọn là CON NGƯỜI. Về chiến lược tổng thể, tôi cho rằng Viettel đi theo chiến lược KHÁC BIỆT HÓA DỰA TRÊN CHI PHÍ THẤP (differentiation - provider strategy on best - cost model) .

Tuy nhiên, bài này chỉ nói đến một phần trong hành trình đó, là chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị". Để dưới một góc nhìn về nó và một cách hiểu về khái niệm chiến lược, các cá nhân và doanh nghiệp khác có thể tham khảo, học hỏi từ case này về mặt nguyên lý khi làm chiến lược. Trong bài viết, tôi có sử dụng một số thông tin từ chia sẻ của anh Nguyễn Mạnh Hùng TGĐ Viettel về câu chuyện “lấy nông thôn bao vây thành thị” được các báo đã đăng

PHẦN 1: GÓC NHÌN VỀ CHIẾN LƯỢC
(phần 1 là lý luận để hiểu về khái niệm chiến lược, phần 2 là chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị)

******

Điểm chung của những tuyên bố “chiến lược” như: “chiến lược của tôi là tập trung vào dịch vụ khách hàng"; "đi ra nước ngoài; nâng cao chất lượng"; phát triển sản phẩm mới"... là… đều không phải là chiến lược.

Làm một khảo sát nhỏ với các lãnh đạo cấp trung của một vài tổng công ty, tập đoàn về khái niệm chiến lược, câu trả lời như sau: chiến lược là những định hướng kinh doanh lớn; chiến lược là hành động xuyên suốt; hay chiến lược là xác định mình đang ở đâu, muốn đi đến đâu và đi bằng cách nào… Và nhiều người nói rằng làm chiến lược khó, vì nó chung chung, trìu tượng. Hiểu như thế này không sai, nhưng cũng chưa hiểu đủ để có thể làm.

Có nhiều cách hiểu, Google cũng cho nhiều kết quả khác nhau về khái niệm này, sẽ có nhiều hơn một cách hiểu đúng, nên tôi sẽ không nói đâu mới là cách hiểu chuẩn. Nhưng nếu hiểu không tường tận, cụ thể thì khó mà xây dựng được một chiến lược hay. Với “lấy nông thôn bao vây thành thị”, những người Viettel trực tiếp hoạch định, thực thi chiến lược này đã hiểu nó một cách sâu sắc.

Đúng là làm chiến lược không dễ vì chiến lược bao giờ cũng chỉ được đặt ra trong bối cảnh phải cạnh tranh; không có “đánh nhau” thì không cần chiến lược. Nhưng theo cách tôi hiểu, chiến lược không hề chung chung, chiến lược rất cụ thể:

CHIẾN LƯỢC LÀ MỘT LỰA CHỌN KHÁC BIỆT, DỰA TRÊN LỢI THẾ CỦA MÌNH

Đây là cách hiểu đơn giản nhưng đầy đủ về chiến lược. Khi nói đến chiến lược là bàn về sự lựa chọn và chỉ cần nhớ sự lựa chọn ấy có hai điều kiện: một là KHÁC BIỆT, và hai là DỰA TRÊN LỢI THẾ CỦA MÌNH, thì đó là một chiến lược.
- KHÁC BIỆT: đối thủ không bắt trước được, khách hàng không so sánh được với cái khác (sản phẩm của mình với sản phẩm đã có chẳng hạn);
- LỢI THẾ CỦA MÌNH: là sức mạnh riêng của mình mà đối thủ không có, hoặc có nhưng mình vượt trội. Dựa trên lợi thế của mình mới triển khai, tạo dựng được vị thế riêng và duy trì được.

Lưu ý, khác biệt mà không dựa trên lợi thế của mình thì là hoang đường; dựa trên lợi thế của mình mà không khác biệt thì chỉ là bắt chước.

Chiến lược cho cá nhân, công ty hay một Đất Nước đều có thể áp dụng dựa trên cách hiểu đơn giản này. Bậc thầy marketing hiện đại Philip Kotler khi đến Việt Nam, đã đặt câu hỏi: “Việt Nam nên là cái gì của Thế Giới? nên chăng là bếp ăn của Thế Giới?...” - Trích lời chia sẻ của anh Giản Tư Trung, Hiệu Trưởng Trường PACE trên Chương trình Quốc gia Khởi khiệp của VTV1.

Vì sao lại là bếp ăn? Tại sao không phải là sản xuất hay du lịch? Chúng ta có làm tốt sản xuất hay du lịch không? Tôi nghĩ là có thể, vấn đề là có đủ tốt để có lợi thế so với Trung Quốc, Thái Lan không? Nên nhớ, bạn làm tốt, thậm chí rất tốt điều gì đó, không hẳn nó sẽ là lợi thế; trong cạnh tranh thì “tốt hơn” mới quan trọng. Vì vậy, khi bạn không vượt trội so với đối thủ, cách để bạn hơn họ là bạn phải khác họ. Trong ví dụ trên, khi làm khác Trung Quốc, Thái Lan chúng ta mới có thể nổi lên và Thế Giới có thể đến Việt Nam để du lịch, làm việc... vì chúng ta là “Bếp ăn” của Thế Giới. Không bàn về định vị như vậy đúng hay sai, mà đó là ý nghĩa chiến lược của câu hỏi trên.

Một lưu ý quan trọng nữa, khi vận dụng sự khác biệt, có nhiều người rất cứng nhắc trong việc duy trì sự khác biệt. Sự khác biệt là cần thiết của một chiến lược, nhưng mọi sự trên đời không gì là tuyệt đối. Hai câu chuyện ở Starbucks, một là chấp nhận pha sữa không béo vào café, và hai là cho ra đời sản phẩm Frappuccino - một thức uống có phần như nước giải khát, phá vỡ một số nguyên tắc ban đầu về sự khác biệt nguyên bản của Starbucks, lại là hai trong những quyết định đúng đắn nhất về sản phẩm trong lịch sử của Starbucks. Bản thân người Starbucks là tín đồ với sản phẩm của họ và thấy đau lòng khi phải bỏ đi một số “nguyên bản”. Nhưng người Starbucks lại rất yêu khách hàng của mình và đã đặt khách hàng lên trên. Dĩ nhiên, họ vẫn duy trì giá trị cốt lõi nhất của sản phẩm.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn nữa khái niệm chiến lược khi nhìn toàn cảnh “lấy nông thôn bao vây thành thị” của Viettel.

Nguyễn Dương, Nguyên Giám đốc quốc gia Singtel Việt Nam,
anxico
2 months ago
Bảo mật dữ liệu kinh doanh, điều sống còn của startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ!?
Trong kinh doanh có những dữ liệu rất quan trọng, có khi là quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Dữ liệu kinh doanh là tinh lực doanh nghiệp, được sinh ra và sử dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần thu thập, hiệu chỉnh, lưu trữ và sau đó phân tích dữ liệu để có được các phương án hoạt động tối ưu. Thông thường tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup dữ liệu kinh doanh chưa được chú trọng, do người doanh chủ cảm thấy chưa cần thiết phải xử lý dữ liệu để tối ưu hóa kinh doanh.

Tuy nhiên việc lơ là quản trị dữ liệu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay startup sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng tai hại về lâu dài. Chẳng hạn cơ sở dữ liệu không được xây dựng theo cấu trúc chặt chẽ dẫn tới dữ liệu bị phân tán, rời rạc và không xác thực. Tới khi cần phải tổng hợp dữ liệu thì rất khó khăn, tốn nhiều thời gian, chi phí để triển khai. Nếu dữ liệu ghi nhận không liên tục, không khoa học sẽ không hỗ trợ các quyết định kinh doanh tốt được.

Quan trọng hơn nữa, việc lơ là quản trị dữ liệu dẫn tới mất cắp dữ liệu một cách đáng tiếc, có thể ảnh hưởng tới tồn vong về dài hạn của doanh nghiệp. Nếu dữ liệu kinh doanh bị mất, sẽ là mối nguy hại lớn, đôi khi dẫn đến phá sản. Những dữ liệu quan trọng đến sự tồn vong của doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup như:

- Thông tin mua hàng: nhà cung cấp, giá vốn, chính sách chiết khấu…
- Thông tin khách hàng: thông tin liên hệ (tên, địa chỉ, điện thoại, email…), lịch sử mua hàng, khả năng mua hàng, chính sách giá cả…
- Doanh số bán hàng, khách hàng nào mua nhiều, mua ít…

Đặc biệt với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì việc bị mất những dữ liệu kinh doanh sẽ có nguy cơ phá sản cao. Nếu dữ liệu kinh doanh chẳng may rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, họ biết giá vốn của bạn, biết luôn cả khách hàng mua hàng thường xuyên và biết ngay cả chính sách bán hàng với khách hàng ấy thì ‘bạn thua và đối thủ thắng là điều dễ hiểu’. Trong thực tế hay xảy ra tình trạng là chính nhân viên chủ chốt lấy dữ liệu, bí mật kinh doanh và ra riêng, mở doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp.

Do đó, dù là startup hay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, người doanh chủ cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo mật dữ liệu, xem đây là nhiệm vụ quan trọng nếu muốn xây dựng công cuộc kinh doanh lâu dài, bền vững. Để làm điều đó người doanh chủ cần quan tâm đến các việc sau:

1. Hệ thống ghi chép lưu trữ thông tin theo quy chuẩn: dù dùng sổ sách, excel, hay phần mềm.. cũng đều cần có những quy chuẩn từ đầu nhằm tiết kiệm chi phí tổng hợp, phân tích sau này. Quy chuẩn này liên tục được cải tiến và đổi mới cho phù hợp với nhu cầu xử lý thông tin trong từng giai đoạn phát triển.

2. Cần xây dựng quy trình quản lý và bảo mật thông tin an toàn: theo thống kê nguyên nhân bị rò rỉ thông tin do yếu tố của con người (nhân viên nội bộ lẫn bên ngoài, tức các nhà cung cấp phần mềm) là chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó mới đến các yếu tố như hacker hay các yếu tố bên ngoài khác. Do đó người doanh chủ cần xây dựng quy trình quản lý thông tin phù hợp với mô hình kinh doanh, đảm bảo tính bảo mật cao. Ví dụ, phân quyền về quản lý thông tin, phân quyền cho mỗi phòng ban/cá nhân chỉ cần thông tin phục vụ cho nhiệm vụ. Thêm nữa, doanh chủ cần tìm nhà cung cấp giải pháp quản lý thông tin uy tín, cam kết đảm bảo về bảo mật dữ liệu, nhất là với những giải pháp quản lý online, dữ liệu được đặt trên mây (cloud, server) của nhà cung cấp.

3. Luôn luôn có cơ chế phòng ngừa rủi ro: khi rủi ro xảy ra như dữ liệu bị xóa, bị mất, bị đánh cắp… thì có cơ chế phòng ngừa rủi ro là gì, người doanh chủ cũng cần tìm ra giải pháp để xử lý nếu có sự cố này tránh tình trạng bị động.

Hãy bắt đầu quan tâm đến bảo mật dữ liệu kinh doanh của bạn ngay từ hôm nay nhé.

Hãy chia sẻ thêm phương pháp để giúp cộng đồng startup, SME bảo mật ngày càng tốt hơn.

Tôi sẽ chia sẻ phần tiếp theo về 10 cách để chính người doanh chủ kiểm tra xem dữ liệu kinh doanh có an toàn. Còn hiện nay, bạn hãy bắt tay ngay vào việc nâng cao quản trị dữ liệu kinh doanh để an toàn hơn nhé!
anxico
2 months ago
BÀI HỌC LÀM CHIẾN LƯỢC CHO BẤT CỨ AI, BẤT CỨ DOANH NGHIỆP NÀO
Trong kinh doanh di động, các nhà mạng trên thế giới cũng như Việt Nam luôn bắt đầu từ thị trường có lợi nhuận cao nhất, tức là những thành phố lớn. Không như các ngành khác, với di động việc trở thành nhà cung cấp thứ tư như Viettel là một bất lợi lớn. Ở các thành phố, Mobifone và Vinaphone đã phủ song rất rộng, chỉ bỏ trống các vùng nông thôn. Nếu Viettel thực hiện theo cách thông thường như S-fone (và sau này còn có Beeline…) là tập trung đánh vào thành phố, thì có lẽ đã không có một cuộc đổi ngôi nào xảy ra trong ngành Viễn thông Việt Nam.

Viettel đã thực hiện một chiến lược có thể nói là không thể hay hơn ở thời điểm đó, chính là “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Họ ồ ạt xây dựng mạng để phủ rộng khắp các miền nông thôn Việt Nam và việc này được thực hiện một cách “thần tốc”. Người Việt nam có truyền thống mỗi khi tết Nguyên Đán đến, người làm việc ở khắp nơi đều về quê ăn tết, và sóng điện thoại Viettel đã tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn của ngày Tết so với các mạng khác. Một tác động trên diện rộng và cực mạnh vào nhận thức của khách hàng về chất lượng và vùng phủ sóng của Viettel.

Hai yếu tố mang tính nguyên lý của chiến lược ở đây là: KHÁC BIỆT: Viettel tạo ra vùng phủ rộng lớn ở nông thôn nơi mà sóng của các nhà mạng đi trước còn rất nhỏ và phân tán; và LỢI THẾ CỦA MÌNH ở đây chính là văn hóa “rùng rùng chuyển động” giúp họ triển khai “thần tốc”, chỉ ở Viettel mới có, các đối thủ của họ không có khả năng này. Thiếu một trong hai điều này, chiến lược đó chắc hẳn không thể thành công như vậy.

NHỮNG “NGUYÊN LIỆU” QUAN TRỌNG LÀM NÊN CHIẾN LƯỢC “LẤY NÔNG THÔN BAO VÂY THÀNH THỊ”

Để có một lựa chọn khác biệt và dựa trên lợi thế của mình, một chiến lược luôn phải có những sự thấu hiểu sâu sắc, vượt qua bề mặt của vấn đề, dữ kiện hiện có (insights) như là những “nguyên liệu” chính của một sản phẩm. Những “nguyên liệu” chính tạo sự khác biệt và khai thác lợi thế Viettel trong “lấy nông thông bao vây thành thị”, bao gồm:

1/ Hiểu thị trường và khách hàng sâu sắc:

Như đã nói, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông luôn xuất phát từ thành phố vì lợi nhuận cao và thị trường nông thôn thì thường không có quy mô đủ lớn nên thường sẽ lỗ. Nhưng Viettel đã làm điều ngược lại, dựa vào một “đòn bẩy” sống còn, đó chính là “insight” khách hàng như đã nói ở trên – tết đến mọi người đều về quê, và tư duy “mật độ điện thoại không phụ thuộc vào GDP đầu người như các nghiên cứu” sẽ trình bày cụ thể bên dưới.

Viettel ồ ạt phủ sóng ở nông thôn trước dịp Tết, tạo ra nhận thức rằng Viettel đi đâu cũng dùng được, còn các mạng khác thì chỉ ở thành phố mới dùng được, đã ngay lập tức đánh trúng nhu cầu khách hàng ở quy mô lớn. “Trận địa” diễn ra ở nông thôn nhưng mục tiêu của Viettel rõ ràng không phải chỉ là khách hàng nông thôn, mục tiêu lớn hơn chính là khách hàng thành phố. Nông thôn chỉ là điểm họ chọn để ghi dấu ấn về sự khác biệt giữa họ và các đối thủ.

2/ Khát vọng lớn đã dẫn dắt Viettel biến điều bình thường thành sức mạnh
Vấn đề cực kỳ nan giải của Viettel lúc đó là đã mắc kẹt trong sự phát triển chậm chạp quá lâu, không có tiền và chưa giỏi nghề, nhưng lại muốn làm một mạng di động lớn nhất một cách nhanh nhất. Nghe rất “viển vông”.

Chuyện kể lại, bài toán này được giải một cách “tình cờ”. Một vị Giám đốc Kỹ thuật họ gặp ở Indonesia đã chỉ cho Viettel bí quyết tự thiết kế mạng siêu nhanh thay vì thuê tư vấn toàn bộ vừa rất lâu và tốn kém; còn bà Ying Luck, Nguyên Thủ tướng Thái Lan, khi đó là đương kim Tổng Giám đốc công ty Viễn thông số một Thái Lan - AIS, đã mách nước cho Viettel mua chịu thiết bị.

Đây là những chi tiết thú vị trên con đường tìm lối phát triển của Viettel, được kể lại như một sự “tình cờ” hay “may mắn”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, chẳng có sự may mắn nào cả, tất cả đến từ khát vọng tìm đường phát triển của người Viettel. Những chia sẻ của vị Giám đốc kỹ thuật và Nguyên thủ tướng Thái Lan, theo tôi, thực ra chỉ là những chia sẻ kinh nghiệm làm nghề bình thường. Những người Viettel nắm được nó, bởi trước đó họ đã trăn trở quá nhiều, đã lao tâm khổ tứ ngày đêm tìm con đường phát triển cho mình với khát khao lớn. Nếu kinh nghiệm đó, được chia sẻ cho người khác, thậm chí người Viettel khác, thì chưa chắc đã có sự “bừng tỉnh” nào.

Không thể so sánh với việc Bác Hồ đã sáng tỏ con đường giải phóng dân tộc khi đọc “Luận cương…” của Lê Nin, nhưng “cơ chế vận hành” thì cũng tương tự. Vì nếu như người đọc đó không phải là Hồ Chủ Tịch, thì Luận cương của Lê Nin chắc đã không giúp được gì nhiều.

3/ Tư duy đột phá
Các tổ chức ngành hoặc công ty tư quốc tế thường đưa ra mối quan hệ giữa GDP đầu người và mật độ điện thoại. Nếu theo mô hình mối quan hệ giữa GDP đầu người Việt Nam thì mật độ điện thoại di động sẽ thấp hơn nhiều so với thực tế đã diễn ra, điều đó sẽ làm Viettel lỗ nặng nếu đầu tư ồ ạt và đặc biệt lại triển khai ở các vùng thu nhập thấp là nông thôn.

Tuy nhiên, một nhận thức đột phá về điều này đã giúp người Viettel tự tin thực hiện những tham vọng vô cùng lớn thời điểm đó, chính là bình dân hóa dịch vụ di động.

Hai câu hỏi quan trọng được giải:

- Vì sao các nhà mạng chỉ đầu tư ở thành thị mà tránh vùng nông thôn thu nhập thấp? Vì lợi nhuận cao do hiệu suất sử dụng trạm lớn ở thành phố. Ngành viễn thông là ngành chịu ảnh hưởng cực lớn của tính kinh tế nhờ quy mô, mỗi trạm phải đạt đến số lượng khách hàng nhất định mới đảm bảo có lãi. Vậy khi số lượng người dùng tăng lên với quy mô càng lớn thì chi phí của nhà mạng trên một người dùng có phải sẽ tiến về 0?.

- Tại sao mật độ điện thoại lại phụ thuộc vào GDP đầu người? Vì người dân chỉ dành một tỷ lệ thu nhập nhất định cho điện thoại thôi? Vậy nếu chi tiêu cho điện thoại di động tiệm cận về 0 thì sao?
Và câu trả lời của người Viettel như thế nào thì chúng ta đã rõ, họ đã tạo ra sự bùng nổ dịch vụ điện thoại di động và dẫn dắt việc phổ cập dịch vụ di động ở Nước ta

KẾT:
Để thành công thì còn một số yếu tố khác nữa, trong đó có cả các yếu tố về mặt thực thi chiến lược như chính sách bán hàng, chính sách giá thấp, sự thuận lợi trong việc triển khai trạm, các gói cước phù hợp,... mà chỉ có những người Viettel đã sinh ra chiến lược và trực tiếp triển khai mới hiểu rõ và đầy đủ về nó.

Tuy nhiên, ở phạm vi tôi biết, các yếu tố trên là cốt lõi của vấn đề, hỗ trợ đắc lực cho sự “khác biệt” và “lợi thế riêng” khi thiết kế ra một chiến lược tuyệt vời như “lấy nông thôn bao vây thành thị”.
Đó là cách hiểu của tôi về khái niệm chiến lược và dùng nó để lý giải câu chuyện “lấy nông thôn bao vây thành thị”.

Người Viettel vẫn nhiều khát vọng và tiếp tục dấn thân trên hành trình của mình. Thách thức ở phía trước họ cũng rất nhiều. Nếu phải chọn một từ để mô tả thách thức lớn nhất của Viettel ở thời điểm này, theo quan điểm cá nhân tôi, thi đó cũng là “CON NGƯỜI”. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức của họ chủ yếu sinh ra từ mong muốn phát triển lớn lao chứ không phải từ mưu cầu một sự tồn tại bình thường.

Cuối cùng, xin tặng người Viettel câu nói của Cha đẻ quản trị hiện đại Peter Drucker:
“Bất cứ khi nào, bạn chứng kiến,
một doanh nghiệp thành công,
thì ở thời điểm nào đó, có ai đó,
đã cam đảm đưa ra một quyết định sống còn”

Nguyễn Dương, Nguyên Giám đốc quốc gia Singtel Việt Nam.
anxico
2 months ago
McDonald’s – Bán Burger chỉ để kiếm tiền xài vặt
Dù tiêu đề có lẽ hơi phóng đại – Vâng, phóng đại để thu hút sự chú ý, nhưng nếu xem xét và so sánh thật kỹ và cộng vào một chút hài hước thì có lẽ nó vẫn chấp nhận được.

