Logo
anxico
Trở thành giàu có, một cách lương thiện, là một mong muốn rất chính đáng của mỗi chúng ta
Trở thành giàu có, một cách lương thiện, là một mong muốn rất chính đáng của mỗi chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng có thể trở nên giàu có. Chúng ta phải học những nguyên tắc cơ bản, và biết cách khát khao, biếtt cách hành động…. để trở nên giàu có.

Mời các bạn đọc phần tóm tắt này trích đoạn phần tóm tắt cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki Toru trong cuốn sách “Tăng tốc đến thành công. Học từ những cuốn sách hàng đầu” do tác giả Lâm Minh Chánh.

Ghi chú: Cuốn sách "Cha giàu cha nghèo" có nhiều điều cần học, và cũng có vài điểm cực đoan. Chúng ta cần tỉnh táo và chọn lọc để học những kiến thức phù hợp với mình.

** Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính.
Để làm giàu chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách chăm sóc phát triển cây tiền bạc của mình. Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở.

Quy tắc thứ nhất về tài chính học của người giàu đó là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình. Một ví dụ minh họa một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.
Đối với người mới đi làm mọi thu nhập – lương - của họ được dùng để trang trải các chi phí cuộc sống: như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương - cao hơn chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng... Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác – mà họ nghĩa là tài sản. Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra 1 gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào lòng luẩn quẫn: đi làm nhận lương và trả nợ.
Suốt cuộc đời đi làm của mình người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản. Tổng các khoản thu nhập này nào hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, Những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế tài sản của họ được sinh sôi nảy nở. Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau cùng sau khi dòng tiền của họ đã phát triển. khi họ đã cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả - chiếm phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.

** Bài học thứ ba: người giàu quan tâm đến việc về kinh doanh của chính mình.
Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh. Ray Kroc, chủ của chuỗi nhà hàng McDonald's – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là công việc chuyên môn của ông, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald's luôn là những chỗ “đắc địa” và có giá tăng lên theo thời gian.

Người nghèo và trung lưu thật ra là đang làm công việc chuyên môn, chứ không phải làm kinh doanh. Thật sự thì họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ, và góp phần làm cho ông chủ giàu lên. Bài học thứ ba của cha giàu: Người giàu phải quan tâm đến đến việc kinh doanh của chính mình. Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn thị trưởng.

** Bài học thứ tư: người giàu thông minh về tài chính và thành lập công ty
Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính, hiểu biết rõ 4 lãnh vực sau:
- Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của nó.
- Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lợi, ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.
- Hiểu rõ về thị trường, về tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung và cầu để nhận diện các cơ hội kinh doanh. Người giàu cần nắm vững kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.
- Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt những thuận lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sỡ hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng tiền rồi mới trả thuế.

** Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền
Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó bởi vì sự thiếu tự tin vào bản thân và sự sợ hãi. Người thành công là người không sợ hãi sự thất bại và luôn chủ động tạo sự may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.
Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính, với tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.
Có 2 dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty trung gian chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên ghiệp ngoài 4 kiến thức chính của thông minh tài chính, người giàu cần phát triển 3 kỹ năng sau đây:
- Tìm ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ một cái nhà ọp ẹp, cũ kỹ sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này ở trên 1 miếng đất lớn. Sau khi mua, người nàyphá sập ngôi nhà, và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được lời.
- Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Tác giả đặt cọc 1/10 giá mua, và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3 ngày, tác giả đã bán được lại căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà tác giả đã bỏ ra đặt cọc.
- Chỉ tuyển dụng , làm việc với người thông minh. Người giàu không phải là người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh hơn vì tuyển dụng và làm việc với những người thông minh hơn mình.”
2 months ago

Chưa có trả lời nào!

It seems that this publication does not yet have any comments. In order to respond to this publication from anxico , click on at the bottom under it