Nếu nói đến McDonald, ai cũng biết nó là một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất nhì thế giới, nhưng không phải ai cũng biết điều gì mới thực sự tạo nên tập đoàn McDonald. Vậy nếu McDonald’s bán burger để kiếm tiền tiêu vặt thì họ làm giàu từ đâu???

Có một lần, Kroc Ray – nhà sáng lập McDonald’s Realty Corporation – hay còn được người Úc gọi là Maccas, đã hỏi một nhóm sinh viên MBA rằng “các bạn có biết tôi đang kinh doanh cái gì không?”. Tất cả điều trả lời “Tất nhiên, bánh harmburger”. Ray trả lời “Không, chúng tôi kinh doanh bất động sản”. Câu trả lời không chỉ làm bất ngờ nhóm sinh viên MBA đó mà còn rất nhiều người khác nữa.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1950, cựu CEO của McDonald’s là Harry Sonneborn đã nhìn thấy được giá trị của McDonald’s không chỉ giới hạn tại việc bán bánh Hamburger, mà còn có thể từ bất động sản. 6 năm sau đó, 1956 McDonald’s Franchise Realty Corporation được thành lập với mục đích theo đuổi giá trị mà Sonneborn đề ra, bằng việc mua những khu đất nhiều khách vãng lai với giá rẻ và sau đó cho Franchisee – những người nhận nhượng quyền kinh doanh thuê lại với chi phí là phần trăm trên doanh thu, những ngày đầu là 5% và ngày nay có giao động từ 8.5% đến 15% tùy vào franchisee. Và vào tháng 12 năm 2015, những bất động sản của Maccas có giá trị $37.7 tỷ đô trên bảng cân đối và chiếm hơn 99% giá trị tài sản của công ty.

Richard Adams, là một franchisee của Maccas và đang làm việc với tư cách là chuyên gia tư vấn cho những franchisees khác của Maccas, ông kể lại: “Một trong những nhà hàng của tôi tại trung tâm thương mại, Maccas trả cho trung tâm với giá là $2,400/tháng và sau đó cho tôi thuê lại với chi phí là 8.5% doanh thu. Có những năm doanh thu tăng đến mức 2 triệu đô một năm, có nghĩa là tôi phải trả cho Maccas $14,000 một tháng để thuê lại mặt bằng”.

Sự thiên tài của CEO Sonneborn thời bấy giờ còn thể hiện qua việc Maccas thuê những tài sản bất động đó với lãi suất dài hạn và cố định – nghĩa là không thay đổi theo một khoảng thời gian dài đã thỏa thuận. Nhưng lại cho những franchisees thuê lại với chi phí giao động. Và tất nhiên, giá bán và doanh thu ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu của Maccas từ những franchisees này ngày càng tăng trong khi chi phí của Maccas vẫn giữ gần như không đổi. Mô hình này đã giúp Maccas vận dụng dòng tiền (cash flow) rất hiệu quả và đang đóng vai trò trụ cột trong công việc kinh doanh của Maccas ngày nay. Cựu CEO Sonneborn đã từng phát biểu “Chúng tôi không thực sự đang hoạt động trong nghành thực phẩm, mà là bất động sản. Lý do duy nhất chúng tôi bán chiếc Hamburger 15 cents là bởi vì nó là thứ tạo ra nguồn doanh thu tốt nhất, từ đó những người thuê mặt bằng của McDonald có thể trả tiền thuê”.
Bạn thấy không? Trong khi hầu hết những người kinh doanh nhà hàng ghét việc sở hữu mặt bằng vì nó ngốn quá nhiều vốn thì đối với McDonald, đó là một nguồn thu khổng lồ.

Vậy nó khổng lồ đến mức nào? Dựa vào báo cáo tài chính năm 2014 của Maccas, doanh thu từ việc “kinh doanh mặt bằng” là 9.2 tỷ đô và lợi nhuận là 7.6 tỷ - tỷ lệ lợi nhuận là 82.7%.
Vậy còn việc kinh doanh hamburger? Tuy doanh thu là $18.2 tỷ đô, nhưng lợi nhuận chỉ có 2.9 tỷ đô – tỷ lệ chỉ 16%. Bây giờ các bạn còn bảo tôi nói phóng đại nữa không? Maccas bán hamburger chỉ để kiếm tiền tiêu vặt.

Thị hiếu khách hàng trên thế giới đang thay đổi, từ đó chứng kiến sự phát triển chóng mặt của những đối thủ như Chipotle hay Shake Shack – những nhà cung cấp thức ăn nhanh mà có lợi cho sức khỏe, McDonald cần phải thay đổi. Nhưng nhìn chung, McDonald vẫn còn đường thoát thân và phát triển dựa trên để chế bất động sản của công ty nếu như mảng burger bị khách hàng quay lưng và sụp đỗ. Bởi thế mới nói, sự đa dạng hóa nguồn thu không bao giờ là thừa thải.

Câu hỏi mà tôi vẫn thích hỏi bản thân là “Where can I make money from?”. Lấy ví dụ, tôi hay tổ chức các buổi clubbing party cho người Việt và sinh viên châu Á ở Sydney. Thay vì bán vé cửa với giá $20, khi đó tôi cũng thu được một khoản kha khá. Nhưng tôi lại chọn cách cho khách hàng vào miễn phí và thoả thuận với chủ club về chi phí hoa hồng dựa trên doanh thu bán nước. Như thế, nguồn thu của tôi cao hơn so với bán vé và khách hàng lại tiết kiệm thêm tiền. Hệ quả khách hàng sẽ đến nhiều hơn, chủ club cũng sẽ vui vẻ tiếp nhận thoả thuận của tôi.

McDonald’s qua những con số:

- McDonald’s đã bán hơn 100 tỷ chiếc bánh Hamburger
- McDonald’s xuất hiện hơn 100 quốc gia với hơn 36,000 nhà hàng
- Trong 36,000 nhà hàng chỉ có 15% là được công ty trực tiếp quản lý và vận hành, 85% còn lại là Franchisees
- Trong 36,000 nhà hàng, hơn 45% là tài sản của MCDonald, còn lại được McDonald thuê
- 2014, IBISWorld dự tính McDonald chiếm hơn 16.8% thị phần trên toàn thế giới trong trong nền công nghiệp thức ăn nhanh. Trong khi Burger King – đối thủ trực tiếp của McDonald chỉ chiếm 4.6%
Huynh Duong
anxico
2 months ago
10 cách kiểm tra xem dữ liệu kinh doanh nội bộ doanh nghiệp có bị rò rỉ hay bị mất trộm không
Với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, startup thì việc bị mất những dữ liệu kinh doanh sẽ có nguy cơ phá sản cao, vì sức đề kháng không sánh được với công ty lớn, tập đoàn.

Nếu dữ liệu kinh doanh (databse) chẳng may rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, họ biết giá vốn của bạn, biết luôn cả khách hàng mua hàng thường xuyên và biết ngay cả chính sách bán hàng với khách hàng ấy thì ‘bạn thua và đối thủ thắng là điều dễ hiểu’. Trong thực tế hay xảy ra tình trạng là chính nhân viên chủ chốt lấy dữ liệu, bí mật kinh doanh và ra riêng, mở doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, đây là nỗi nhức nhối với đa số doanh chủ Việt.

Như bài trước tôi đề cập, theo thống kê nguyên nhân bị rò rỉ, mất mát thông tin do yếu tố của con người là chiếm tỉ trọng lớn nhất - có thể là nhân viên nội bộ "nuôi ong tay áo" và người bên ngoài nhất là từ các công ty cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu, sau đó mới đến các yếu tố như hacker hay các yếu tố tấn công từ bên ngoài khác.

Và dưới đây là 10 cách để doanh chủ tự kiểm tra xem dữ liệu có đang bị rò rỉ hay tệ hại hơn bị đánh cắp hay không.

01. Khách hàng ruột, khách hàng thân thiết tự nhiên thấy chuyển sang mua sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, khi hỏi thăm thì nguyên nhân rất ‘lòng vòng’, cơ bản là có đơn vị khác cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn.

02. Khách hàng thân thiết tự nhiên mua ít đi, có thể lý do là khách hàng nhận email tiếp thị, chào hàng, tiếp cận với các món hời, giá quá rẻ, quá phù hợp nhu cầu… Đặc biệt bạn cần quan tâm đến những khách hàng có doanh số cao vì theo nguyên tắc 80/20, 20% khách hàng VIP này sẽ chiếm 80% lợi nhuận của bạn, 20% đối tượng khách hàng VIP là “món mồi” béo bở nhất mà đối thủ cạnh tranh của bạn “thèm thuồng” nhất.

03. Số lượng khách hàng giảm đi rõ rệt có thể vì database nội bộ bị luộc nên đối thủ quảng cáo, telephone, sales chiếm mất.

04. Khách hàng đang sử dụng tự nhiên khó tính hơn hẳn, hỏi những thứ yêu cầu cao, đòi giá phải giảm sâu vì có thể họ nhận thư chào hàng hấp dẫn từ đối thủ cạnh tranh.

05. Khách hàng cũ tự nhiên hỏi tới các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với bạn và yêu cầu so sánh giá trị thuộc tính giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, vì họ nghi ngờ bạn đang cung cấp với giá quá cao.

06. Khách hàng quay lại mua hàng giảm hơn nhiều, rất có thể đã bị đối thủ dụ đi mất rồi đấy.

07. Khách hàng không mua số lượng nhiều như trước dù dựa trên lịch sử giao dịch bạn biết rõ nhu cầu khách hàng không thay đổi. Rất có thể khách hàng đang thử chuyển sang dùng dịch vụ của đối thủ với offer hấp dẫn, nhưng họ cần thời gian kiểm chứng nên vẫn đặt hàng “lai rai” từ bạn sau đó khi đã tin tưởng đối thủ của bạn, họ sẽ cắt đơn hàng thôi.

08. Người vào website giảm đi mặc dù tiền chi quảng cáo vẫn gia tăng, hệ thống quản lý online của bạn vẫn hoạt động miệt mài mỗi ngày, có thể khách hàng đang chuyển sang một website của đối thủ khác.

09. Tình hình kinh doanh đi xuống hoặc giữ nguyên mặc dù thị trường rất tốt, thời điểm rất tốt, hệ thống quản trị nội bộ của bạn vẫn bình thường.

10. Chi nhiều tiền vào marketing online nhưng tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng tiềm năng vẫn không tăng.

Các bạn có càng nhiều dấu hiệu trên khả năng đang bị "luộc database" là càng lớn vậy. Hãy suy ngẫm cẩn trọng về điều này.

Hiểu rõ về giá trị của dữ liệu, của thông tin kinh doanh để người doanh chủ có cách quản trị phù hợp, tránh những rủi ro đáng tiếc từ "nuôi ông tay áo", "ngây thơ khi giao phó dữ liệu bán hàng cho nhà cung cấp thủ ác"...

Tóm lại, nếu bạn chưa quan tâm đến bảo mật dữ liệu kinh doanh cho ngày hôm nay bạn có thể trả giá rất đắt vào thành/bại cho ngày mai.

Kỳ tiếp theo tôi sẽ đề cập về giải pháp thực tiễn bảo mật dữ liệu với startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thích chủ đề này không - nếu thích hãy động viên tôi bằng 1 liked hay lời bình luận nhé!

Cao Trung Hieu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
anxico
2 months ago
Tái khởi nghiệp doanh nghiệp- Corporate Re Startup
Bài đăng sáng nay trên Góc CEO Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số ra 11/05/2017

Doanh nghiệp cũng như con người theo vòng tuần hoàn Sinh Lão Bệnh Tử. Doanh nghiệp sinh ra cũng có thoái trào và chết đi nếu như bản thân doanh nghiệp không tự lột xác và phát triển. Trên thế giới hiện tượng này rất bình thường do khách hàng thay đổi, công nghệ thay đổi và quan trọng nhất mô hình kinh doanh thay đổi. Lý do quan trọng nhất của tái khởi nghiệp đó là khách hàng đòi hỏi những nhu cầu, trải nghiệm và các giá trị dịch vụ đối mới sáng tạo từ phía doanh nghiệp.

Tái khởi nghiệp doanh nghiệp được hiểu là doanh nghiệp đó lột xác, đổi mới sáng tạo và phát triển hoàn toàn mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy trình nhằm đáp ứng thách thức mới một cách toàn diện để tạo ra những giá trị mới sáng tạo cho khách hàng. Tại sao chúng ta sử dụng từ khởi nghiệp bởi vì không ai khác ngoài người sáng lập – CEO doanh nghiệp mới có khả năng làm được việc này. Tái khởi nghiệp yêu cầu một lần nữa toàn thể doanh nghiệp cần có tâm thế khởi nghiệp để đột phá và sáng tạo đáp ứng thay đổi của khách hàng. Trên phương diện đó, quá trình tái khởi nghiệp đòi hỏi người CEO một lần nữa lặp lại những ngày tháng khởi nghiệp khi gây dựng doanh nghiệp từ số không trong quá khứ.

Chúng ta có thể thấy đòi hỏi tái khởi nghiệp doanh nghiệp đang rất nóng tại Việt nam và thế giới khi công nghệ và người tiêu dùng thay đổi liên tục. Các mô hình kinh doanh mới đang tận dụng cơ hội này để đưa ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới phục vụ khách hàng tốt hơn. Chúng ta có thể thấy các ví dụ điển hình như : Vietnam Airlines có tái khởi nghiệp để cạnh tranh thành công với Vietjet ?, Mai linh và Vinansu có tái khởi nghiệp để cạnh tranh với Grab và Uber ?, Coop mart có tái khởi nghiệp cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được hay không ?, các doanh nghiệp du lịch có tái khởi nghiệp được với mô hình Agoda trên toàn thế giới hay không?. Bài toán tái khởi nghiệp doanh nghiệp đang là thách thức với mọi lãnh đạo các tổng công ty lớn, các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam chúng ta.

Trong năm 2016 chúng ta đang thúc đẩy Quốc Gia Khởi Nghiệp nhằm xây dựng những doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng sáng tạo và đổi mới tạo ra những giá trị đột phá. Các doanh nghiẹp này kỳ vọng sẽ phát triển thành các công ty lớn. Tuy nhiên chúng ta dường như bỏ quên vai trò các tập đoàn hiện tại đang đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế của Việt Nam. Các tập đoàn kinh tế lớn đang đóng góp thuế cho ngân sách và tạo công ăn việc làm cho hàng chục hàng trăm ngàn người. Tái khởi nghiệp các doanh nghiệp lớn là một mảng quan trọng đối với quốc gia khởi nghiệp.
Các doanh nghiệp lớn tái khởi nghiệp tham gia có thể có ba hình thức quan trọng 01- Bản thân các doanh nghiệp lớn sẽ là nhà đầu tư và hỗ trợ cho các startup nhỏ phát triển sản phẩm- Mai linh có thể đầu tư startup cho ngành du lịch vận chuyển. Thông qua cách này, các startup sẽ giảm bớt rủi ro trong tạo dựng doanh nghiệp 02- Doanh nghiệp lớn có thể cam kết sử dụng dịch vụ và các sản phẩm tạo đầu ra vững chắc bền vững cho startup. Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp lớn đã gián tiếp đầu tư cho startup 03- Doanh nghiệp lớn có thể tự bỏ vốn và khởi động dự án khởi nghiệp của doanh nghiệp mình ví dụ Mai Linh có thể tự đầu tư startup một doanh nghiệp công nghệ cạnh tranh trực tiếp với Grab và Uber.
Nhằm thúc đẩy phong trào Quốc Gia Khởi Nghiệp thành công, Tái khởi nghiệp doanh nghiệp cần phải được quan tâm và chú ý bởi vì các lý do như sau

01- Tìm hiểu thị trường: Startup thành công được hay không cần phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường và ngành kinh doanh. Với bề dày hoạt động, các doanh nghiệp sở hữu nguồn tri thức khồng lồ và sâu sắc về thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, các chiến lược của họ trong quá khứ, các thành công thất bại sẽ cho startup cái nhìn tổng quát về thị trường từ đó tạo ra các định hướng chiến lược. Ngoài ra doanh nghiệp có những bài học thất bại vô giá trong quá khứ. Các nguồn tri thức này sẽ giúp cho startup tránh được những sai lầm không đáng có.

02- Vốn khách hàng: Đối với startup, tiếp cận thị trường là hoạt động khó khăn và tốn nhiều chi phí nhất. Các tập đoàn lớn khởi nghiệp luôn luôn sở hữu một lượng khách hàng tiềm năng từ các khách hàng trung thành hiện có. Số lượng khách hàng này đảm bảo startup phát triển tốt trong thời gian đầu tiên. Ngoài ra thương hiệu sẵn có của các tập đoàn doanh nghiệp sẽ giúp Startup tiếp cận thị trường tốt và nhanh hơn.

03- Khả năng thực thi: Startup có hai giai đoạn: phát triển sản phẩm và mở rộng quy mô. Trong cả hai giai đoạn này khả năng thực thi là một thách thức với startup khi không có nhân lực và hệ thống hỗ trợ. Ví dụ các bạn startup mở du lịch cần phải có chuyên viên có kỹ năng phỏng vấn khách hàng. Các bạn startup chưa có nguồn lực rất khó có chuyên viên tốt. Trong khi đó nếu Mai linh mở ra Mailinh Tourist thì việc triển khai phỏng vấn khách hàng rất dễ dàng với các nhân lực sẵn có tại phòng Marketing. Một ví dụ khác, một startup phát triển Apps về bán lẻ, nếu Coopmart là đơn vị startup dự án này thì ngay lập tức các khách hàng, các nhà cung cấp sẽ dễ dàng biết và cài đặt apps tạo ra sức hút thị trường nhanh chóng.

04- Nguồn vốn nhân lực: Các startup rất khát nhân lực chuyên môn nhưng vấn đề này sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp thực hiện các dự án khởi nghiệp. Các phòng ban trong doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ nguồn lực các chuyên môn cho dự án startup. Ngoài ra , các startup sẽ tuyển dụng dễ dàng hơn các nhân lực với thương hiệu dự án doanh nghiệp khởi nghiệp.

05- Vốn tài chính: Với nguồn tiền từ doanh nghiệp, các dự án khởi nghiệp sẽ nhận được nguồn quỹ tốt hơn. Quan trọng hơn nữa, tiếp cận vốn với các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ rất dễ dàng trong thực tế.

06- Cơ sở vật chất trang thiết bị: Các startup non trẻ cần tốn rất nhiều chi phí cho trang thiết bị văn phòng trong khi đó các doanh nghiệp có nguồn lực này sẵn có. Càng tiết giảm chi phí nhiều bao nhiêu, khả năng thành công sẽ lớn bấy nhiêu

07- Các dịch vụ doanh nghiệp: Các startup rất cần các dịch vụ kế toán, nhân sự vv trong thời gian đầu tiên thành lập. Các phòng ban trong doanh nghiệp là nơi cung ứng các dịch vụ này cho startup trong doanh nghiệp khởi nghiệp.

Nếu đứng trên định nghĩa Startup nhằm tạo ra các giá trị đổi mới sáng tạo và đột phá cho khách hàng và có khả năng nhân rộng, chúng ta sẽ thấy có hai đối tượng có thể khởi nghiệp đó chính là cá nhân và các doanh nghiệp.

Quốc gia khởi nghiệp chỉ có thể hình thành nếu như thực hiện hai chương trình khởi nghiệp từ cá nhân và tái khởi nghiệp từ doanh nghiệp. Nếu chúng ta kết hợp được hai xu hướng này, quốc gia khởi nghiệp sẽ nhanh chóng thành công hơn tại Việt Nam khi tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội.

Quan trọng cuối cùng, tái khởi nghiệp chính là con đường duy nhất giúp cho các doanh nghiệp lớn tiếp tục duy trì vị thế cạnh tranh thành công với các mô hình kinh doanh mới trên thế giới.

Ths Vũ Tuấn Anh – Trưởng Dự Án Khởi Nghiệp Cộng Đồng Hoasen Group-Giảng Viên Đổi Mới Sáng Tạo Và Khởi Nghiệp IPP
anxico
2 months ago
KHỞI NGHIỆP KHÔNG VỐN
Có một bạn du học sinh vừa tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh hỏi tôi là có nên về Việt Nam mở công ty khởi nghiệp hay không. Bạn ấy nghĩ là ý tưởng kinh doanh của mình khá độc đáo, nhưng tìm nhà đầu tư sao khó quá. Vì trong thời gian qua bạn trẻ này đã gõ cửa khắp nơi, nhưng vẫn bặt vô âm tính. Vay mượn tiền thì không dám nghĩ đến vì mình chưa có uy tín gì trên thương trường. Và được biết thêm là bạn trẻ này cũng sắp lập gia đình và có thể ở lại Úc ít nhất vài năm trước khi về Việt Nam hẳn. Nếu mở được công ty ở Việt Nam như mong muốn thì bạn sẽ đi đi về về trong thời gian này.

Tôi thấy những khó khăn mà bạn trẻ này nêu ra khá thú vị, vì nó đụng chạm đến một vài vấn đề mấu chốt liên quan đến chuyện khởi nghiệp. Sau đây là những suy nghĩ mà tôi đã chia sẻ với bạn ấy:

Thứ nhất, đối với khởi nghiệp thì không có chuyện đi đi về về, chân trong chân ngoài, vừa học vừa làm, vừa làm cái này vừa làm cái kia cùng lúc. Khởi nghiệp là full-time (toàn thời gian), đúng ra còn hơn full time nhiều. Full time là 8 tiếng, 10 tiếng một ngày, còn khởi nghiệp là 24 tiếng một ngày. Ăn ngủ, tắm rửa với nó. Nó là tất cả. Vì nó là KHỞI đầu của một sự NGHIỆP mà. Nó không phải chỉ là kiếm tiền, không hẳn là cái job đầu tiên. Nó là cái gì đó mà mình ôm ấp, hoài bão. Một sự nghiệp lớn hơn một công việc rất nhiều.

Kế đến là chuyện đi kêu gọi vốn đầu tư, đi kêu người bỏ tiền ra cho mình làm, hay nói thẳng ra - đi bán ý tưởng kinh doanh của mình. Tôi nghĩ khó có nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền ra cho một dự án kinh doanh mà người chủ xị không chết sống với nó 24/24, 365 ngày/năm, chưa kể còn thiếu kinh nghiệm nữa. Ý tưởng kinh doanh chỉ là một vế, vế còn lại là phải triển khai một cách thành công. Khâu triển khai (execution) này giết chết biết bao nhiêu dự án tưởng như quá lý tưởng. Do đó, làm sao thuyết phục được nhà đầu tư là mình sẽ triển khai thành công khi chưa từng làm qua ít nhất một lần. Khó.

Vậy thì một người trẻ phải khởi nghiệp làm sao đây nếu không có tiền và không có kinh nghiệm?

Không biết sách vở nói thế nào, nhưng theo suy nghĩ của tôi, trong bối cảnh của môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, thì chỉ có cách phải tích luỹ vốn từ chính bản thân hay từ những người gần gủi xung quanh như gia đình, bà con, bạn bè, người quen. Không huy động được từ những người tin tưởng mình nhất thì khó có thể huy động từ những người xa xôi hơn. Các quỹ đầu tư hay thậm chí các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thường không hứng thú lắm với các ý tưởng kinh doanh còn nằm trên giấy. Họ phải thấy cái gì đó cụ thể, hiện thực, tuy là còn ở trong giai đoạn sơ khai để làm nền tảng dự đoán cho tương lai. Nói khác đi, họ muốn thấy “mặt mũi” của mô hình kinh doanh; thấy “xương máu” bỏ ra của người chủ xướng; thấy khả năng điều hành của người lãnh đạo; và thấy chất lượng của đội ngũ quản trị dự án.

Tóm lại, thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn do chưa huy động được thì không còn cách nào khác hơn là phải biết chờ đợi. Biết cách chờ đợi cũng là một nghệ thuật, một chất lượng không thể thiếu được của một doanh nhân.

Ý tưởng thành lập chuỗi nhà hàng Việt Nam và áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền franchising của thế giới đã được người viết bài này ôm ấp, thai nghén từ thời còn là sinh viên, để mãi mười mấy năm sau mới thực hiện được thông qua thương hiệu Phở 24.

Ly Qui Trung
anxico
2 months ago
Trở thành giàu có, một cách lương thiện, là một mong muốn rất chính đáng của mỗi chúng ta
Trở thành giàu có, một cách lương thiện, là một mong muốn rất chính đáng của mỗi chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng có thể trở nên giàu có. Chúng ta phải học những nguyên tắc cơ bản, và biết cách khát khao, biếtt cách hành động…. để trở nên giàu có.

Mời các bạn đọc phần tóm tắt này trích đoạn phần tóm tắt cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki Toru trong cuốn sách “Tăng tốc đến thành công. Học từ những cuốn sách hàng đầu” do tác giả Lâm Minh Chánh.

Ghi chú: Cuốn sách "Cha giàu cha nghèo" có nhiều điều cần học, và cũng có vài điểm cực đoan. Chúng ta cần tỉnh táo và chọn lọc để học những kiến thức phù hợp với mình.

** Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính.
Để làm giàu chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách chăm sóc phát triển cây tiền bạc của mình. Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở.

Quy tắc thứ nhất về tài chính học của người giàu đó là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình. Một ví dụ minh họa một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.
Đối với người mới đi làm mọi thu nhập – lương - của họ được dùng để trang trải các chi phí cuộc sống: như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương - cao hơn chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng... Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác – mà họ nghĩa là tài sản. Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra 1 gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào lòng luẩn quẫn: đi làm nhận lương và trả nợ.
Suốt cuộc đời đi làm của mình người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản. Tổng các khoản thu nhập này nào hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, Những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế tài sản của họ được sinh sôi nảy nở. Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau cùng sau khi dòng tiền của họ đã phát triển. khi họ đã cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả - chiếm phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.

** Bài học thứ ba: người giàu quan tâm đến việc về kinh doanh của chính mình.
Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh. Ray Kroc, chủ của chuỗi nhà hàng McDonald's – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là công việc chuyên môn của ông, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald's luôn là những chỗ “đắc địa” và có giá tăng lên theo thời gian.

Người nghèo và trung lưu thật ra là đang làm công việc chuyên môn, chứ không phải làm kinh doanh. Thật sự thì họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ, và góp phần làm cho ông chủ giàu lên. Bài học thứ ba của cha giàu: Người giàu phải quan tâm đến đến việc kinh doanh của chính mình. Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn thị trưởng.

** Bài học thứ tư: người giàu thông minh về tài chính và thành lập công ty
Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính, hiểu biết rõ 4 lãnh vực sau:
- Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của nó.
- Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lợi, ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.
- Hiểu rõ về thị trường, về tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung và cầu để nhận diện các cơ hội kinh doanh. Người giàu cần nắm vững kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.
- Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt những thuận lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sỡ hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng tiền rồi mới trả thuế.

** Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền
Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó bởi vì sự thiếu tự tin vào bản thân và sự sợ hãi. Người thành công là người không sợ hãi sự thất bại và luôn chủ động tạo sự may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.
Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính, với tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.
Có 2 dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty trung gian chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên ghiệp ngoài 4 kiến thức chính của thông minh tài chính, người giàu cần phát triển 3 kỹ năng sau đây:
- Tìm ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ một cái nhà ọp ẹp, cũ kỹ sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này ở trên 1 miếng đất lớn. Sau khi mua, người nàyphá sập ngôi nhà, và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được lời.
- Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Tác giả đặt cọc 1/10 giá mua, và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3 ngày, tác giả đã bán được lại căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà tác giả đã bỏ ra đặt cọc.
- Chỉ tuyển dụng , làm việc với người thông minh. Người giàu không phải là người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh hơn vì tuyển dụng và làm việc với những người thông minh hơn mình.”
anxico
2 months ago
KHỞI NGHIỆP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH ƯU TÚ
Như nhiều người đã biết, tôi khởi nghiệp cách đây 17 năm trước. Có những giai đoạn rơi xuống tận đáy của sự thất bại. Nhưng tôi phải cảm ơn những lúc mà mình ở trong tình cảnh thê thảm đó. Giai đoạn đó mới chính là cần thiết cho sự phát triển cá nhân. Chính trong giai đoạn phá sản, nợ nần chồng chất tôi đã tìm thấy tình yêu cho đời mình. Chính trong giai đoạn đó tôi mới phát hiện ra những thiên phú, thế mạnh của chính mình. Chính trong giai đoạn đó tôi mới thấu hiểu được việc học hỏi, sáng tạo là việc của cả 1 đời người chứ không phải là chuyện nỗ lực trong 1 giai đoạn để kiếm chác gì đó rồi thôi. Chính trong giai đoạn đó tôi mới biết phải làm thế nào để dung hòa niềm kiêu hãnh và sự khiêm tốn ở cảnh giới cao nhất. Chính trong giai đoạn đó tôi mới trải nghiệm được có những thứ thực sự quan trọng hơn vật chất và tiền. Chính trong giai đoạn đó tôi mới tìm ra tâm nguyện của mình trong kinh doanh.

Chắc các bạn chẳng lạ gì câu nói: “HÃY CỨ KHÁT KHAO - HÃY MÃI DẠI KHỜ”. Nhiều người tôn thờ người phát ngôn câu nói đó đến mức cuồng tín nhưng lại KHÔNG LÀM THEO LỜI ông ấy nói. Họ không đủ trong sáng và có niềm tin vào cuộc sống cũng như không đủ niềm tin vào bản thân mình để sống theo lối đó. Họ chọn cách THÔNG MINH hơn! Thông minh hơn theo cách của họ có nghĩa là khôn ngoan hơn. Trong ngắn hạn có thể đạt được lợi lộc gì đó nhưng bức tranh toàn cảnh cuộc đời của những người THÔNG MINH này thì hẳn các bạn biết rồi, tôi khỏi phải vẽ ra nhỉ.

Có rất nhiều bạn hỏi tôi làm thế nào để khởi nghiệp thành công. Tôi thực sự chẳng biết công thức bí mật nào cả! Tôi chọn con đường này và tôi sẽ cứ mãi đi trên con đường này dù thành công hay thất bại. Tôi chẳng quan tâm đâu. Tôi chọn khởi nghiệp không phải vì thành tích, không phải vì tôi muốn tích lũy vài triệu USD hay vài chục triệu rồi ăn sung mặc sướng, hưởng thụ. Tôi chọn khởi nghiệp bởi vì môi trường này là tốt nhất cho tôi để luôn phải tự học, luôn phải rèn luyện, thậm chí khổ luyện để trở thành ưu tú. Tôi chọn khởi nghiệp bởi vì tôi muốn tự tay xây dựng lối sống cho chính mình với sự phong phú và đầy cảm hứng. Và còn nữa!

Tôi là một minh chứng cho việc bỏ học để tự kinh doanh. Tôi thi đậu đại học KHTN khoa CNTT và bỏ dở sau năm thứ nhất đại học để khởi nghiệp. Nhưng lạy trời, bạn đừng nhầm lẫn việc bỏ học ở trường với việc ngừng học. Có nhiều bạn tốt nghiệp với tấm bằng đỏ chói rồi sau nhiều năm tôi thấy trình độ của người đó ngày càng mai một chứ đừng nói phát triển thêm! Tôi khẳng định với bạn là 17 năm khởi nghiệp là 17 năm tôi liên tục học hỏi không ngừng để thay đổi, nâng cấp chính bản thân tôi.

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra tôi nghiêm túc với việc học hỏi đến mức độ nào thông qua cách tôi viết và thể hiện.

Nhiều người có kinh nghiệm khuyên mọi người không nên khởi nghiệp theo phong trào rất dễ rơi vào thất bại, mất niềm tin vào việc đổi đời nhờ kinh doanh…Theo tôi nếu bạn khởi nghiệp theo phong trào thì tốt nhất đừng khởi nghiệp gì cả, bạn sẽ chắc chắn thất bại, hoặc nếu có thành công thì bạn cũng sẽ phải rất khổ với cái sự thành công của bạn. Thành công về tài chính hay vật chất nó chẳng giải quyết được gì ngoài tác dụng làm cho bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái trong chốc lát, thế thôi. Thằng bạn khởi nghiệp may quá kiếm được vài tỉ rồi mình cũng phải kiếm cho bằng rồi hơn nó. Cuộc đua về vật chất và tiền bạc nó đã làm cho thế giới này xấu xí đến tệ hại. Nó có thể khiến cho người ta bất chấp tất cả chỉ để tiến lên phía trước. Khởi nghiệp, xây dựng cơ đồ theo lối đó có gì đó sai sai nhỉ?

Khởi nghiệp phải là xuất phát từ bên trong bạn. Tôi khởi nghiệp không phải vì sự rủ rê của ai đó, bởi vì 17 năm trước thì có ai mà rủ rê. Đó là một quá trình phân tích các ưu tiên của bản thân. Đó là sự thay đổi nhận thức thật sự. Mặc dù có thể còn rất DẠI KHỜ nhưng nó là tiếng gọi thúc giục từ sâu thẳm. Thậm chí đó là tầm nhìn rất xa cho cả dòng họ của mình, cho thế hệ sau của mình. Bạn nghĩ gì khi trở thành người dẫn đường cho cả 1 dòng họ tiến đến sự ưu tú thật sự? Bạn nghĩ gì khi trở thành người truyền cảm hứng cho cả một cộng đồng tiến đến sự ưu tú?

17 năm trước tôi khởi nghiệp, em gái tôi lúc đó mới có 13 tuổi, nó viết thư bảo sao anh lại làm cái điều khiến cha mẹ buồn? Bỏ học đại học để kinh doanh lúc đó thì không những làm cho cha mẹ buồn đâu, đó là cơn địa chấn trong dòng họ. Tôi không trả lời thư mà cứ kiên trì con đường của tôi. 10 năm sau, tốt nghiệp đại học xong nó cất tấm bằng đại học vào tủ, không đi làm thuê 1 ngày nào, tự khởi nghiệp kinh doanh cho đến bây giờ!

Nếu bạn đến với khởi nghiệp với sự sâu sắc, tôi cam đoan bạn sẽ không hỏi làm thế nào để thành công. Bạn đủ nội lực để xả thân vì quá trình đó. Bạn thừa sức để quật ngã thất bại. Bạn sẽ chắc chắn thành công. Bởi vì bạn không ngừng tiến đến với sự ưu tú, người ưu tú không thể thất bại. Đó là quy luật của toàn thể vũ trụ này.

Tôi tin vào sức mạnh của ước mơ, còn bạn?
anxico
2 months ago
CHUYẾN ĐI BUÔN CỦA ÔNG MACRON
Ông Emmanuel Macron, đã trở thành tổng thống Pháp trẻ tuổi nhất và tạo nên một cơn chấn động trong dư luận thế giới. Macron không chỉ là một chính khách, ông còn là một doanh nhân. Vì sao lại như vậy?

Trong 5 lý do thành công của ông Macron mà BBC mới đưa ra, bỏ qua các yếu tố chính trị, ta có thể tìm thấy nhiều điều gần gũi với công việc của một người bán hàng.

Thứ nhất: Không chỉ gõ cửa, phát tờ rơi cho 300.000 gia đình, các tình nguyện viên của Macron còn tiến hành phỏng vấn sâu với 25.000 người. Các thông tin quý giá này được tập hợp về một cơ sở dữ liệu lớn, giúp đưa ra các chính sách tranh cử sáng suốt.

Hãy để ý đến từ “phỏng vấn sâu”. Tâm lý con người giống như tảng băng trôi, 3 phần nổi là những gì người khác dễ cảm thấy, 7 phần chìm là những điều họ khó nói ra, gọi là sự thật ngầm hiểu (customer insight). Nếu như chỉ phát tờ rơi, “khách hàng” của ông Macron chỉ nhận thông tin, mà ông ấy chẳng biết họ nghĩ gì. Cuộc phỏng vấn sâu giúp ông ấy thâm nhập được vào những “phần chìm” trong suy nghĩ cử tri. Trong cuộc chiến trong tâm trí khách hàng, thương hiệu nào chiếm giữ được những “phần chìm” luôn khiến khách hàng lựa chọn nhiều hơn.

Thứ hai: Macron không giải thích mình làm gì cho nước Pháp, mà nói rõ người dân sẽ có những cơ hội gì khi ông cầm quyền.
Elmer Wheeler (1903 – 1968) người Mỹ, một chuyên gia bán hàng lừng danh thế giới từng tổng kết cách bán hàng đắt khách của mình rằng “Hãy bán âm thanh xèo xèo hấp dẫn, chứ không phải miếng bít tết”. Có vẻ như ông Macron đã vận dụng triệt để nguyên tắc này: Không “bán” những gì mình có, mà “bán” lợi ích của người “mua”.

Điều thứ ba, không nằm trong danh sách của BBC, nhưng tôi nghĩ rằng nó là điều rất quan trọng với một người “bán hàng”. Ấy là chuyện tình đẹp như cổ tích với bà Brigitte hơn mình 24 tuổi. Điều tra xã hội cho thấy cử tri Pháp không để chuyện đời tư của ứng viên làm ảnh hưởng đến lá phiếu. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước khi diễn ra vòng bầu cử thứ hai, hầu như tất cả nữ cử tri cho rằng “chuyến bay” của phi công trẻ Macron khiến họ cảm thấy rất phấn khởi. Khi bán hàng, có một câu chuyện hay để kể luôn khiến cho “hàng hoá” của mình “ăn khách” hơn. Hơn thế nữa, câu chuyện ấy lại rất phù hợp: khẳng định con người có lập trường, biết yêu, thể hiện bản lĩnh đàn ông. Điều đó cũng gián tiếp thể hiện khí phách nhà lãnh đạo...

Không biết ông Macron "bán hàng giỏi" có phải vì ông đã từng là nhân viên ngân hàng đầu tư tại Rotschild & Cie, và từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Dữ liệu số Pháp hay không? Chỉ biết nhiều người sinh ra là để bán hàng rồi! Chuyến đi buôn này, tay “nhà buôn” lọc lõi Macron thắng đậm, nhất là trong tâm trí của các cử tri nữ.

Thanh Phương
anxico
2 months ago
Làm thế nào để dùng slogan “tỏ tình” được với khách hàng?
Có thể ví slogan giống như lời tỏ tình của một chàng trai với cô gái mà anh ta yêu. Muốn chiếm được trái tim của cô gái thì chàng trai cần phải tỏ tình với cô ấy. Tương tự như vậy, thương hiệu muốn được khách hàng yêu, thương hiệu cũng cần “tỏ tình” với khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những công cụ tỏ tình với khách hàng cực kỳ hiệu quả chính là slogan.

*** Thay đổi dù chỉ một từ cũng có thể khiến cho slogan ý nghĩa và hiệu quả hơn.

Bạn tôi sở hữu chuỗi của hàng kinh doanh điện thoại cũ ở Lào Cai - Hồng Chi Mobile với slogan “Bán sự yên tâm – Bán sự hài lòng”. Tôi hỏi bạn tôi “Sao không phải là Bán sự yên tâm – Mua sự hài lòng?” Hồng Chi không chỉ bán điện thoại cũ mà còn “bán” sự yên tâm cho Khách hàng nhờ chính sách bảo hành, mục tiêu cuối cùng là “mua” được sự hài lòng của khách hàng. Hơn nữa cặp từ đối Bán – Mua khiến cho cho câu hay hơn, dễ nhớ hơn thay vì lặp từ “bán” ở cả 2 vế. Sau đó, anh bạn tôi đã sử dụng câu “Bán sự yên tâm – Mua sự hài lòng”.

*** Ngôn từ dễ hiễu sẽ tốt hơn những lời “có cánh” mà khách hàng không hiểu

VNI là Công ty hàng đầu về giải pháp Marketing bất động sản. Đặc thù của lĩnh vực này là người mua nhà chưa nhìn thấy sản phẩm tại thời điểm mua, họ mua qua bản vẽ và thiết kế. Vì vậy, VNI cung cấp giải pháp Marketing công nghệ 3D, 360, thực tế ảo dễ hình dung; khách hàng có thể du ngoạn ngay trong chính căn hộ mà mình mua.

Với sản phẩm công nghệ, khách hàng khó hình dung về sản phẩm. Nhiệm vụ tối quan trọng là diễn đạt sao cho thật dễ hiểu. Ban đầu VNI sử dụng slogan “Not just an Imagination – Không chỉ là tưởng tượng” rồi đến tagline “visualize imagination”. Nhưng “tưởng tượng” dường như là thứ được cho là khó hiểu, khách hàng chẳng muốn suy luận, càng chẳng muốn tưởng tượng.

Tôi đã gợi ý cho anh chủ tịch của VNI Tuan Dinh đưa ra một số phương án “With visualization, without imagination” và cuối cùng dừng lại với “Seeing is believing” – “Thấy là tin, nhìn là hiểu”. Sau khi phân tích thì VNI đã sử dụng câu slogan này vì đúng với năng lực cốt lõi của họ.

*** Chọn từ thật “đắt”

Khi tư vấn thương hiệu cho Tập đoàn đồ gia dụng nhà bếp phổ biến nhất Việt Nam – SUNHOUSE, chúng tôi đề xuất câu định vị thương hiệu “Nhà là bếp. Bếp là Sunhouse” (Home means kitchen. Kitchen means Sunhouse). Đại diện Sunhouse đặt câu hỏi cho chúng tôi “Liệu nên dùng “là” hay dùng “có”? (Nhà có bếp. Bếp có Sunhouse.)

Thực tế khi sáng tạo chúng tôi đã đưa ra tất cả các phương án và đánh giá để lựa chọn phương án tốt nhất, câu từ đắt giá nhất. Bởi vì căn bếp là trái tim của ngôi nhà, trái tim của tổ ấm. Và Sunhouse hiện diện trong mọi gian bếp, mọi ngôi nhà, đồng hành với người nội trợ trong suốt hành trình xây dựng tổ ấm. Sử dụng từ “là” thay vì “có” mang lại cho câu lớp nghĩa sâu hơn, ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy, câu slogan mà chúng tôi đề xuất “Nhà là bếp. Bếp là Sunhouse” đã thuyết phục được Ban lãnh đạo Sunhouse.

Sigmund Freud nói rằng “Bản chất ngôn từ là ma thuật và kể từ thời cổ đại đến ngày nay ngôn từ vẫn giữ được quyền năng này của chúng”. Có lẽ nhờ quyền năng đó mà có những câu slogan được cả thế giới biết đến, và có những câu vẫn được nhớ đến qua hàng thập kỷ…

Có một điều chắc chắn, chẳng có cô gái nào muốn nghe lời tỏ tình thiếu sự chân thành và trung thực. Lời tỏ tình của thương hiệu cũng vậy. Thương hiệu muốn chạm đến trái tim khách hàng chẳng cần phải nói những lời có cánh hay ngôn từ mỹ miều, bóng bẩy. Hãy “tỏ tình” với khách hàng thật chân thành và nói đúng những gì họ cần, họ muốn nghe.

Còn bạn, thương hiệu của bạn đã có lời tỏ tình chạm tới trái tim khách hàng chưa?
anxico
2 months ago
ĐI CHƠI CŨNG CẦN CÓ KẾ HOẠCH
Lúc còn nhỏ, mỗi lần được Ba tổ chức đi chơi cho cả nhà, nói cho oai chứ đi chơi của nhà cũng chỉ là : đi biển ở quê, lên sông Ly Ly...thôi...nhưng Ba luôn cho tụi mình một thói quen là chuẩn bị...chuẩn bị bạt để trải ngồi dưới cát biển, sông...chuẩn bị bao nilon để bỏ thức ăn thừa, rác...má chuẩn bị nấu xôi đậu, chuẩn bị nước uống mang theo...lĩnh kỉnh....để làm gì vậy Ba? Ba nói : đi chơi cũng phải chuẩn bị để cuộc vui được trọn vẹn...

Từ đó sự chuẩn bị luôn ăn sâu vào tâm trí của anh em nhà mình..lớn lên đi học, đi làm mới thấu ...chuẩn bị là lập kế hoạch cho sự việc sắp diễn ra. Chuẩn bị càng kỹ càng, kết quả công việc càng tốt, chuẩn bị cả những tình huống xấu nhất để có sẵn giải pháp dự phòng...

Thời làm sale của Procter and Gamble mình được trải nghiệm việc này, tất cả đều có Plan.

Plan dài hạn 03 năm được gọi là W&DP : cái này là nỗi ám ảnh cho mọi P&G people , để có được W&DP hoàn chỉnh, đám tụi tôi phải làm việc cật lực, với hàng chục đầu mối công việc phải làm: từ thống kê dữ liệu sale trong quá khứ đến mục tiêu kinh doanh của công ty, của vùng, của miền mình phụ trách...không chỉ là mục tiêu doanh số mà còn 7,8 mục tiêu về thị trường : khách hàng, hiệu quả ghé thăm....mà còn mục tiêu đào tại nhân viên...và cái khó nhất là mục tiêu phấn đấu cá nhân : thăng tiến lên vị trí nào? Các điểm yếu cần khắc phục? Cá nhân tự khắc phục ? Sếp đào tạo?...

Plan làm việc tháng : WP - tiêu chí đánh giá là không điều chỉnh quá 20% kế hoạch làm việc tháng ( cái này chỉ liên quan đến kế hoạch đi và làm việc thị trường , không điều chỉnh chỉ tiêu doanh số...)

Còn nhiều cái Plan khác nữa mà đám P&G tụi tôi luôn phải khắc ghi trong tâm trí...

Có kế hoạch tốt các bạn đã nắm trong tay sự thành công của công việc của mình, kế hoạch càng chi tiết thì hiệu quả công việc càng cao...vậy làm sao có được kế hoạch tốt? Có vài từ viết tắt mà tuoi này luôn thuộc lòng mỗi khi bắt tay vào làm kế hoạch : OGSM
- O : Objective : mục tiêu của công việc cần lập kế hoạch là gì?
- G : Goals: các kết quả cần đạt được là gì?
- S : strategies : các giải pháp cụ thể để đạt được là gì ?
- M : Measures : các thông số cần quản lý là gì?

Kế hoạch tốt chỉ có thể mang đến hiệu quả cao khi chúng ta có kỹ năng thực hiện kế hoạch : vậy chúng ta hành động thế nào ? : PDCA lại là một vài từ viết tắt mà các sếp hay hỏi bọn tôi khi họp hàng quý, năm
- P : Plan : cái này dùng OGSM ở trên
- D : Do : càng đơn giản : làm theo đúng kế hoạch đã thống nhất.
- C : check : đây là mấu chốt của vấn đề : thường các bạn hay quên , thiếu đôn đốc, kiểm tra nên công việc sẽ không hoàn thành như tiến độ thời gian đã nêu trong kế hoạch. Kiểm tra từng nhân viên, từng khách hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh...Từ ngày, tuần, tháng...
- A : Action : hành động kế tiếp sau khi kiểm tra là gì?

Hãy nhớ rằng : mọi điều mình mong muốn đều phải có sự chuẩn bị tốt và thực hiện sự chuẩn bị đó một cách kiên định

L.TK
anxico
2 months ago
NGUỒN VỐN STARTUP Ở ĐÂU??
Chủ đề này tôi thấy nhiều bậc tiền bối trong nhóm đã chia sẻ rồi. Và hôm nay, tôi chia sẻ lại chủ đề này trong thực tế của doanh nghiệp tôi.

Doanh nghiệp tôi làm về dịch vụ giáo dục. Hôm trước tôi có chia sẻ với các bạn bài viết: KHÔNG QUAN TRỌNG BẠN ĐI CHẬM THẾ NÀO, MIỄN LÀ ĐỪNG BAO GIỜ DỪNG LẠI. Và có 3 lưu ý trong đó. Nhưng hôm nay tôi nhắc lại 1 lưu ý trong 3 lưu ý đó là: HÃY MỜI NGƯỜI GIỎI HƠN BẠN DÙNG BỮA TRƯA.
Vì sao tôi nhắc đến lưu ý này? Tôi kể cho các bạn nghe 1 dự án mở trường mầm non tư thục của doanh nghiệp tôi gần đây nhất.

Doanh nghiệp tôi chuyên đào tạo giáo dục tiếng Anh và mầm non tư thục hoạt động ok. Giờ có thể nói đây là cơ duyên của việc MỜI NGƯỜI GIỎI HƠN BẠN BỮA TRƯA. Doanh nghiệp tôi vẫn đang hoạt động rất tốt, tôi nung nấu ý tưởng mở 1 trường mn tư thục nữa ở địa bàn tôi sống. Nhưng vẫn đang băn khoăn về địa điểm, vì địa hình chỗ tôi thuê đất hay khu nhà để làm mn tư thục thì khó và đắt. Mà để mua đất rộng như quy mô trường học tại đất thị trấn cũng đắt ngang thành phố( túm lại là chưa có đủ tiền chục tỷ) . Đấy vẫn là ý tưởng trong đầu thôi. Cũng chưa tính làm ngay, vì các cơ sở khác của tôi cũng lắm việc. Hôm vừa rồi rảnh rỗi 1 hôm, nhớ đến 1 ông anh (là bạn của anh trai) anh đang làm về hệ thống giáo dục ôn thi đại học. Anh bảo qua văn phòng uống nước. Hỏi han nhau về tình hình công việc, buôn dưa lê bán dưa chuột, tôi cũng đưa ra ý tưởng mở thêm trường tại địa bàn đó nhưng vấn đề khó khăn gặp phải chính là địa điểm. Anh ấy phán 1 câu xanh rờn: đơn giản, a quen 1 bà chị có khu nhà tập thể bỏ không. Chị bảo cho anh mượn không ý.

Tôi nói: thế a hỏi thuê giúp em. Anh lấy đthoai ra gọi hỏi chị bạn kia. Chị ấy còn muốn cổ phần vào dự án của tôi. Đấy, nguồn vốn đấy ạ, địa điểm đấy ạ. Dự án đang thi công rồi nhé.

Các nguồn vốn có thể huy động cho bạn khi startup:
1/ huy động từ bố mẹ, anh em, bạn bè cho vay
2/ vốn tự tích lũy từ việc đi làm thuê để học hỏi trước khi startup.
3/ vốn cổ phần
4/ vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm

Có 1 lưu ý ở đây là muốn huy động đc vốn, bạn phải thể hiện được ý tưởng hay, dù là đi vay hay mời hợp tác. 1 ý tưởng thuyết phục và việc bạn làm tốt ý tưởng laf cách huy động vốn dễ nhất.
Và đừng quên mời những người giỏi hơn bạn dùng bữa trưa nhé!
Trên đây là chia sẻ thực tế tôi trải nghiệm, chứ không theo sách vở bài bản nào hết. Thân! Chúc ace sức khỏe hạnh phúc!
anxico
2 months ago
👌10 nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông trong vòng 24 giờ đầu tiên
01- Xác nhân ngay chúng tôi đã biết

02- Thông báo ngay - khoảng thời gian chúng tôi tìm hiểu và sẽ báo lại cho quý vị lần kế tiếp

03- Thiết lập ngay ban xử lý khủng hoảng và thông tin người đứng đầu

04- Tạo ngay một kênh thông tin cập nhật cho báo giới

05- Ra thông cáo báo chí ngay lập tức sớm nhất có thể

06- Liên lạc trực tiếp đối thoại các bên liên quan

07- Cập nhật thông tin trên các phương tiện web , Fb

08- Chuẩn bị thông tin hướng dẫn trả lời, gửi trong nội bộ cho toàn bộ nhân viên hướng dẫn họ truyền thông

09- Xin lỗi công chúng vì những phiền nhiễu gây ra không đáng có trong vụ việc

10- Chủ động liên lạc thu thập các câu hỏi đặc biệt từ các báo chí phóng viên không có thiện cảm với doanh nghiệp

Chiến lược : nhanh, chủ động, công bố thông tin để có được khoảng thời gian yên lành , vấn đề không bị phát triển rộng thêm

Hầu như các cuộc khủng hoảng bị trầm trọng do doanh nghiệp không xử lý tốt trong vòng 24 giờ sau khủng hoảng

Ví dụ - chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khách hàng bị bệnh sau khi sử dụng thực phẩm

1 h 30 chiều cùng ngày

Chúng tôi vô cùng đồng cảm với sự cố xẩy ra sáng nay lúc 10 h sáng nay tại nhà hàng **** . Chúng tôi đã nhận thông tin đầy đủ từ cửa hàng trưởng. Chúng tôi xin lỗi khách hàng bị bệnh và toản thể khách hàng về những lo âu từ sự cố vừa qua. Chúng tôi cam kết cao nhất nhanh nhất các hành động để tìm ra nguyên nhân từ đó khắc phục, Quan trọng hơn nữa thông tin sẽ được công bố đầy đủ sau khi cuộc điều tra kết thúc. kể từ giờ phút này trở đi , toàn bộ hệ thống nhà hàng của chúng tôi đã được thông báo và áp dụng tất cả các biện pháp có thể để ngăn ngừa. Chúng tôi đã ngưng bán sản phẩm có liên quan cho tới khi nào điều tra rõ ràng.
anxico
2 months ago
HỌC CÁCH BÁN HÀNG KINH ĐIỂN CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
Từ lâu, tôi được biết rằng người Ấn Độ rất giỏi buôn bán, giao thương, qua báo chí tôi được biết từ rất xa xưa, công ty Đông Ấn đã có rất nhiều chi nhánh và giao thương với người Ấn Độ. Nhưng đó chỉ là những thông tin tôi đọc được.

Tôi có may mắn là tham gia vào lĩnh vực kinh doanh từ khá sớm, đã làm việc với một số công ty nước ngoài như Malaysia, Trung Quốc, Singapore (nhập khẩu hàng hóa), tư vấn cho công ty Hàn Quốc làm marketing và phát triển chuỗi bán lẻ sản phẩm; nên tôi cũng hiểu một chút ít những cách bán hàng khác nhau.
Nhưng điều mà tôi muốn kể chi tiết với các bạn hôm nay đó là cách bán hàng của người Ấn Độ (hoặc người gốc Ấn), mà tôi được trải nghiệm trong chuyến du lịch 30/4 vừa qua tại thành phố Dubai và thủ đô Abu Dhabi thuộc UAE.

Nói thế nào nhỉ, tôi thực sự thích và ngả mũ trước phong cách bán hàng nhiệt tình và chuyên nghiệp của Indian Seller, một phong cách khá đặc trưng, và khác với phong cách bán hàng của Việt Nam khá nhiều.
Tôi chỉ đang đứng trước cửa hàng, một cửa hàng khá nhỏ trên con phố du lịch tại Dubai, tôi chỉ đứng đó, chưa có ý định gì, thậm chí không có ý định mua hàng.
Ngay lập tức, người đàn ông người gốc Ấn đi ra phía cửa, chào hỏi tôi, bạn biết đấy, họ chào hỏi rất to rõ, tươi vui, cảm thấy rằng họ rất vui khi được gặp mình (ăn tiền ở điểm này các bạn nhé). Lời chào hỏi với một người chỉ đứng “lơ vơ” trước cửa hàng với du khách (tạm gọi là khách vãng lai, không có nhu cầu) như “chào bạn, bạn từ đâu đến, bạn đi công tác hay du lịch ở đây, bạn thấy ở đây thế nào, bạn thích phong cảnh ở đây chứ, bạn có mệt không”… họ chào hỏi và nói chuyện với tôi (du khách) rất niềm nở, vui vẻ và cực kỳ thân thiện.

Thấy tôi nói được chút tiếng Anh, người bán hàng không ngại ngần khoác vai và mời tôi vào cửa hàng, cứ vào đây cho mát, uống chén nước, đi đâu mà vội anh bạn.
Người bán hàng lấy nước mời tôi uống, lấy chà là mời tôi ăn (đặc sản của vùng Trung Đông là quả chà là cả nhà nhé), dù đã đi du lịch 11 nước + UAE là nước thứ 12 nhưng tôi thực sự rất ngại và bối rối vì họ quá nhiệt tình (ghi điểm lần thứ hai). Bán hàng phải thế các bạn nhé.
Họ bắt đầu hỏi tôi muốn xem gì không, muốn mua gì không để làm quà không.

Và không đợi tôi trả lời, họ mang khăn truyền thống của người theo đạo Hồi (khăn trắng dành cho nam giới), mang áo ra cho tôi xem; họ dạy tôi cách quấn khăn theo 2-3 kiểu (cái này có nhiều kiểu quấn) của người dân bản xứ (người theo Đạo Hồi). Chưa thấy tôi có phản ứng nhiệt tình gì, người đàn ông này mượn điện thoại của tôi và chụp ảnh cho tôi xem nó đẹp như thế nào khi trên đầu tôi. Người bán hàng luôn miệng cười, luôn miệng nói, luôn chân luôn tay làm cho khách thử đồ. Họ làm cho tôi thấy mình quan trọng, thấy mình đẹp và vui, họ nói là “mày cứ xem đi, không mua cũng được, nhưng không mua thì khi về mày sẽ tiếc đấy, vì không phải lúc nào cũng mua được những thứ này”.
Rồi người đàn ông bán hàng mời tôi dùng thử nước hoa của người Ả Rập (nước hoa rất đặc trưng), họ cho tôi xem các chai, các lọ, các mùi và nói rằng giá rất rẻ, chỉ 40-50 Usd/ 1 chai, được làm từ tinh dầu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, họ còn đùa rằng tại sao đàn ông vùng Trung Đông lại đẻ nhiều con vì tinh dầu này còn tốt cho cả đàn ông nữa, một cách hài hước.

Họ tiếp tục giới thiệu thêm các sản phẩm khác cho tôi xem, trong khi đó tôi ngồi đó uống nước, ăn quả chà là, được chụp ảnh, họ rất nhiệt tình giới thiệu.
Họ nói rằng họ rất buồn nếu không giúp gì được cho tôi hoặc không làm cho tôi vui vì tôi đang ở trên đất nước họ và ngồi trong cửa hàng của họ.
Họ hỏi về chuyến đi, hỏi về nghề nghiệp… họ nói chuyện khá nhiều và đều đều liên liên tục vì họ sợ rằng nếu không nói thì hai bên sẽ có khoảng trống im lặng – có lẽ đây là điều nguy hiểm cho việc bán hàng? Vì tâm lý của khách hàng có thể sẽ bị trùng xuống, cảm xúc đi xuống. Trong lý thuyết marketing tâm lý hành vi, các chuyên gia đã đưa ra công thức “cảm xúc trong hành vi mua hàng”, cảm xúc này đi lên và đi xuống liên tục và rất nhanh trong quá trình mua hàng (dù quá trình mua hàng ngắn hay dài) cho nên người bán hàng cần phải giữ cảm xúc của khách hàng ở mức tốt nhất hoặc liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao để khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng.

Giải thích kỹ hơn một chút về lý thuyết cảm xúc trong hành vi mua hàng như thế này để mọi người hiểu rõ thêm: Bạn nhìn thấy một cái áo rất đẹp, rất vừa ý với mình (cảm xúc lúc này đi lên); bạn nhìn vào tag giá, giá rất cao (200-300usd chẳng hạn) cảm xúc của bạn tụt thê thảm như xe khách xuống dốc mất phanh ấy; bạn gặp một người bán hàng cực kỳ nhiệt tình và lịch sự tư vấn cho bạn, cảm xúc của bạn lại đi lên và ngược lại v.v… và khi cảm xúc lên cao thì người ta sẽ ít mua hàng bằng lý trí, vì thế người ta mua hàng bằng cảm xúc.

Người bán hàng hỏi tôi là quyết định mua những thứ gì rồi? (chứ không hỏi là bạn có mua không) tôi nghĩ câu hỏi của người bán hàng cũng rất “smart”.
Cảm xúc trên khuôn mặt của họ cũng rất biểu cảm với từng câu nói, họ vui cười khi nói chuyện vui; họ làm khuôn mặt năn nỉ (kiểu cầu xin, đáng thương một chút chăng???) khi hỏi mình đã quyết định mua sản phẩm gì rồi. Họ buồn khi nói rằng nếu không giúp được tôi (khách hàng) điều gì đó…
Tôi nghĩ với một người bình thường như tôi và khá am hiểu về bán hàng, kinh doanh, tôi cũng phải mỉm cười và liên tục nói lời cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn tới họ và tôi quyết định mua một món quà lưu niệm nhỏ nhỏ (như bạn thấy đấy, tôi đã mua 2 bộ khăn trùm đầu của đàn ông theo Đạo Hồi, giá cung khá rẻ, chỉ khoảng 10 usd/ 1 bộ). Vì nếu tôi không mua, có lẽ tôi sẽ rất ái ngại và tôi cũng nghĩ mình là một người không có tim mất. Họ cũng rất tiếc (thật sự vậy) vì khách hàng (là tôi) không mua được đồ gì có giá trị hơn, nhưng tôi nghĩ họ đã bán hàng thành công. Biến một khách hàng hoàn toàn không có ý định mua hàng thành người mua.

Kỹ năng bán hàng của họ có thể được đúc rút lại trong mấy điểm như sau:
- Kỹ năng ngôn ngữ: chào hỏi tận tình, thân thiện, như bạn bè, rất quý mến khách (không giống ở VN thường người bán hàng chào hỏi cũng lí nhí, cười cũng méo xệch, ngượng ngùng như “em chưa 18”). Nói chuyện thì cuốn hút và nói với nhau “để có chuyện mà nói” để thấu hiểu nhu cầu và thực tế, khai thác khách hàng.
- Kỹ năng ngôn ngữ cơ thể: rất nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, thân thiện, cởi mở và tự nhiên. (Ở Việt Nam thì nhiều nhân viên cũng nhanh nhẹn và chuyên nghiệp, nhưng cũng còn không ít nhân viên thì người cứ cứng đờ ra, chẳng biết phải làm gì với chính chân tay mồm miệng mắt mũi của mình nữa)
- Kỹ năng dẫn dụ khách hàng: đứng ngoài cửa ⇒ vào cửa hàng đã, rồi tính tiếp; mời trà mời nước (cái này ăn vào mồm rồi là ngại lắm, phải mua cái gì chứ ăn không của người ta thế à)
- Phục vụ khách tuyệt đối: khách không có nhu cầu cũng cho thử hết các sản phẩm trong cửa hàng mình; hướng dẫn tận tình; chuyện trò cởi mở; chụp ảnh quay phim cho khách; khen khách hàng rất khéo.
(Các cửa hàng ở VN hoặc nhân viên bán hàng ở VN mà cho khách thử kiểu này là sẽ ăn tiền, khách hàng chuẩn sẽ mua hàng, khách lởm thì sẽ không mua nhưng vẫn sẽ khen; nhưng thể nào cũng kêu ca là mẹ phục vụ thế mà cũng éo mua cho, kinh thật).
- Kỹ năng đẩy cảm xúc trong hàn vi mua: có lẽ họ cũng không nói lý thuyết và nghĩ đến những từ ngữ chuyên môn như tôi phân tích đâu, nhưng đúng là thế, họ đã làm như vậy, giữ cảm xúc tốt của khách hàng và cố gắng liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao.
(Cái lý thuyết này thì tôi có thể đảm bảo rằng rất ít nhân viên bán hàng hoặc sales chuyên nghiệp biết một cách chính xác, trừ các cao thủ bán hàng đỉnh cao)
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng: họ thuyết phục khách hàng rằng bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nếu không mua món quà/ sản phẩm này, và họ có lý do thật sự để thuyết phục được điều đó.
- Kỹ năng chốt đơn hàng: bạn đã quyết định mua những gì rồi, và gói hàng, tính tiền, cảm ơn, tiễn khách. OK.

© 2017 by Phan Anh | Giảng viên/ Doanh nhân/ Chuyên gia E-Marketing công ty PA Marketing
anxico
2 months ago
LẤY BAO NHIÊU VỢ LÀ TỐI ƯU, HAY BÍ MẬT CỦA SỰ LỰA CHỌN
Tác phẩm đỉnh cao Ỷ Thiên Đồ Long ký của nhà văn Võ lâm Minh chủ truyện Kiếm hiệp Kim Dung có một trường đoạn rất hay, đó là khi chàng Giáo chủ Minh Giáo Trương Vô Kỵ lưu lạc trên đảo hoang với bốn cô gái mà chàng đều có cảm tình, đó là em họ Ân Ly, Thánh nữ Ba Tư Tiểu Chiêu, Trưởng môn Nga My Chu Chỉ Nhược và Quận chúa Triệu Mẫn. Và trong một giấc mơ, chàng mơ thấy mình làm đám cưới một lúc với cả bốn cô gái…

Rất nhiều tranh cãi về tình tiết này bởi sau những hình tượng anh hùng “chân chính” trong tình yêu thì Trương Vô Kỵ quả là ngoại lệ hiếm hoi của Kim lão thể hiện nguyện vọng đa thê (các anh nam trong Group từng mơ như vậy chưa?)

Tuy nhiên bài viết này không phân tích về truyện kiếm hiệp (mặc dù đây là một đề tài cá nhân tôi – và cả Jack Ma nữa, ke ke ke có nhiều đam mê) bài viết này nói về một chủ đề: Bí mật của Sự lựa chọn

1.TỪ SỐ 1 ĐẾN SỐ “N”

Thời gian gần đây, khi iPhone tung ra phiên bản màu đỏ, rất nhiều người tỏ ra thất vọng. “Tính sáng tạo của iPhone chẳng nhẽ chỉ gói gọn trong việc chuyển màu của vỏ máy?”. Trước đó, khi iPhone 5 tung ra dòng 5C và 5S, người ta cũng đưa ra những nhận định tương tự, tại sao lại một dòng thấp hơn và một dòng cao hơn? Phải chăng iPhone đang đánh mất đi bản sắc của mình?

Câu trả lời nằm một phần ở lý thuyết về sự lựa chọn

Khi một sản phẩm mới ra đời, với những bước cải tiến đủ lớn, số 1 là số tối ưu. Khi Henry Ford tung ra mẫu xe Ford Model T, ông chọn duy nhất chỉ một màu đen. Khi các nhà ký giả hỏi, tại sao ông không có các loại màu khác nhau, Henry Ford trả lời đơn giản: “Các anh thích màu gì cũng được, miễn là nó… đen”. Steve Jobs ban đầu khi tung ra iPod ông chọn chỉ 1 màu trắng tinh khôi và tai nghe cũng màu trắng, trái ngược hẳn so với màu đen thịnh hành của tai nghe lúc bấy giờ.

Khi sản phẩm có tính cải tiến và đi trước thời đại, người tiêu dùng sẽ đi theo công ty sản xuất. Đó là lý do Henry Ford nói: “Nếu hỏi khách hàng, họ sẽ nói họ cần một chiếc xe ngựa chạy nhanh hơn”. Còn Steve Jobs thì thẳng băng: “Khách hàng không biết họ muốn gì”. Khi đó, sản phẩm mang tính cách mạng sẽ là lựa chọn gần như duy nhất của khách hàng.

Tuy nhiên, vị thế số 1 rất khó duy trì nếu công ty chỉ tập trung vào 1 mẫu mã và 1 sản phẩm. Bởi 1.Bản chất con người không muốn phụ thuộc vào 1 công ty 2.Nhiều người thích những lựa chọn ngược lại với lựa chọn của số đông.

Khi bắt đầu có những đối thủ đủ tiềm lực và đủ sức mạnh bám đuổi, doanh nghiệp cần phải có những dòng sản đủ đa dạng để hài lòng các tệp khách hàng đủ lớn mà không ảnh hưởng đến cốt lõi thương hiệu của mình. Đó là lý do Ford không thể mãi mãi bảo thủ với Model T màu đen khi bị GM, Honda, Toyota cạnh tranh và iPhone phải ra phiên bản màu đỏ đun khi bị Sam Sung bám đuổi
Nhưng đến bước này, cái bẫy bắt đầu được giăng ra…

2.SỐ “N” NÊN LÀ BAO NHIÊU?

Cái bẫy giăng ra đó là khi thương hiệu tự sa vào bẫy. Họ tạo ra quá nhiều line sản phẩm khiến khách hàng trở nên bối rối. Nghiên cứu cho thấy, nếu một thương hiệu chỉ có 1 lựa chọn cho khách hàng, khách hàng sẽ không mua hàng. Nếu thương hiệu có thêm 2,3,4 lựa chọn, doanh số sẽ tăng. Tuy nhiên đến ngưỡng số “n”, doanh số sẽ sụt giảm.

Một nghiên cứu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cho khách hàng lựa chọn một loại mứt. Trong thí nghiệm 1, họ cho khách hàng thử 24 loại mứt khác nhau. Và trong thí nghiệm 2, người tham gia được thử 6 loại mứt khác nhau. Những người tham gia được ăn thử từng loại mứt và sau đó mua hàng.

Kết quả ra sao? Thí nghiệm với 24 loại mứt, chỉ 3% mua hàng. Thí nghiệm với 6 loại mứt, 30% mua hàng. Nhưng nếu chỉ có 1 loại mứt, có thể khách hàng sẽ không mua của nhãn này mà chọn nhãn khác có nhiều loại phong phú hơn.

Điều tương tự xảy ra khi chúng ta đi vào một khu TTTM với rất nhiều nhà hàng. Chúng ta dừng lại và xem menu một nhà hàng với 200 món ăn, có thể chúng ta sẽ trở nên rối loạn và bước sang một cửa hàng đồ ăn nhanh đối diện với 12 món cơ bản. Trí óc chúng ta dễ trở nên hỗn loạn khi phải lựa chọn quá nhiều thứ.
Nhà hàng với 200 món kia cần làm gì? Có lẽ là vẫn giữ 200 món nếu cần thiết nhưng gợi ý 5 món đặc biệt (dạng kiểu món đặc biệt trong ngày, hoặc 5 món đặc biệt được đầu bếp lựa chọn), khi sự lựa chọn được giảm lược, người tiêu dùng sẽ dễ dàng quyết định hơn.

Điều tương tự xảy ra khi các tạp chí, tổ hợp giáo dục đưa ra Danh sách 100 (ví dụ như danh sách 100 cuốn sách quản trị hay nhất mọi thời đại được Đại học Harvard giới thiệu). Về cơ bản, 100 là quá nhiều. Và khi đứng trước danh sách 100 như vậy, người đọc dễ rơi vào tình trạng “loạn chữ” và cuối cùng chẳng đọc cuốn nào. So sánh với danh sách kiểu: “5 cuốn sách gối đầu giường của Bill Gates”, khi lựa chọn được rút lại đủ tinh gọn, người ta sẽ đọc.

Vậy thì con số “n” là bao nhiêu để tối ưu? Ít quá có thể khiến công ty không chiếm lĩnh được sự lựa chọn của khách hàng, nhiều quá có thể khiến khách hàng rối loạn và ngưng mua hàng. Vậy đâu là con số bí mật?

Câu trả lời ở phần sau

Bởi nó đưa chúng ta quay trở lại nguyên khởi của lý thuyết về sự lựa chọn

3.TỐT NHẤT KHÔNG DUY NHẤT

Đã từ lâu (và cho đến tận bây giờ), chúng ta bị ám ảnh bởi thứ “tốt nhất”. Câu trả lời là tốt nhất không phải là danh từ số ít mà là số nhiều. Hơi phức tạp ư? Người đưa ra lý thuyết này là một nhà nghiên cứu thị trường có tên Howard Moskowitz, CEO của i-Novation, ông đã thay đổi toàn bộ tư duy về marketing của ngành thực phẩm.

Một trong những khách hàng đầu tiên của Howard là Pepsi, khi đó Pepsi phát hiện ra đường hóa học và muốn tạo ra sản phẩm Diet Pepsi. Câu hỏi Pepsi đưa ra là với lượng đường hóa học bao nhiêu thì khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Howard sử dụng một loạt mẫu thử Pepsi với độ ngọt của đường hóa học khác nhau và đưa ra để khách hàng lựa chọn. Và khi số liệu đưa về, ông thực sự bối rối. Số liệu cho thấy chẳng có một điểm nào để đưa ra câu trả lời về một loại Diet Pepsi với độ ngọt hoàn hảo cả. Và ông bị Pepsi cắt hợp đồng.

Tuy nhiên, Howard Moskowitz bị ám ảnh bởi điều đó. Và ông cho rằng, tại sao lại cứ phải tìm ra 1 loại Pepsi ngon nhất. Số liệu cho thấy khách hàng lựa chọn khác nhau và do đó nên có nhiều loại Pepsi ngon nhất chứ không chỉ có 1 loại Pepsi ngon nhất. Dĩ nhiên, tư tưởng của ông không được chấp nhận, đã ngon nhất thì chỉ có 1 thôi chứ sao lại có nhiều loại ngon nhất được. Nhưng Howard Moskowitz không chịu khuất phục, ông đi thuyết giảng khắp nơi, viết báo, tạp chí để truyền bá tư tưởng của mình.

Và Howard Moskowitz có một khách hàng mới là Campell Soup với sản phẩm Sốt cà chua Prego. Khi đó, Prego đang có doanh số rất thấp và Howard nói rằng: “Vấn đề là không phải tìm ra một loại sốt cà chua ngon nhất. Vấn đề là tìm ra nhiều loại sốt ca chua ngon nhất”. Và ông bắt tay vào tạo ra 45 loại sốt cà chua với độ chua, độ đậm, độ béo, màu sắc v.v… khác nhau và cho khách hàng dùng thử và đo phản hứng.

Dựa vào các số liệu, ông thấy người tiêu dùng thích sốt cà chua ở 3 dạng: 1.Sốt cà chua tự nhiên 2.Sốt cà chua có gia vị 3.Sốt cà chua béo. Với dạng số 1 và số 2, rất nhiều đối thủ đã cùng với Prego khai thác nhưng số 3.Sốt cà chua béo chưa có bên nào khai thác. Bởi khi nghiên cứu thị trường thông thường, người tiêu dùng hiếm khi nói rằng sốt cà chua thật béo, thật ngậy. Chỉ đến khi họ được nếm loại sốt cà chua như vậy họ mới thừa nhận. Prego lập tức tung ra dòng sản phẩm Sốt cà chua Siêu béo – Extra chunky Prego và đó là một cú hit, giúp Prego tăng trưởng vũ bão và đạt doanh số hơn 600 triệu USD vài năm sau đó.

Người ta không cười chê Howard Moskowitz nữa, ông đã giành được nhiều giải thưởng cao quý nhất trên toàn thế giới về nghiên cứu thị trường và là thành viên của Ngôi nhà Danh vọng của Hội đồng Nghiên cứu Thị trường (The Market Research Council Hall of Fame Award)

Câu trả lời: Đừng đi tìm 1 sản phẩm tốt nhất. Bởi sản phẩm tốt nhất không duy nhất

Vậy “n” là bao nhiêu để tối ưu dòng sản phẩm phục vụ khách hàng? Câu trả lời là không có con số nào cố định. Chỉ có một nguyên lý mà thôi…

Trở lại câu chuyện của Trương Vô Kỵ, tại sao chàng lại mơ cưới tới 4 vợ? Theo lý thuyết của sự lựa chọn, điều này hoàn toàn hợp lý bởi mỗi người con gái đó thỏa mãn một phần tính cách trong con người của chàng Trương. Ví như Ân Ly khỏa lấp “mặc cảm Oedipus” (Oedipus complex) mà người đàn ông nào cũng có (vì Ân Ly trông rất giống mẹ của họ Trương). Hay Tiểu Chiêu thì rõ ràng là mẫu của một người vợ cơm ngon canh ngọt. Còn Chu Chỉ Nhược thì là tình yêu pha chút kính ngưỡng. Triệu Mẫn thì là người mẫu người vợ có thể trò chuyện và chia sẻ ruột gan. Mỗi người con gái đó đều là “tốt nhất”.

Là một tiểu thuyết gia, Kim Dung cuối cùng cho chàng Trương Vô Kỵ kết duyên cùng Triệu Mẫn. Nhưng trong lần tái bản gần nhất, Kim Dung đã sửa lại, ông cho chàng Trương kết duyên và sống cùng với cả Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược.
Có lẽ cuối cùng Kim lão gia đã ngộ ra được Lý thuyết của sự lựa chọn: “1 là quá ít”

HOÀNG TÙNG
Founder Pizza Home & Co-Founder Xưởng tranh Mopi
anxico
2 months ago
CHUNG SỐNG VỚI MẠNG XÃ HỘI
Tôi vừa nói chuyện với một khách hàng. Cô ấy bảo: mỗi khi có tin tốt, dù dùng mọi chiêu quảng bá, lượng người like chỉ được một hai ngàn, nhưng hễ có tin xấu, thì chả ai đụng gì vào cũng có vài chục ngàn người quan tâm, comment, share tùm lum. Mới rồi, có vụ Đồng Tâm, khối người đăng tin theo kiểu "nghe nói" mà cũng lan toả chóng mặt với cả vạn người tin theo. Một vài tờ báo, đăng tin cáo buộc doanh nghiệp theo kiểu đặt câu hỏi chấm, không kiểm chứng thông tin, mà mạng xã hội dậy sóng, doanh nghiệp lao đao.

Mặc dù Mark Zuckerberg vẫn tiếp tục phủ nhận rằng Facebook là một tờ báo điện tử thì động thái cung cấp tính năng truyền video trực tiếp (live video streaming) cho tất cả mọi người của ông chủ mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đang biến nó thành một đài truyền hình trực tuyến khổng lồ.

Đó chỉ là một trong nhiều cơ sở để tin rằng, truyền thông xã hội hoàn toàn có thể hiện hữu, mà ở đó, mỗi cá nhân đều có thể là một kênh truyền tin, với đầy đủ tính năng của một “toà báo” điện tử tích hợp đa phương tiện, với bài viết, hình ảnh, video, đồ thị thông tin, hệ thống tương tác trực tiếp với người đọc.

Năm 2010, tin tức về vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi ở Tunisia đã lan nhanh trên Facebook, và nhanh chóng thúc đẩy thành những cuộc biểu tình phản đối chính phủ, diễn biến thành một cuộc cách mạng Hoa Nhài theo cách gọi của truyền thông phương Tây. Đó cũng là ngòi nổ của Mùa Xuân Ả-rập, dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính phủ các nước Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya. Năm 2011, tin tức đầu tiên về cuộc đột kích của biệt kích hải quân SEAL và cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden được lan toả trên Twitter. Cũng trong năm 2011, trận động đất và sóng thần kinh hoàng, giết chết hơn 15,800 người ở Nhật Bản đã cắt đứt đất nước này với thế giới bên ngoài, chỉ có Twitter là cầu nối, cung cấp mọi thông tin về diễn biến sự cố, số phận của mỗi cá nhân được cập nhật liên tục…

Trên thực tế, hầu như nhà báo nào cũng có một tài khoản Twitter. Họ sử dụng công cụ này để dõi theo các nguồn tin, đăng những thông tin ngắn gọn, cấp kỳ trước khi có các bài viết chính thức trên báo chí, đăng lại (retweet) các thông tin mới phát hiện, v.v… Nhiều nhà truyền thông chuyên nghiệp coi Twitter là công cụ quan hệ công chúng quốc tế hữu hiệu nhất, với khả năng lan toả thông tin xuyên biên giới, bất chấp không gian và ngôn ngữ.

Facebook là mạng xã hội lớn nhất, với số người sử dụng toàn cầu hiện lớn hơn dân số của bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam, con số chưa kiểm chứng là 45 triệu người dùng, so với khoảng 4 triệu vào năm 2012. Với chức năng nguyên thuỷ là kết nối bạn bè, người thân, chia sẻ những câu chuyện riêng tư và những mốc thời gian đáng nhớ, ngày nay Facebook đã vượt rất xa với những tính năng mang tính xã hội rộng lớn. Nó là kênh chia sẻ thông tin lớn nhất, làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của mọi người. Chúng ta đã bắt đầu quen với việc chỉ đọc các bài viết được bạn bè chia sẻ trên dòng trạng thái. Nó là kênh bán hàng trực tuyến hữu hiệu, với đủ chức năng giao dịch, thanh toán. Nó cũng là kênh truyền thông đầy uy lực cho các doanh nghiệp, tổ chức, muốn tiếp cận tương tác trực tiếp với người tiêu dùng và công chúng của mình.

Tuy vậy, chúng ta phải thừa nhận rằng, mạng xã hội có những mặt trái của nó. Một con dao sắc trao vào tay người tốt có thể trở thành công cụ lao động tuyệt vời, nhưng nếu rơi vào tay kẻ xấu thì nó lại trở thành hung khí. Đó là thực trạng của Facebook ở Việt Nam hiện nay, và cũng có thể là vấn đề của cả thế giới. Một nhà báo Mỹ kỳ cựu, từng làm việc tại Việt Nam, mới viết dòng trạng thái rằng, anh ấy chỉ thích dùng Twitter để chia sẻ các bài báo và đường dẫn đến các báo chí khác, vì Facebook đã đánh mất tính trách nhiệm đối với thông tin trên đó. Có thể đó là nhận định hơi thái quá, song quả thực sự nhiễu loạn thông tin trên Facebook đang trở thành một vấn đề nóng đối với bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Tính bầy đàn, a dua, thậm chí lựa chọn thông tin để chia sẻ hoặc bình luận một cách thiếu trách nhiệm đã gây ra những khủng hoảng tồi tệ, thậm chí huỷ diệt cả các thương hiệu hoặc con người.

Mạng xã hội dù ảo, nhưng nó lại là một ma trận kết nối những con người thực lại với nhau, và dù muốn hay không, những người có kết nối vẫn nghĩ rằng họ có quan hệ bạn bè, và vì vậy, họ dễ dàng bị chi phối bởi chính kiến, thông tin và cảm xúc của những người bạn trên mạng. Đó là thứ môi trường “truyền miệng” khổng lồ, là loại hình truyền thông lâu nay vẫn được coi là hữu hiệu nhất trong việc định hướng thay đổi thái độ và hành vi con người. Một số cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng lên công chúng, thường được giới truyền thông gọi là KOL (key opinion leader), đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc họ đưa ra suy nghĩ tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hành xử của đám đông quanh họ.

Báo động là, báo chí chính thống bắt đầu làm tin dựa trên những gì họ đọc được trên mạng xã hội, thậm chí nương theo xu thế của mạng xã hội. Bắt đầu có hiện tượng một số nhà báo salon, ngồi trong nhà, nhặt nhạnh thông tin trên mạng xã hội để viết bài. Vô tình, họ xác nhận vô thức những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng, rất dễ bị mạng xã hội dắt mũi.

Câu hỏi đặt ra là, với cả hai mặt truyền thông tốt và xấu đó, các tổ chức, cá nhân có nên tham gia mạng xã hội hay không? Hay nói đúng hơn là nên ứng xử với nó như thế nào?

Trước hết, phải nhìn nhận là sự tồn tại và phát triển của mạng xã hội là tất yếu. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di động, mạng xã hội lại ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành công cụ đa năng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nói một cách khác, dù muốn hay không, mạng xã hội sẽ tiếp tục phát triển và chi phối truyền thông.

Điều đó có nghĩa là mọi cá nhân và tổ chức đều không thể né tránh, mà ngược lại cần chủ động tham gia vào cuộc chơi của truyền thông xã hội. Trong thế giới truyền thông mở, tương tác và phân hoá cao độ, vai trò của các kênh truyền thông nội tại là hết sức quan trọng. Mỗi đơn vị, tổ chức, ngay cả các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, cũng phải xây dựng cho mình các kênh truyền thông xã hội hữu hiệu, không chỉ là nơi cung cấp các thông tin báo cáo khô cứng, mà thực sự kết nối với hơi thở của xã hội, nhanh nhạy điều chỉnh thông tin sai lệnh, kiểm chứng các thông tin đúng, và chủ động cung cấp thông tin thiết yếu cho cộng đồng.
Truyền thông hiện đại đề cao chiến lược phối kết hợp kiểu thế chân vạc, gồm các kênh truyền thông tự sở hữu (owned media), các kênh truyền thông trả tiền (pay media), và các kênh truyền thông tự lan toả (earned media). Chủ động mở kênh truyền thông xã hội chính là một phần của owned media vậy.

Còn mở như thế nào, thì lại là một chủ đề khác, xin hầu chuyện bạn đọc sau.
Lê Quốc Vinh
Chủ tịch & CEO, Le Group of Companies
Đồng sáng lập Elite PR School
anxico
2 months ago
Em vào làm rồi chợt nhận ra chả ai quan tâm tới em cả …
Hẳn anh chị em còn nhớ, trong bài “Chúng ta có gì cho ứng viên “rường cột” tương lai để đàm phán ?” tôi có chia sẻ rằng bản thân có hợp tác xây dựng phòng Nhân sự cho một công ty ở Bắc Ninh. Hàng tuần tôi xuống đó ít nhất 1 buổi để triển khai công việc và đào tạo. Trong buổi tuần trước, khi triển khai công việc tôi hỏi:
- Trong tuần vừa rồi có việc gì phát sinh không em ?
- Có một bạn mới vào anh ạ.
- Thế em đã làm thủ tục hội nhập và các vấn đề khác cho bạn đó chưa?
- Em chưa. Bạn ý do anh Giám đốc tuyển vào và em cũng mới biết.


Nhân viên mới vào nhưng chưa được hội nhập. Họ cứ thế vào, tự làm quen rồi tự triển khai công việc. Rồi dần dần họ cũng quen. Ai đã đi làm lâu năm sẽ làm quen với mọi người nhanh, ai mới thì chậm hơn. Sau một thời gian, người đi kẻ ở lại. Đây là một thực tế ở kha khá công ty tôi tiếp xúc. Ở những công ty có vấn đề về tuyển dụng: cứ tuyển được một thời gian là nhân viên nghỉ, tôi càng thấy rõ. Khi hỏi ra, lý do nổi cộm là: “Em vào làm rồi chợt nhận ra chả ai quan tâm tới em cả …”

Hội nhập là một công việc quan trọng nhưng không phải CEO nào cũng rõ và công ty nào cũng làm. Với tôi, công ty dù bé, vẫn phải có. Đó lời chào cũng như lời nhắc nhở đầu tiên khi chúng ta mở cánh cửa công ty ra chào đón người lao động bước vào. Hội nhập là hoạt động đầu tiên của chữ DẠY trong 4 chữ TDDG mà CEO cần phải biết, cần phải làm.

Tôi chợt nhớ đến cái thời tôi làm giám đốc cho công ty cũ của tôi. Tôi đã phải cất công bỏ hẳn 1 buổi để làm chương trình hội nhập cho nhân viên mới dù lúc đó công ty mới có ít nhân viên. (hình 1 – hình 2) Theo tôi, khi chúng ta hội nhập nhân viên mới chúng ta cần đứng trên 2 vai:

- Vai nhân viên mới vào: vướng mắc cái gì và cái gì cần biết để quá trình hội nhập công việc nhanh hơn ?
- Vai công ty: công ty muốn nhân viên biết cái gì và nên lưu ý cái gì ?

Tôi từng làm hội nhập cho nhân viên mới như sau:

Quá trình hội nhập nhân viên mới bắt đầu khi chúng ta ký xong hợp đồng thử việc, chốt được thời gian sẽ đến công ty và vị trí sẽ làm. Tôi bắt đầu gửi 1 mail order (đặt hàng) tới các bộ phận liên quan:
- It để mở mail và các user cần thiết
- Hành chính để chuẩn bị cơ sở vật chất làm việc
- Phòng ban của nhân viên mới để chuẩn bị chỗ
- Các thành viên khác trong phòng Nhân sự để nắm thông tin.

Thường mail order sẽ được gửi trước 1 tuần và trước 3 ngày nhân viên đến, tôi sẽ check lại 1 lần nữa các vấn đề thông qua checklist kỹ thuật cần có.

Bên cạnh đó, cùng với việc check điều kiện làm việc, tôi cũng gửi form chương trình thử việc. Việc này cần có để kiểm soát quá trình thử việc và đánh giá sau này. Tiếp đó là tôi lên kế hoạch triển khai chương trình đào tạo hội nhập. Đến ngày làm nhân viên đến, tôi sẽ mời nhân viên vào phòng họp ngồi đợi, sau đó dẫn quan phòng nhân sự để làm quen với mọi người trong phòng và check lại hồ sơ của họ

Tiếp, tôi sẽ dẫn về phòng để bàn giao cho bộ phận. Kèm theo việc bàn giao tôi sẽ đưa cho nhân viên mới 1 thư chào mừng. Trong thư chào mừng có lời chào, cám ơn, và các hướng dẫn cơ bản như mật khẩu wifi, gặp ai, hỏi ai, ở đâu. Lúc đầu công ty tôi không có thư chào mừng. Tôi để ý thấy mọi người khá lúng túng khi ngồi vào bàn. Sau đó, mọi người lại phải chạy lên hỏi tôi từng ý vấn đề. Vì thế để người mới cảm thấy được trân trọng và thân thiện tôi mới nghĩ cách để cải thiện việc đó. Lúc đưa phong bì chứa thư chào mừng, tôi hay nói đùa với mọi người là "công ty có phong bì cám ơn". Nhận được phong bì ai cũng vui.

Cùng với thư chào mừng là lịch triển khai đào tạo hội nhập. Tôi không quan điểm là phải chờ đông người mới đào tạo hội nhập. Có nhân viên mới là tôi cố gắng hướng dẫn ngay. Không làm thế thể nào mọi người cũng cảm thấy lạc lõng một phần nào đó. Tôi không muốn vậy.

Đến giờ đến hẹn trong lịch, tôi gọi mọi người vào phòng họp và tiến hành. Tôi cố gắng đào tạo trong 1 - 2 buổi tầm 3h tất cả mọi thứ để mọi người nắm:

1. Phần giới thiệu chung công ty:
- Tên
- Lĩnh vực, phạm vi và quy mô hoạt động
- Sứ mệnh, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi
- Mục tiêu, chiến lược
- Dịch vụ/ Sản phẩm... cung cấp
- Cơ chế vận hành tổng thể. Cơ cấu tổ chức và nhân sự chủ chốt
2. Phần giới thiệu bản sắc công ty:
- Làm rõ thêm giá trị cốt lõi
- Văn hóa công ty
- Quy tắc đạo đức, hành xử và tác phong
- Hoạt động trách nhiệm xã hội
3. Phần giới thiệu về chính sách và môi trường làm việc:
- Các quan điểm chủ đạo, nguyên tắc của chính sách tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến thu nhập, khen thưởng - kỷ luật, an toàn & vệ sinh lao động .....
- Các quy trình và thủ tục chính cần lưu ý

Sau khi hoàn thành xong việc đào tạo hội nhập, tôi sẽ dẫn mọi người đi giới thiệu một vòng. Bắt đầu từ các ban lãnh đạo. Sau đó là đi theo 1 vòng tròn các phòng ban. Đến từng nơi, tôi sẽ nói qua 1 số lưu ý khi giao tiếp với các phòng, các anh chị quản lý. Mỗi người 1 tính cách, 1 tác phong làm việc nên nếu mọi người biết trước thì quá trình hợp tác sẽ ngon cơm hơn nhiều.

Khi đào tạo hoàn thành, tôi về sẽ gửi lại các tài liệu đã đào tạo và nội quy công ty vào mail cho mọi người. Trong quá trình 2 tháng thử việc, tôi sẽ thỉnh thoảng xuống (khoảng tuần 1 - 2 buổi) để hỏi thăm tình hình xem cần hỗ trợ gì không ? có thể là rủ đi ăn, uống nước ... nói chung làm sao để mọi người cảm thấy không lạc lõng bơ vơ là được.

Cuối cùng, những ngày trước khi kết thúc thử việc tôi sẽ gửi cho các nhân viên mới bài kiểm tra kiến thức hội nhập để chắc chắn họ nhớ được những thứ công ty cần họ nhớ.

Quá trình hội nhập của tôi cơ bản là vậy. Và đây cũng là bước đầu tiên để DẠY CHO NHÂN VIÊN YÊU CÔNG TY. Một công ty nhỏ CEO sẽ kiêm làm việc này nhưng công ty lớn hơn, nên để nó là nhiệm vụ của ai đó. Dù thế nào cũng đừng để anh em mới vào công ty cảm thấy không được chào đón.

Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24
anxico
2 months ago
SALE TÂY SALE TẦU
Bạn có biết định nghĩa về SALES của người Nhật, Hàn, người Việt, và Tây khác nhau:
- NHẬT
Với người Nhật, công ty gần như không có SALE , họ tin vào sức mạnh của hệ thống, các công ty Nhật làm ăn theo hiệp hội, các đối tác thường là đối tác lâu dài. Họ chấp nhận những thiệt thòi ngắn hạn để đạt được lợi ích dài hạn. Giá của đối tác quen có thể gấp đôi giá của đối tác lạ họ vẫn chấp nhận. Bởi thế Sales ở công ty Nhật thường là nhân viên chăm sóc khách hàng kiêm kỹ thuật. Họ không phát huy được nhiều công dụng của mình. Quá trình giao nhận việc cũng là các giám đốc quan hệ với nhau và tạo ra công việc. Nhân viên chỉ có ý nghĩa là xử lý hậu trường.
Một số công ty Nhật bản chất là quản lý tài chính, các công ty này có cơ chế linh hoạt hơn, họ tạo ra các cơ chế rõ ràng, mỗi hợp đồng ký về là chuyển về 8-10% chi phí cho tập đoàn, còn lại chi nhánh giải quyết. Vì hệ thống cơ sở của họ tốt nên việc quản lý chất lượng, tiến độ khá ổn.
Nếu có sales thì doanh số thường không bị ép, nếu bán được cũng không có thưởng theo doanh số. Chỉ làm bạn với anh Lương và ông chú họ Chế Độ đãi ngộ cũng khá ổn.
Người Nhật có đặc điểm của cung Ma kết!

HÀN:
Người Hàn Quốc sang VN có 2 dạng:
1 – Các công ty đầu tư sang: Kiểu đã là đối tác của Samsung, LG ở bên Hàn, nay sang VN để đầu tư nhà máy thứ 2 tại Việt Nam. Do đã có lượng tiền và hợp đồng sẵn nên họ làm ăn khá bài bản, các ông tổng GĐ của các cty này là người đoàng hoàng. Tuy nhiên nhân viên bên dưới hay lũng đoạn do công ty không có hệ thống quản lý tốt. VN cũng không có các cơ chế chống tham nhũng như các nước. Bản chất của người Hàn cũng không khác TQ là mấy và cũng khá giống VN. Mọi thứ họ làm có hình ảnh đẹp thôi chứ bản chất cũng như nhau. Các công ty này thường không thuê sales, rõ ràng, mối lái của họ đã đủ.
2- Một số người Hàn sang VN thấy môi trường tiềm năng nên đầu tư công ty: Người Hàn được điều sang VN giống như chúng ta bị điều lên vùng cao công tác ý. Mới đầu thì thấy sợ nhưng sang rồi thì thấy mảnh đất tiềm năng, họ quyết định đầu tư các dịch vụ: Mở quán ăn nhỏ, xây dựng, nhà thầu… Những người này thường có tư duy chộp dật, coi thường người VN. Mua nhà mua đất ở đây khá dễ. Tâm lý của họ thường là làm việc với người Hàn nên họ cũng không cần thuê Sales, tuy nhiên 1 số công ty vẫn thuê sales để chạy thị trường. Số lượng không nhiều lắm.
Sales ở các công ty Hàn thương thuê cho có, chủ yếu xử lý giấy tờ và các công việc hậu trường.
Người Hàn thể hiện tính chất của cung Song Tử!

TÂY LÔNG:
Khối Mỹ, EU, G7 họ định nghĩa sales rất rõ – Thằng kiếm việc về cho công ty. Thường trả lương rất cao và chơi bài khá sòng phẳng. 3 tháng ko ra việc thì chia tay. Sales được cung cấp đầy đủ: Quyền, hành, xe cộ, tiền café, các đầu mối….. Hệ thống quản lý bảo mật thông tin thường rất tốt, nên đổi người chả vấn đề gì. Sau bán hàng thì Very good, Chất lượng thì ngon. Điểm duy nhất là giá cao khó bán! Với các công ty này thì Sales là cái mồm của hệ thống, nó liên tục kiếm mồi săn mồi. Cơ chế thưởng theo doanh thu rất rõ ràng. Anh Lương thì rất béo, anh Thưởng nhìn cũng khôi ngô nhưng mà chú Doanh Số thì hơi khó gần.
Mấy ông này có tố chất cung Bạch Dương và Ma kết

4- Các anh Đài Loan, Hong Kong, TQ:
Cơ bản là giống VN, pha trộn từ nhiều trường phái, nhiều triết lý quản trị sales khác nhau:
Mấy ông này có tý mưu đồ nên có chút giống Bọ Cạp!

5- Nước chủ nhà:
Người VN cực kỳ thông minh! Điều đó không cần phải bàn. Chúng ta đang học tất cả tinh hoa của các quốc gia: Từ khả năng đào sâu bới kỹ về kỹ thuật của người Nhật, Từ màu mè tô vẽ hình thức của người Hàn, Các chiêu thức đấu thầu cài cắm của người TQ, Áp doanh số và thưởng %của người Tây. Đúng là trăm hoa đua nở… Tuy nhiên cũng còn nhiều điểm yếu
Tôi thán phục 1 số công ty VN thuê người nước ngoài về làm quản lý kiếm tiền cho mình, để giải quyết vấn đề hình thức
Một số công ty ông chủ suốt ngày đi chơi mà doanh số vẫn về đều đặn. Vì họ học hỏi hệ thống của phương Tây.
Mấy ai biết được rằng JW Mariot là của VN, SOFITEL của VN và hàng chục cái hoành tráng nữa?...
Thán phục các Sales suốt ngày chơi mà vẫn bán hàng đều đặn, ngoài ra họ còn đầu tư đủ thứ nọ kia.
Thực sự phải thấy mới tin. Người VN nhân tài như lá rụng mùa thu ấy!
st by vuaseo.com
anxico
2 months ago
🌟Bệnh nan y cần tránh xa: “TÍNH KHÔN LỎI” của bộ phận người Việt.
Tôi có quen với những người bạn làm trong lĩnh vực du lịch, tổ chức sự kiện, teambuilding… Thi thoảng nghe kể về những câu chuyện mà cười ra nước mắt. Như câu chuyện sau:

Công ty của anh nhận được yêu cầu báo giá từ một khách hàng ABC khá lớn, mà anh chăm sóc lâu nay. Khách hàng cần tổ chức sự kiện du lịch nội bộ cho hơn 200 người. Sau khi nắm bắt nhu cầu, yêu cầu lên kế hoạch tổ chức, nguồn lực tài chính của khách hàng, đội thiết kế sản phẩm của công ty mà anh là chủ lực, vắt óc suy nghĩ để lên chương trình cho hấp dẫn.

Làm xong, xem tới xem lui sao cho hợp lý và phù hợp với ngân sách khách hàng, cũng chỉ tính toán khoảng lợi nhuận đủ để vận hành, vì thời gian này khó có hợp đồng, nhân viên đã ngồi chơi dài dài, có hợp đồng này anh em sẽ có thêm công việc để tran trải chi phí. Hy vọng lắm!

Rồi công ty anh gửi kịch bản kèm báo giá theo đúng nhu cầu. Nhận được phản hồi khen tích cực từ bộ phận nhân sự, vui lắm thay. Chờ đợi công việc.

Nhưng đời không như mơ, bộ phận nhân sự phía khách hàng phản hồi công ty dịch lại thời gian, vài tháng tới mới tổ chức vì nhiều lý do, bla… bla …. Thôi, đành chờ khách hàng vậy.

Kinh doanh của bên anh vẫn chăm sóc khách hàng nhưng dần dần nhận ra kế hoạch đã bị hủy mà theo thông tin là để tiết kiệm chi phí nên công ty không tổ chức nữa.

Bằng thời gian sau, nhân một sự kiện gặp người bạn thân của khu du lịch. Nói chuyện về công việc, người bạn chia sẻ vừa rồi công ty ABC tổ chức cái sự kiện hơn 200 khách tại đây, họ tự tổ chức, thấy nó thiếu chuyên nghiệp lắm. Hỏi kỹ hơn về chương trình, anh té ngửa kịch bản đó là của công ty anh và công ty ABC đã dựa vào đó để tự tổ chức. Có lẽ để tiết kiệm ít chi phí nếu phải thuê đối tác làm dịch vụ.

Họ có biết không, kịch bản đó là trí tuệ, là kinh nghiệm và sức lực của cả một đội ngũ, mà con người thì không thể sống bằng hít không khí và uống nước lã được, công ty của anh vẫn phải đóng thuế, trả tiền thuê văn phòng, lương…, lấy gì để tồn tại nếu “bị cướp” như vậy.

Anh kể cho tôi nghe và chỉ cười trừ và bảo “số lượng đó ít em à nhưng nó thể hiện cái tính khôn lỏi của bộ phận người Việt”.

Tôi cũng kể anh nghe câu chuyện kinh doanh của tôi. Tôi có làm mảng có liên quan đến thiết kế, thi thoảng có khách hàng yêu cầu tôi lên nhiều thiết kế mẫu để họ lựa chọn. Thời gian đầu, tôi cũng chăm chỉ, cố gắng lắm, chăm sóc khách hàng sao cho thật tốt. Có những khách hàng tôi thiết kế đến 5 – 7 mẫu, đa số là tốt đẹp cả. Thế nhưng, bị vài vố đau tương tự như anh, có vài khách hàng sau khi nhận file thiết kế thì lặn tăm luôn, bảo không còn nhu cầu nữa, bla ….bla ….

Thế là tôi đi tìm giải pháp, tôi chỉ nhận thiết kế mẫu và có thu phí làm mẫu, nếu khách hàng chấp nhận tiến hành sản xuất đơn hàng bên tôi thì sẽ trừ chi phí thiết kế mẫu ra khỏi đơn hàng (là free thiết kế vậy).

Với nguyên tắc này, hợp đồng nào tôi chắc hợp đồng đó và cũng không ít khách hàng liên hệ, sau khi nghe nguyên tắc này họ bỏ rơi tôi. Nhưng không sao, tôi cần là cần khách hàng có uy tín, vì tôi làm việc uy tín, tôi không cần những kẻ kinh doanh khôn lỏi, thiếu uy tín.

Hy vọng qua hai câu chuyện trên sẽ giúp bạn rút ra cho bản thân bài học gì đó có giá trị với công việc kinh doanh hiện tại của bạn.

HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY NẾU BẠN ĐỒNG CẢM VỚI TÔI NHÉ!

Hơn nữa, thế giới thông tin ngày càng rộng rãi, đó sẽ là sức mạnh để lan tỏa điều tử tế, đẩy lùi tính "khôn lỏi" xấu xa kia.

Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
anxico
2 months ago
💖Nền tảng để khởi nghiệp tinh gọn
Tôi xin phép không nói về chính mình mà sẽ vào thẳng chủ đề luôn..
Nhìn xem.... để có thể khởi nghiệp kinh doanh chúng ta có hàng tá thứ cần phải trang bị.. nào là mô hình kinh doanh, đội ngũ kinh doanh, kế hoạch, chiến lược kinh doanh vv... quá nhiều thứ hiện ra làm chúng ta cảm thấy rối bời, chùn bước, mông lung...

Khi mông lung rất khó để bạn có thể bắt tay vào làm hoặc sẽ làm một cách lung tung theo bản năng. Nên điều bạn cần làm đầu tiên để có thể bắt đầu kinh doanh một cách tinh gọn là hãy ĐƠN GIẢN HOÁ TƯ DUY KINH DOANH.

Đơn giản hoá tư duy kinh doanh là xác định bản chất của kinh doanh gồm: sản phẩm và bán hàng. Nghĩa là bạn hãy không ngừng hoàn thiện để sản phẩm thực sự tốt, thực sự ưu việt, bước tiếp theo là tìm cách bán chúng đi cho thật nhiều người. Nào hãy cùng nhìn nhận một cách đơn giản, xúc tích:

A. SẢN PHẨM
Để chọn được một sản phẩm để kinh doanh không quá khó. Nhưng để chọn được sản phẩm phù hợp để kinh doanh thành công thì không dễ. Chẳng thế mà cùng một mặt hàng đó người thì bán được rất nhiều, người thì bán được cực kỳ ít.

Nhiều người gầy đét mà lại đi bán thuốc tăng cân, mặt đầy mụn nhọt nhưng lại bán kem dưỡng da, vv... thử hỏi bạn có sẵn sàng mua thuốc tăng cân từ một người gầy đét? bạn có sẵn sàng mua kem dưỡng da của một người mặt đầy mụn nhọt?

Thế nên, để lựa chọn hoặc tìm ra một sản phẩm tiềm năng phù hợp bạn cần xác định "nguồn lực" của bản thân mình, có 3 loại nguồn lực cần ghi nhớ:

1. Nguồn lực "trí thông minh bản năng":

- Trí thông minh về ngôn ngữ: nhà văn, nhà thơ...
- Trí thông minh về logic, toán học: nhà khoa học, kế toán...
- Trí thông minh về âm nhạc: ca sỹ, nhạc sỹ....
- Trí thông minh về thể thao: vận động viên, huấn luyện viên...
- Trí thông minh về không gian: kiến trúc sư, nhà thiết kế...
- Trí thông minh về tương tác: các vị tổng thống tranh cử, nhà tâm lý học...
- Trí thông minh về triết học: những người viết nên lý thuyết làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người (Mac-Anghen, Lenin, Bác Hồ, vv..... )

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng trí thông minh bản năng của mình để kinh doanh, bạn có thể mở studio thu âm ca khúc (trí thông minh âm nhạc), mở phòng tập thể hình, lớp dạy võ thuật (trí thông minh thể thao), vv........

2. Nguồn lực sơ cấp:

Là những ĐIỂM MẠNH bạn kế thừa hoặc tích luỹ trong suốt quá trình sống và làm việc như:

- Mối quan hệ: Bạn có thể tận dụng các mối quan hệ để hỗ trợ công việc kinh doanh một cách thuận lợi, tuy nhiên hãy tận dụng nó một cách có lương tâm. Chắc hẳn bạn từng chứng kiến nhiều người lợi dụng mối quan hệ để làm ăn phi pháp hoặc làm ăn trên sương máu của người khác, nếu làm thế.. lúc đầu có thể kiếm được khá nhiều tiền nhưng ngày bạn phải đối mặt với hậu quả sẽ phải đến.

- Tiền: Tôi vẫn bắt gặp nhiều người được thừa kế cả đống tài sản nhưng chỉ biết ăn chơi vô bổ, kết cục thế nào bạn đoán được rồi đấy. Và tôi cũng bắt gặp nhiều người có nguồn lực kinh tế khủng khiếp nhưng họ luôn biết dùng chúng để đầu tư và làm nhiều việc có ích, họ tạo ra những sản phẩm thương hiệu Việt Nam rồi mang sản phẩm đó đi ra khắp thế giới..vv...

Khi bạn may mắn sở hữu những mối quan hệ giá trị, thừa kế những đống tài sản kếch xù... thì hãy tận dụng chúng để làm những việc giá trị, việc giá trị nhất bạn nên làm là xây dựng nên những doanh nghiệp.

3. Nguồn lực THÀNH CÔNG.

Đây là nguồn lực quan trọng nhất, chi phối tới 70% thành công của bạn, tin cực vui là nó có thể trang bị, trau dồi được.

Đối với một người kinh doanh thì LÝ DO làm kinh doanh chính là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành bại.

Lý do của bạn có thể là để làm chủ thời gian của mình. Không phải chịu sự quản lý và chi phối về thời gian của người khác, mỗi sáng không phải uể oải gượng dậy tới cơ quan,....

Lý do ấy cũng có thể là để làm chủ thu nhập của chính mình thay vì cuối tháng nhận đồng lượng đủ sống.

Hoặc lý do của bạn là tạo ra những hệ thống kinh doanh, những "di sản giá trị nhất" cho xã hội, bạn ghé thăm bài viết ở link trích dẫn trên để tham khảo lý do của tôi nhé.

Khi đã hiểu vì sao làm kinh doanh, vì sao làm sản phẩm này.. thì bạn phải có NIỀM TIN rằng bản thân mình làm được, sản phẩm của mình làm được. NIỀM TIN là yếu tố bắt buộc để bạn làm bất cứ điều gì.

Nếu không tin chiếc chìa khoá có thể mở khoá căn phòng thì bạn sẽ chẳng bao giờ cắm chìa vào ổ khoá.

Nếu không tin mình có thể lái xe thì bạn sẽ chẳng một lần dám ngồi lên xe và nổ máy.

Nếu không tin sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề của khách hàng bạn sẽ chẳng dám mở mồm chào mời một cách thật lòng.

LÝ DO và NIỀM TIN đủ lớn, kết hợp với ĐAM MÊ thì chắc hẳn kết quả nhận được không hề nhỏ. ĐAM MÊ mang lại cho bạn động lực để hành động không mệt mỏi. Và hành động chính là cầu nối đưa bạn đến gần hơn với kết quả, thành tựu.

Bạn đã xác định để tận dụng được nguồn lực của bản thân rồi, tiếp theo hãy nhìn nhận và tận dụng tiếp:

- ĐỘ TRỄ: sản phẩm nơi này có mà nơi kia chưa có, nơi định kinh doanh phải có nhu cầu về sản phẩm này.

- THAM SỐ MỚI: Là những công cụ bây giờ có nhưng ngày xưa chưa có (facebook, smartphone....) để tạo ra sản phẩm mới hoặc dùng chúng để bán những sản phẩm khác. Ví dụ như Uber, Grab tận dụng GPS , Smartphone, 3G để kinh doanh dịch vụ gọi xe taxi qua smartphone. Nếu ý tưởng này mà thực hiện cách đây 20 năm thì sẽ không thể khả thi rồi [​IMG]=))

Tiếp theo để có một sản phẩm thông minh bạn phải xác định cho mình đối tượng khách hàng mong muốn phục vụ, xác định vấn đề họ gặp phải, rồi tìm ra những công cụ để giải quyết các vấn đề ấy và thương mại hoá nó.

Khi sản phẩm của bạn đã hoàn thiện, đó là thời điểm để mang nó đi phục vụ cho thật nhiều người.. trong suốt quá trình bán hàng bạn không ngừng cải tiến và nâng cao sản phẩm, với mục tiêu sp của bạn sẽ là sản phẩm tốt nhất trong phân khúc, lĩnh vực đó.

Tác giả: Nguyễn Đình Trưởng.
anxico
2 months ago
💥Tổng quan về giá thành trong doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp việc tính giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có tầm quan trọng sống còn. Tính được giá thành sẽ cho phép doanh nghiệp có một chiến lược về giá và kiểm soát được lợi nhuận để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi. Ngoài ra, biết được các yếu tố cấu thành trong giá thành sản phẩm sẽ cho phép doanh nghiệp đề ra được những biện pháp tiết kiệm cụ thể, cũng như tìm ra các nút “cổ chai” làm giảm năng suất chung của cả dây chuyền sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ.

1. Tổng quan về giá thành.

Chúng ta có thể phân tích, tập hợp giá thành theo các phương pháp sau:

a) Phân tích giá thành theo yếu tố :

- Nguyên vật liệu (NVL)
- Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Tiền lương và các khoản trích theo lương (của công nhân viên tại xưởng sản xuất)
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác

b) Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí :

- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Trong kế toán, các khoản mục chi phí trên được đại diện bằng các tài khoản 621, 622,627

2. Các phương pháp tính giá thành

a) Phương pháp tính giá thành trực tiếp (PP giản đơn)

Áp dụng trong các doanh nghiệp (DN) thuộc loại hình sản xuất giản đơn, quy trình khép kín, số lượng mặt hàng ít hoặc chỉ sản xuất ra một loại mặt hàng, với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất (SX) ngắn.
Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CP SX trong kỳ - CP SX DD cuối kỳ
Giá thành SP = Tổng giá thành SP hoàn thành/Số lượng SP hoàn thành

b) Phương pháp tính giá thành theo định mức (standard cost – SC)

Đây là phương pháp tính giá thành tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Theo phương pháp này, giá thành của một đơn vị sản phẩm được phân nhỏ xuống giá thành của các cấu phần (NVL, nhân công, khấu hao, …) tạo nên sản phẩm đó.
Trước khi có thể tính được giá thành, cần khai báo một số thông tin căn bản như sau :
Công thức sản phẩm (Bill Of Material – BOM): gồm nhiều tầng theo hình cây. Thí dụ, sản phẩm A được làm từ B & C, B lại là một BTP được làm từ E & F, … tuỳ theo cấu tạo của mỗi phần mềm, BOM có thể sẽ bao gồm luôn cả các cấu phần không phải NVL như công lao động hay chi phí phân bổ. BOM phải được khai báo đến mức chi tiết cuối cùng là các đơn vị NVL.
Chu trình sản xuất (Routing) : chỉ ra “con đường” đi từ NVL cho đến khi ra được sản phẩm hoàn thành, con đường đó sẽ đi qua các phân xưởng (PX) khác nhau và tại mỗi PX sẽ đi từ chiếc máy này sang chiếc máy khác. Routing còn có phần khai báo thời gian chỉ ra BTP sẽ dừng lại tại mỗi máy trong bao lâu, dựa vào đó để tính chi phí phát sinh mỗi khi sản phẩm qua một máy.

c) Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí (theo quá trình sản xuất)

Áp dụng đối với các DN có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ.
Giá thành = Z1+Z2+Z3+…+Zn
- Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (BTP)-> Phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí.
- Tính giá thành phân bước không tính giá thành BTP-> Phương pháp kết chuyển chi phí song song

d) Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ NVL và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.
Tổng giá thành SX của các loại SP = Giá trị SP DD đầu kỳ + Tổng CP PS trong kỳ - Giá trị SP DD cuối kỳ
Giá thành đơn vị SP gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP/Tổng số SP gốc (kể cả SP quy đổi)
Giá thành đơn vị SP từng loại = Giá thành đơn vị SP gốc * Hệ số quy đổi từng loại

e) Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ chi phí.

Căn cứ vào tỷ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch để tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành SX từng loại :
Giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành kế hoạch (định mức) * tỷ lệ chi phí
Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả SP/Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả SP
f) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP DD đầu kỳ + Tổng chi phí PS trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính – Giá trị SP chính DD cuối kỳ

g) Phương pháp tính giá thành liên hợp.

Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để tính giá thành

3. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

a) Đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí NVL trực tiếp và chi phí khác. Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
CP SX DD cuối kỳ = (CP SX DD đầu kỳ + CP NVL thực tế PS trong kỳ) / (Số lượng SP hoàn thành nhập kho trong kỳ + Số lượng SP DD quy đổi cuối kỳ) * Số lượng SP DD quy đổi cuối kỳ

b) Đánh giá theo chi phí NVL chính

Chỉ tính cho SP DD phần chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Trường hợp DN có quy trình công nghệ SX phức tạp, kiểu liên tục thì chi phí SX DD công đoạn sau được xác định theo giá thành BTP công đoạn trước chuyển sang.
Giá trị VLC nằm trong SP DD = Số lượng SP DD cuối kỳ x Toàn bộ giá trị VLC / (Số lượng TP + Số lượng SP DD)

c) Đánh giá theo chi phí trực tiếp

Tương tự như theo chi phí NVL chính

d) Xác định SP DD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch

Phương pháp này cơ bản áp dụng cho ngành dịch vụ với chi phí kế hoạch, hoặc định mức chi phí theo đơn giá dịch vụ
anxico
2 months ago
💚Khởi nghiệp một công ty hay nhiều công ty?
Tôi vừa khởi nghiệp lần thứ 3.
Lần 1 là trang trại vịt trứng – nuôi cá
Lần 2 là trung tâm luyện thi cao học khối ngành kinh tế - cafe cao học.
Tôi đi qua cái vòng luẩn quẩn: đi làm công ty – khởi nghiệp – vừa khởi nghiệp vừa làm công ty – thất bại khởi nghiệp – làm công ty – lại khởi nghiệp.

Giờ thì chẳng có lý thuyết khởi nghiệp nào nữa. Tuỳ mỗi người, tuỳ duyên của mỗi anh chị. Có người bảo phải tập trung vào làm sản phẩm cho tốt – chất lượng cao – có khách hàng rồi mới khởi nghiệp. Chuyên gia khác thì lại khuyên nên tập trung vào marketing, làm thương hiệu, tạo cộng đồng rồi bán cái gì cũng được. Thêm chuyên gia nữa lại bảo nên M&A, nhượng quyền... cho nó bớt rủi ro, vì đứng trên vai người khổng lồ. Một tiến sĩ khuyên nên lập dự án hẳn hoi, tập hợp team thiện chiến, học – đọc – thực hành liên tục rồi hãy mở công ty. Chuyên gia cuối cùng nói rằng cần lập nhiều công ty cùng lúc vì nguyên lý hoạt động là như nhau, làm 1 lần cho xong luôn. Cái nào đúng?

Tôi thấy đều có thành công và chưa thành công trong mỗi trường hợp. Các doanh nhân lớn cũng có người chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực duy nhất, nhưng lại có người đầu tư đa ngành. Họ đều trải qua những thăng trầm và giờ đang nổi tiếng trên thương trường.

Bài viết này tôi chia sẻ trải nghiệm của bản thân, khi đang khởi nghiệp.

Giờ, tôi chọn làm nhiều công ty cùng lúc, và kết nối chúng thành 1 hệ sinh thái, có thể bán chéo, lan truyền, sử dụng dữ liệu khách hàng nội bộ để cung cấp những giải pháp tổng thể.
Ưu điểm:
- Luôn có được cái nhìn toàn diện
- Tập trung vào phục vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng
- Luôn có sản phẩm, dịch vụ giá trị cao hơn để chào bán
- Dễ kết nối các đối tác và khách hàng
- Dễ phân tán rủi ro
- Nhiều lựa chọn trải nghiệm cho khách hàng
- Học hỏi được nhiều hơn, nhanh hơn
- Phát triển tính lãnh đạo
- Có thể xoay vốn nhanh, lấy doanh thu mảng này làm chi phí cho mảng khác
Yếu điểm:
- Khó quản lý, kiểm soát
- Nhiều việc chồng chéo, dễ quên
- Chi phí ban đầu khá cao
- Đối tác có thể hiểu nhầm mình thiếu tập trung, vì cái gì cũng có
- Đối tượng khách hàng rộng, khó tập trung vào 1 nhóm đã được phân khúc
- Nếu thất bại 1 lĩnh vực sẽ dễ nản chí, mất năng lượng
Tôi quan niệm khởi nghiệp là việc khó, thậm chí rất khó. Việc khó thì thù lao và giá trị cao. Đi kèm là rủi ro cũng cao. Nên phải giữ năng lượng cao, luôn tư duy tích cực, linh hoạt. Vì thế đã khởi nghiệp thì làm 1 lần, làm hết tâm trí. Đằng nào thì cũng bỏ cuộc, vì thế phải làm nhanh, làm mạnh, để thành công trước khi bỏ cuộc. Cuộc đời quá ngắn, thời gian để khởi nghiệp còn ngắn hơn, nên phải làm, phải yêu việc khởi nghiệp. Thất bại thì cũng đã từng, giờ hướng đến thành công.
Chúc các anh chị luôn có tinh thần khởi nghiệp!
anxico
2 months ago
🔴3 tử huyệt sống của người khởi nghiệp
Sống cùng và chứng kiến vô số cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp cứ mãi ì ạch tháng này qua năm khác không đạt được thành tựu nào đáng kể. Trước khi đổ lỗi cho bối cảnh thị trường và nguồn lực doanh nghiệp thì tôi xin nói về những thứ bề nổi và nhiều khi chính những thứ bề nổi này quyết định khá nhiều đến thành bại của cá nhân và doanh nghiệp đó, cụ thể:

1. SỐNG VÀ LÀM VIỆC THIẾU KỶ LUẬT:

Hầu hết đều đã biết khởi nghiệp là làm chủ sự nghiệp, là tự mình quản trị mọi nguồn lực từ thời gian đến tài chính một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhiều người tự cho phép mình thoải mái quá trớn, ngủ nhiều hơn cần thiết.. giải trí nhiều quá mức... thong dong và hời hợt nghĩ "đời còn dài cơ hội còn nhiều.. lo gì".

Viettel - tập đoàn viễn thông có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, hứa hẹn sự phát triển bền vững.. thành công đó phần nào đến từ tính kỷ luật như sắt thép khi áp dụng kỷ luật quân đội vào văn hóa doanh nghiệp.

Chẳng thế mà có câu "Kỷ luật là sức mạnh".

Người nào nói khởi nghiệp mà giường chiếu chăn mùng như ổ lợn, bàn làm việc lộn xộn bụi mù... thì sớm muộn cũng thất bại ê chề. Vì bản thân bạn khi gặp gỡ đối tác mà thấy bàn làm việc lẫn bàn tiếp khách của họ bụi bặm, ruồi muỗi bay vo ve, vỏ kẹo, vỏ sữa lổm chổm trên bàn.. thì liệu bạn có còn thiện chí hợp tác cùng họ? "Cách họ làm một việc chính là cách họ làm mọi việc".

2. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC KÉM HIỆU QUẢ

Công ty nào 8h đến giờ làm việc mà muộn 10 20 phút sau mới thấy lác đác vài nhân viên, nhân viên làm việc thì vừa làm vừa ăn vặt vừa lướt facebook chém gió với bạn bè.. thì xin lỗi số phận doanh nghiệp đó cũng ở tình trạng cảnh báo mất rồi, thể hiện rõ sự lãng phí và yếu kém trong công tác quản trị của người đứng đầu.
Cứ thử vào các phòng giao dịch của các ngân hàng mà xem, nhân viên của họ gần như làm việc liên tục, vừa xử lý 1 đống số liệu vừa nghe điện thoại tư vấn cho khách hàng.. vừa tiếp khách hàng mới.. họ gần như chẳng rảnh ra chút nào, có muốn ngủ gật cũng chẳng có thời gian mà ngủ, cũng không buồn ngủ nổi bởi công việc cả đống.. đầu óc lúc nào cũng phải tập trung tối đa.

Tôi có thời gian 3 năm quản trị một phân xưởng sản xuất vỏ điện thoại, lúc công việc nhiều thì vất vả một chút nhưng rất ít vấn đề phát sinh vì ai cũng luôn trong trạng thái tập trung làm việc. Lúc kế hoạch sản xuất giảm, việc ít.. thì y như rằng sẽ có vấn đề phát sinh, nào là chốn đi ngủ, vừa làm vừa lim dim ngủ gật dẫn đến thao tác sai gây lỗi hàng, hỏng thiết bị. Đúng như câu "Nhàn rỗi sinh nông nổi".

Khi bố trí công việc bắt buộc phải lên rõ bảng mô tả công việc và bảng mô tả kết quả cho từng vị trí. Một ngày cần làm những hạng mục nào.. kết quả phải đạt được như nào phải rạch ròi cho nhân viên luôn định hình rõ mục tiêu làm việc trong ngày, tháng, quý, năm...

Những vị trí như lễ tân, bảo vệ...phải áp dụng tiêu chuẩn về thái độ khi phục vụ, gặp khách.. đón khách phải cười chào..vv...

Các công việc nghiên cứu và phát triển phải tuyển chọn những người thực sự đam mê nghiên cứu, quan sát kỹ thái độ để nhận diện.. vì công việc này khó để áp đặt kết quả rõ ràng, giống như việc yêu cầu một kỹ sư 1 tuần phải nghiên cứu ra 1 mẫu điện thoại mới vậy.. sẽ không khả thi, nếu có ra kết quả thì cũng sẽ không có gì đột phá vì họ đã bị áp đặt, giới hạn trí tưởng tượng của não bộ.

3. TỰ HÀI LÒNG VỚI SẢN PHẨM

Cách đây vài năm khi Iphone 4 còn đang là sản phẩm đỉnh cao của Apple, thử hỏi nếu Apple thỏa mãn và không nâng cấp liên tục thì iphone 4 giờ mang so với Galaxy S7 edge của Samsung thì quả thật là một trời một vực, rất may Apple luôn ráo riết nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm để cho ra đời iphone 5 6 7... Chứ không thì thị phần của iphone đến nay chắc đã tiêu tan dưới tay các ông lớn cũng đang không ngừng hoàn thiện như Samsung hay Sony rồi.

Nói hơi thô chứ đến 1 chiếc quạt điện cũng thế, cách đây vài năm chiếc quạt đơn thuần chỉ giúp biến điện năng thành cơ năng tạo ra gió.. Nhưng dần dần được nâng cấp lên quạt hơi nước, quạt điều khiển từ xa.. vv...

Không ngừng nâng cao chất lượng trải nghiệm người dùng là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững, doanh nghiệp phải luôn "Hướng tới đỉnh cao của sự hoàn thiện"

Thương trường giống hệt một dòng sông và người doanh nhân là người bơi ngược dòng nước, nếu tự mãn và không chịu chèo lái thì dòng nước sẽ đẩy con thuyền lùi lại, lùi xa đích đến .. lùi dần lùi dần tới khi nghe tiếng thác đổ ào ào mới nhận ra sắp bị thác nước vùi dập.. khi đó mọi nỗ lực đều trở thành vô nghĩa.

Trên đây là 3 tử huyệt mà cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp phải bài trừ nếu muốn nghĩ tới những thứ lớn lao hơn. Tin vui là cả 3 tử huyệt trên đều có thể khắc phục ngay lập tức nếu chủ doanh nghiệp quyết cứng rắn vù sự phát triển bền vững của tổ chức.

Khi làm tốt cả 3 yếu tố này nền móng quản trị mới thực sự kiên cố để xây nên những tòa cao ốc chọc trời.

Chúc các bạn có một ngày gặt hái nhiều thành tựu.
anxico
2 months ago
Câu chuyện bán hàng : Giảm giá
Hôm trước tôi vào một cửa hàng thời trang cao cấp thấy một cái áo rất đẹp, giá niêm yết 750k. Hôm đó vì mua nhiều đồ tôi đã không còn đủ tiền để mua. Hôm nay quay lại định sẽ mua em nó về, bước vô nhìn tấm bảng : Nhân dịp kỉ niệm lễ 30 tháng 4 cửa hàng giảm giá 15% trên hóa đơn bán hàng. Mừng thầm sẽ được mua rẻ hơn!

Nhưng khi cầm chiếc áo lên coi lại bảng giá ,té ngửa nó đã tăng lên 890k .Tôi liền thắc mắc với chủ cửa hiệu. Chủ hiệu không chút ngần ngại trả lời: Làm vậy là để thỏa mãn tâm lý khách hàng thôi !
Đây là một sự lừa dối khách hàng. Tôi thấy cái áo không còn đẹp nữa trong mắt tôi, bước ra khỏi cửa hàng tôi tự nhủ sẽ không bao giờ bước chân vào cửa hàng này nữa

Phương pháp bán hàng giảm giá mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thông qua việc hạ giá sản phẩm doanh nghiệp hoặc cửa hàng thu hút dược khách hàng, làm cho việc tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh. Nhìn thấy lợi ích nên rất được người tiêu dùng ủng hộ. Hiệu quả rất rõ ràng, nếu làm đúng sách lược, áp dụng tốt sẽ trở thành vũ khí lợi hại làm giảm sức mạnh của đối thủ cạnh tranh.

Nhưng khi thực hiện sách lược giảm giá cần chú ý mấy diểm :

1 - Tìm lí do thích hợp để giảm giá, do tính mùa vụ, dịp lễ tết, giảm giá vì những ngày quan trọng của doanh nghiệp, nhà hàng, ví dụ : khai trương, sinh nhật, ngày lễ, chuyển đổi mô hình vv...
2- Chọn thời cơ thích hợp để phối hợp với các nhà phân phối (nếu có) trước khi thực hiện vì cách này dễ dẫn tới phá vỡ hệ thóng giá cả của nhà sản xuất, tạo ra sự hỗn loạn của thị trường. Mang lại thiệt hại cho nhà sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn

3- Bán hàng giảm giá có thể chia thành mấy loại :

- Giảm trực tiếp trên sản phẩm
- Giảm gián tiếp bằng hình thức có thưởng hoặc quà tặng
- Giảm bằng cách tăng thêm lượng hàng. Chúng ta đã quá quen thuộc với kiểu này của nhà sản xuất nước giải khát Coca cola - "tăng lượng nhưng không tăng giá"
- Đóng gói theo bộ các sản phẩm khác nhau bán với giá ưu đãi
3 - Nhưng không được giả vờ giảm giá. Có một số doanh nghiệp hoặc một số cửa hàng giả vờ giảm giá bằn cách đầu tiên thì nâng giá nên, sau đó treo bảng hạ .Làm như vậy tức là họ đã coi thường khách hàng. Cho rằng khách hàng là người ngốc nghếch. Làm như vậy là tự đào hố chôn mình.
Hoặc có thể chỉ giảm giá số lượng rất ít những sản phẩm bị lỗi hoặc trầy xước do va đập khi vận chuyển nhưng lại quảng cáo rầm rộ để kéo người tiêu dùng đến để bán những mặt hàng khác làm cho khách hàng chưng hửng. Các siêu thị điện máy lớn của Việt Nam hay sử dụng chiêu này .Khi trước tôi từng làm kinh doanh cho một thương hiệu lớn của Nhật tại Việt Nam tôi hiểu dẫn rõ những đợt nhà sản xuất khuyến mãi hàng trưng bày và sản phẩm lỗi do vận chuyển không ảnh hưởng tới chất lượng này. Cách này tuy bán được hàng, nhưng không bền lâu và dễ tự đưa mình vào bẫy phản tác dụng giống như con dao 2 lưỡi vậy. Dùng đúng thì giết giặc, dùng sai chẳng khác nào tự sát
Do vậy chúng ta nên thận trọng khi dùng sách lược giảm giá dưới hình thức nào. Có rất nhiều sách lược để bán hàng thu hút khách hàng và vẫn cạnh tranh với đối thủ một cách thuyết phục. Xin mời các cao nhân Gr chia sẻ đi ạ !
anxico
2 months ago
NỖI CÔ ĐƠN KHỞI NGHIỆP
" Thiếu tiền thì không thể dùng tình giải quyết, thiếu tình cũng đừng lấy tiền ra giải quyết" đó là câu nói của ông Lão bán trà đá phía đối diện toà nhà công ty tôi.

Chúng ta cứ bàn rất nhiều rất nhiều đến lợi nhuận và chiến lược kinh doanh nhưng còn một khía cạnh CÔ ĐƠN. Đôi khi ta chết vì cô đơn.
Ngày tôi giảng đường đại học kinh tế Quốc dân tôi có một mong muốn xây dựng một nhóm - 1 club Marketing với niềm tin cháy bỏng với kế hoạch được viết trên mặt sau của một tờ giấy hồng, đó là tờ bill mua cái usb mục đích là để lưu và chia sẻ những kế hoạch cho cả nhóm. Sau một đêm tôi đã có trên tay một bản kế hoạch " hoàn hảo" ngay ngày hôm sau tôi gọi 2 thằng bạn thân ra trình bày kế hoạch và kết quả nhận được là những lí lẽ khó khăn, cuối cùng tôi đã không thuyết phục được họ thực hiện kế hoạch đó. Tất nhiên tôi cũng không thể thực hiện được nguyện vọng hồi sinh viên đó. Tôi đã bị sự cô đơn giết chết niềm tin và động lực của mình. Bởi tôi chưa mang cho họ niềm tin và lòng nhiệt huyết.

Chúng ta có một mô hình mặc định là khi startup một nhóm thì phân trách nhiệm mỗi người một mảng, một nhiệm vụ. Từ kĩ thuật, sales hay marketing đành tạm chấp nhận mỗi người có một "khả năng" nhưng sự cô đơn sẽ ùa về khi gặp thử thách. Tôi cá là đại đa số các vị trí chủ chốt trong nhóm khởi nghiệp đó không phải ở tầm chuyên gia. Đến khi phải mặc nhiên bị ép là GIỎI NHẤT họ phải đưa ra quyết định thì chả có sự phản biện đủ mạnh từ đồng đội, việc giám sát xứng đáng với nhiệm vụ quan trọng đó, nó dẫn đến chủ quan duy ý chí. Rồi thất bại sẽ đến như một bài học thần thánh mà cuộc chiến thương trường dành cho ta.

Còn nữa. Tôi trẻ tôi chưa có vợ, thậm chí khởi nghiệp nó sẽ " nghèo khó" và không chỉ tôi mà nhiều cuộc tình chân thành tan vỡ rồi người ta đổ lỗi cho đồng tiền. Tất cả là vì tiền? Khi đó ta lại khủng hoảng về tinh thần, mà ít người ngoài có thế hiểu được, tệ hơn là ít trong số chúng ta vượt qua được! Bởi lẽ việc này nó không nằm trong KẾ HOẠCH kinh doanh. Vậy có nên hình dung tương lai như thế trong kế hoạch không?

Đến câu chuyện của tôi:

Đó là giai đoạn công ty bắt đầu tăng trưởng nhanh- đang áp lực rất lớn về nhân sự chất lượng và nguồn vốn lưu động. Tôi vẫn cô đơn về chuyện yêu đương, rồi tôi bắt gặp một cô gái Hà Nội kém tôi 8 tuổi. Tình yêu đã đến. Vậy là hết cô đơn ?

Không! Vì khi quyết định yêu tôi đã lường trước gia đình cô ấy sẽ phản đối "chuyện lấy chồng xa" vì tôi ở tỉnh lẻ. Nhưng tôi biết nguyên nhân chính là tôi chưa có cái nhà Hà Nội. Nên trước khi yêu tôi đã nói rất rõ với bạn gái điều này. Từ khi gia đình họ còn chưa phản đối, ấy thế mà mẹ cô ấy không đứng ra ngay gắt phản đối và dùng chiến thuật tâm lí khuyên - phân tích- và " mẹ buồn" ... cứ thế ngày này qua ngày khác và Bà đã thu được thành quả. Con gái bà đã dao động ghê gớm, muốn ngả theo ý mẹ, vì thương mẹ.! Dĩ nhiên tôi không trách gì suy nghĩ của họ. Nhưng tôi lại đối mặt với nỗi cô đơn giải quyết các vấn đề đó. Thật mệt, rất mệt đầu. Cũng may tôi không suy sụp và tiếp tục nỗ lực để công việc tốt hơn. Nhưng chắc chắn đôi lúc tôi đã loạng choạng muốn ngã.

Thế đấy ! Tôi viết không có một bài chuẩn để khuyên mọi người nhưng có lẽ cô đơn từ đồng đội, đối tác và đặc biệt là gia đình hay làm tất cả để khi khởi nghiệp ta có thể mất tiền hoặc được tiền chứ hãy giữ vững nền tảng đã có.

Có thể mất nhà nhưng không được mất gia đình.

Có thể biến thù thành bạn thì đừng hành động ngu ngốc nào khiến bạn bè thành kẻ thù.

Bố tôi dặn: trước khi làm gì cũng phải có kịch bản giống như một bộ phim. Làm gì cũng nên hình dung kịch bản tiếp theo.

Thân ái.
anxico
2 months ago
ĐỪNG THẮNG ĐỐI THỦ, HÃY "THẮNG" KHÁCH HÀNG!
Trong cạnh tranh, nhiều thương hiệu luôn nhằm vào đối thủ, dõi theo từng bước đi của đối thủ để đề ra cách thức chống trả hoặc đối phó. Thấy đối thủ tung ra một chương trình quảng cáo, PR gì đó, thương hiệu cũng lập tức “lên sóng”, “lên hình”. Thấy đối thủ tung sản phẩm mới, hay có hình thức tiếp thị nào mới, thương hiệu cũng lập tức “cho ra lò” sản phẩm mới (dù chưa chuẩn bị kỹ), và thay đổi các chiêu thức tiếp cận khách hàng. Có thương hiệu “ăn không ngon, ngủ không yên” vì suốt ngày lo “canh me” đối thủ, sợ họ qua mặt… Và lắm khi, thương hiệu sa đà vào cái gọi là “bám sát đối thủ’, vô tình lại bị đối thủ đưa vào thế rượt đuổi, vừa phí sức, vừa không đem lại kết quả…

Trên quan điểm chiến lược lẫn marketing, tôi ít khi chọn cách thức tấn công đối thủ để giành chiến thắng. Tôi chọn cách “tấn công” trái tim người tiêu dùng. Quan sát, lắng nghe đối thủ là cần thiết, nhưng nếu cứ chằm chằm vào đối thủ, ta sẽ quên mất đối tượng chính của ta là khách hàng, người tiêu dùng (chứ không phải là đối thủ). Với tôi, tiêu diệt đối thủ sẽ không bao giờ đem lại cho ta chiến thắng đúng nghĩa trong lâu dài. Đối thủ này “chết”, đối thủ khác sẽ xuất hiện; và trong cuộc chiến làm tổn thương đối thủ (hurting competitors), ta sẽ không bao giờ là người thắng cuộc (winner).

Người tiêu dùng ngày nay đã chán ngán cảnh tranh giành, đấu đá giữa các thương hiệu. Họ cũng đủ thông minh để nhận ra đâu là những thương hiệu thực sự hướng về người tiêu dùng, vì người tiêu dùng. Họ hiểu điều căn bản nhất (mà đôi khi các giám đốc marketing lại quên) là một thương hiệu thắng hay thua chính là từ nhận thức (perception) trong tâm trí và từ tình cảm trong trái tim người tiêu dùng, không phải từ sự phô trương sức mạnh hay hình ảnh hoành tráng trước đối thủ. Họ cũng hiểu, xây dựng thương hiệu chính là nói cho khách hàng biết thương hiệu đó là ai (who you are), nó đem lại lợi ích gì (what you do), và làm sao để khách hàng tin vào điều đó (why consumers should care?).

Làm thương hiệu, hãy nói cho khách hàng biết bạn là ai (một cách thật lòng), bạn đem lại lợi ích gì cho họ (đưa ra lời hứa), và làm sao để họ tin vào điều đó (thực hiện đúng lời hứa)! Hãy làm việc này một cách nhất quán, kiên trì, xuất phát từ trái tim của bạn, mặc cho đối thủ áp dụng đủ các chiêu trò.

Bạn không cần phải thắng đối thủ; hãy “chiến thắng” người tiêu dùng! Và đừng bao giờ quên, chinh phục trái tim chỉ có thể bằng trái tim! (share không cần hỏi!)
anxico
2 months ago
🔷10 GIAI ĐOẠN CỦA SỰ THAY ĐỔI
1- Muốn thay đổi:

mọi chuyện bắt đầu từ lúc bạn cảm thấy không hài lòng với thực tại, muốn thay đổi, muốn tìm kiếm một điều mới, muốn khởi nghiệp, chán đi làm muốn kinh doanh riêng.

2- Tìm kiếm sự thay đổi:

đó là lúc đồng hồ thời điểm của bạn đã sắp chạm mốc 12g, bạn đã sẵn sàng cho sự thay đổi. Bạn háo hức với hành trình khởi nghiệp, với tương lai mới. Lúc này cứ như người bị tiếng sét ái tình.

3- Nỗi sợ và sự thèm muốn:

khi tìm thấy ý tưởng kinh doanh , một mặt bạn thèm muốn những hình dung những giá trị, tương lai mới bên cạnh đó lại là những lo lăng, sợ hãi về những rủi ro có thể xảy ra. Đây là lúc chúng ta cần kềm chế và tỉnh táo khi tham khảo ý kiến xung quanh. Bạn càng háo hức sẽ càng dễ vị tạt nước lạnh và nếu tinh thần bạn không vững vàng thì bạn sẽ dễ dàng từ bỏ ngay lúc chưa kịp bắt đầu.

4- Ra quyết định :

nếu may mắn bạn vượt qua được hàng tá ý kiến của người xung quanh, vững tin với điều bạn ước muốn, bạn sẽ Bắt đầu và tràn đầy sự phấn khích, giai đoạn chuẩn bị cho hôn nhân, vừa sướng vừa vui, hình dung đủ mọi điều tốt đẹp. Cảm giác này thường ngắn ngủi như giai đoạn trăng mật, bất chấp tất cả chỉ yêu và luôn thấy điều tích cực

5- Vỡ mộng :

sau trăng mật, quay về thực tế, nhận ra vô số điều bạn không biết. Kiểu như sau ngày đầu chân bắt đầu đau, cơ bắp như rách ra, đường thì bụi hay chồng ngủ ngáy sau ngày làm việc mệt, mớ chén bát, áo quần ủi dọn hay bán hàng không dễ như mình tưởng khách quen bạn bè ủng hộ hết rồi bán cho ai đây. Thường giai đoạn này rơi vào ngày thứ 2, tuần thứ 2 hay tháng thứ 2 tuỳ từng hoàn cảnh. Thế nên hãy lường trước hành trình, hãy đi hỏi thăm những người đã đi qua và nay họ đã thành công để học cách làm sao vượt qua. Đây là giai đoạn thử thách nhất, 50% sẽ bỏ cuộc ở giai đoạn này.

6- Học từ thất bại:

sau khi nhận ra có nhiều điều mình không biết, người tích cực và quyết tâm với ước mơ họ sẽ học hỏi, chấp nhận thử thách, hành động bất chấp, lúc này sự tập trung là quan trọng nhất. Ví như đi bộ, đây là những ngày cái đầu bước đi chớ không phải đôi chân, nếu bạn kinh doanh đây là lúc tư duy làm chủ lên tiếng ai tự chịu trách nhiệm sẽ ko than vãn mà tập trung làm việc bất chấp cảm xúc, cần ham học hỏi, nếu bạn có điều kiện những lớp như CEO sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.

7- Rút ra công thức:

khi tập trung đủ ngưỡng kết quả ban đầu sẽ xuất hiện, kiểu như á mình cũng có thể đi nhanh ngang ngửa mấy bạn chân dài với điều kiện mình chỉ tập trung đi, không ngó ngang dọc hay trong kinh doanh bạn thấy rõ nếu làm đều đặn đến một lúc kết quả cũng sẽ xuất hiện, tái lập niềm tin mình cũng làm được. Khi đó bạn cần rút ra công thức cho riêng mình.

8- Tăng tốc hay tự thưởng:

một số đạt kết quả ban đầu sẽ ngừng cố gắng và ngủ quên trên chiến thắng, kiểu chồng yêu sinh được e bé và quên chăm sóc bản thân, nghĩ rằng có con là nhất chồng không bao giờ bỏ. Khi kết quả xuất hiện người thành công sẽ tăng tốc, lặp lại với tốc độ nhanh hơn công thức mình vừa học được, dạng như máy bay cất cánh nhất định phải đẩy vận tốc lên đủ ngưỡng bay đến độ cao cần thiết và an toàn. Một số sẽ dừng lại, mất nhịp và sinh nản, bỏ cuộc tại đây. Ngừoi tập thể dục thường gặp điều này. Nếu bạn khởi nghiệp bắt đầu có khách hàng nhất định phải tập trung chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, củng cố nhân sự,..

9- Khả năng tự kiểm soát:

khi bạn tiếp tục tăng tốc đến lúc vượt ngưỡng giới hạn, chúng ta sẽ rất hào hứng với việc tự phá kỉ lục, sự tự tin bắt đầu xuất hiện, bạn bắt đầu hiểu và kiểm soát đươc tốc độ, quá trình, kết quả mình muốn. Bạn dần nắm được cách kỹ năng mới vận hành ra sao và trở nên linh hoạt hơn. Lúc này bạn có thể vừa đi vừa ngắm cảnh và có thể tăng tốc khi cần. Có thể làm việc linh hoạt theo phong cách, thời gian mình muốn dựa trên kết quả nhắm đến.

10- Làm chủ kỹ năng:

Tiếp tục qui trình đều đặn và chuyển đến ngưỡng yêu thích, đam mê, làm chủ được kỹ năng, làm chủ được kinh doanh trở thành nhà quản trị

Do vậy khi mới bắt đầu cuộc hành trình nào đó mới, học một kỹ năng mới, thay đổi một môi trường mới, mới khởi nghiệp ra kinh doanh chúng ta thường kết luận vội:
Tôi không đủ giỏi
Tôi không thích hợp
Tôi không có duyên kinh doanh
Tôi không đam mê
Tôi không thấy mình giống chủ
....

Đam mê, tự do không đến ngay mà đó là một quá trình tôi luyện.

Bạn đang đến giai đoạn nào của quá trình khởi nghiệp?!
Nếu không tự đánh giá được mình ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi bạn sẽ không thể kiểm soát cảm xúc và những điều cần làm. Nếu không nhìn ra được những điều bạn đã học được đã làm được sẽ không có động lực bước tiếp, và luôn lên kế hoach cho những bước tiếp theo.
anxico
2 months ago
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH CEO CHUYÊN NGHIỆP? VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM!
Có 5 giá trị khác biệt của Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt
1. Sự kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn ở tầm cao
2. Kinh nghiệm đa quốc gia áp dụng vào thực tiễn DN Việt
3. Kiến thức, dù đơn giản hay cao siêu, luôn được diễn giải bình dân, dễ hiểu
4. Áp dụng được cho cả tập đoàn lớn, lẫn DN nhỏ và vừa
5. Có lợi cho doanh chủ, quản lý DN nhỏ lẫn CEO, QL cấp cao tập đoàn lớn (rất nhiều quản lý cấp cap và cấp trung tập đoàn lớn trong và ngoài nước là thành viên Group)

Chúng tôi tin, DN nhỏ và vừa trong thời gian qua đã thấy rõ lợi ích qua các bài viết online và các buổi chia sẻ offline. Thế còn CEO, quản lý cấp cao tập đoàn có quy mô lớn thì sao? Xin thưa, những bài viết online và những buổi hội thảo chia sẻ offline theo các chủ đề dưới đây hoàn toàn có thể áp dụng cho tập đoàn đa ngành và các công ty có quy mô lớn:

1. Corporate Governance Principles (Các nguyên tắc quản trị công ty)
2. Corporate Governance vs Corporate Management (Quản trị và Quản lý cty)
3. Network Level Strategies (Chiến lược liên kết tập đoàn đa ngành)
4. Corporate Strategies (Chiến lược tập đoàn đa ngành)
5. Business Unit Strategies (Chiến lược kinh doanh)
6. Functional Strategies (Chiến lược chức năng dành cho các khối chức năng)
7. Corporate Restructuring / Recreating ( Tái lập, tái cấu trúc tập đoàn)
8. Company Restructuring (Tái cấu trúc công ty)
9. Corporate Model (Mô hình tập đoàn – sao cho tối ưu nhất)
10. Business Model / Business Model Canvas (Mô hình KD)
11. Company Orgnanizational Structure (Cơ cấu tổ chức công ty)
12. Corporate/Company Culture (Văn hóa doanh nghiệp)
13. Brand Startegies (Chiến lược thương hiệu);
14. Marketing Strategies (Chiến lược Marketing
15. Sales Strageies (Chiến lược bán hàng)
16. Distribution Channel Strategies (Chiến lược kênh phân phối)
17. Supply Chain Strategies (Chiến lược chuỗi cung ứng)
18. Communication Strategies (Chiến lược truyền thông)
19. Finance Strategies (Chiến lược tài chính)
20. Procurement Strategies (Chiến lược mua hàng)
21. Investment Strategies (Chiến lược đầu tư)
22. HR Develoment Strategies (Chiến lược phát triển nguồn nhân lực)
23. Balanced Scorecard (Thẻ cân bằng điểm)
24. OGSM (Objectives – Goals – Strategies – Measures)
25. Business Plan (Xây dựng kế hoạch kinh doanh)
26. EDR (Executive Development Review)
27. Succession Planning (Hoạch định nhân sự kế thừa)
28. PMP (Performance Management Program - Quản trị hiệu quả làm việc)
29. Salary Structure (Cấu trúc lương, 3P – Position-Person-Perfomance)
30. Management System (Hệ thống quản lý)
31. Marketing Management (Quản lý Marketing)
32. Brand Management (Quản lý thương hiệu)
33. Sales Management (Quản lý bán hàng)
34. Finance Management (Quản lý tài chính)
35. Manufacturing Management (Quản lý sản xuất)
36. Supply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng)
37. Quality Management (Quản lý chất lượng)
38. Distribution Channel Management (Quản lý kênh phân phố)
39. HR Management & Human Capital Management (Quản lý vốn con người)
40. Risk Management (Quản lý rủi ro)
41. Financial Risk Management (Quản lý rủi ro tài chính)
42. Internal Control System (Hệ thống kiểm soát nội bộ)
43. Change Management (Quản lý sự thay đổi)
44. Investor Relatrions Management (IRM - Quản lý quan hệ nhà đầu tư)
45. Organization Development Management (Quản lý phát triển tổ chức)
46. S&OP (Hoạch định bán hàng-sản xuất)
47. SOP (Quy trình chuẩn)
48. ISO, TQM, TPM, Kaizen, 5S, Lean, 6-sigma, SQC, SPC…
49. Management & Leadership (Quản lý và lãnh đạo)
50. Company Statements (Xây dựng và truyền thông tuyên ngôn doanh nghiệp)
51. Media Crisis Management (Quản lý khủng hoảng truyền thông)...
VUASEO.COM