Logo
Saleman
2 months ago
Bài Học Về Lãnh Đạo: Có tầm nhìn xa, trông rộng

Đại Hãn rất giỏi phát hiện người tài. Ông thường thăng chức cho các chỉ huy quân sự dựa trên trình độ và kinh nghiệm của họ. Hơn là dựa trên đẳng cấp, gốc gác hay việc họ trung thành với ai trước đây.

Một trường hợp kinh điển về niềm tin mà Thành Cát Tư Hãn đặt vào tài năng thực sự của con người – sự việc diễn ra vào năm 1201. Trong một trận đánh với bộ tộc Taijut đối địch. Trong trận đó, Thành Cát suýt chết sau khi ngựa chiến của ông bị bắn hạ từ phía sau bằng một mũi tên.

Khi ông nói chuyện với các tù binh Taijut và yêu cầu họ nói người nào đã bắn tên. Một tù binh can đảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ.

Ấn tượng mạnh trước sự gan dạ của cung thủ này. Thành Cát đã bổ nhiệm anh ta làm chỉ huy trong quân đội của mình. Sau này Thành Cát đặt cho anh ta biệt danh “Triết Biệt (Jebe)” (có nghĩa là mũi tên). Nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường.
Cùng với viên tướng nổi tiếng Tốc Bất Đài, Triết Biệt sau này trở thành một trong các tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của người Mông Cổ, trong quá trình chinh phục châu Á và châu Âu.

Thành Cát Tư Hãn luôn xác định ràng về mục tiêu và phương hướng tương lai của mình. Bạn cần có tầm nhìn chiến lược để đạt được thành công.

Tầm nhìn đó không phải việc bạn có thể thấy được tương lai mà chính là kiến thức về các:
- Lĩnh vực.
- Cơ hội.
- Rủi ro.
trên con đường tiến tới mục tiêu đã định sẵn.

Nguồn: Sưu tầm
Nguyetanh
2 months ago
Em chào anh chị
Em là seller mới tinh vừa bước vào ngành, em đang phân vân giữa 1 công ty có mức hoa hồng cao nhưng nhỏ và 1 công ty khá có tiếng, quy mô lớn nhưng mức hoa hồng cho người mới thấp ( làm lâu dài thì mức hoa hồng sẽ cao hơn nhiều). Cả hai công ty đều làm chung lĩnh vực BĐS cho thuê ạ.
Với anh chị nào đã và đang làm mảng BĐS cho thuê, CHDV có thể cho em xin thêm kinh nghiệm + lời khuyên được không ạ.
Em cảm ơn ạ
Vuaseo.com
2 months ago
QUẢN TRỊ NGƯỢC DÒNG
Trong các tài liệu giảng dạy về quản trị thường thấy tập trung nhiều vào khâu quản trị nhân viên hay quản trị các cấp bên dưới chứ không phải chiều ngược lại: quản trị cấp trên, quản trị sếp!

Nhưng khổ nổi cấp trên mới chính là cấp định đoạt số phận của mình, từ tăng lương, tăng chức, đến chia tay, sa thải. Vậy mà có mấy người chịu đầu tư suy nghĩ cho khâu này, cho nên nhiều khi khả năng thì có thừa, lại được nhân viên, đồng nghiệp yêu mến mà sự nghiệp cứ dậm chân tại chỗ dài dài, thậm chí còn bị sa thải một cách tức tưởi chỉ vì một lý do duy nhất: Sếp không thích mình.

Quản trị cấp trên nói nôm na là quản trị mối quan hệ giữa mình với sếp, là chủ động tìm ra cách thức để phối hợp và ứng xử với sếp một cách hiệu quả nhất. Chứ không phải bị động, đối phó. Trong một số trường hợp còn tệ hơn - và cũng trở nên khá phổ biến - là thay vì chủ động tìm hiểu sếp để phối hợp, cống hiến cho tốt hơn, đằng này tìm hiểu theo kiểu vạch lá tìm sâu để tìm cho ra khuyết điểm, sơ hở của sếp nhằm than phiền, đâm thọt, nói xấu, nếu thuận tiện thì hấc cẳng sếp ra khỏi ghế để mình nhảy lên thay! Làm cho cái chức phó trở nên nguy hiểm đối với cái chức trưởng hơn bao giờ hết, thay vì là được việc.

Cho nên khi được ngồi vào ghế sếp rồi thì phải ra sức “dìm hàng” cấp dưới vì nghĩ ai cũng suy nghĩ như mình trước đây. Người này dìm người kia, rốt cuộc công ty và tất cả những ai góp mặt đều phải chịu thiệt thòi.

Biết khen sếp, biết tự hào về sếp, ủng hộ sếp cũng là một ví dụ của nghệ thuật quản trị cấp trên. Nhưng khen hay ủng hộ cũng phải đúng liều lượng, đúng lúc đúng nơi chứ không bừa bãi quá đáng. Ranh giới giữa sự ủng hộ một cách trân trọng, thật tình, nhã nhặn và sự nâng bi nịnh bợ nhiều khi cũng rất mỏng manh.

Tóm lại, cách thăng tiến hay nhất và bền vững nhất là tìm cách giúp sếp thăng tiến để tạo cơ hội cho chính mình thăng tiến. Win-Win.

Tôi từng gặp một số doanh nhân thật lão luyện, mở miệng ra là khen nhân viên và các cộng sự của mình hết lời. Khen nhân viên giỏi không đồng nghĩa với chê mình dở mà ngược lại, nói lên tài dụng người, khả năng đào tạo và lãnh đạo của mình. Kiểu như giỏi như vậy mà còn phải làm dưới trướng mình. Cho nên đúng ra khen nhân viên là khen chính mình, nhưng được thể hiện một cách khôn ngoan và khéo léo, dễ được mọi người xung quanh chấp nhận.

Ngược lại có không ít người chỉ toàn chê nhân viên dở nên mình phải tự tay làm tất cả, thậm chí chê luôn cả cấp trên quản lý trực tiếp của mình. Vậy mới tệ. Trong trường hợp này mình đã vô tình gửi đi một thông điệp “chết người”, đó là: mình giỏi hơn sếp và coi sếp không ra gì!

Mà chết người thiệt, vì trước sau gì mình cũng chết, vì không có một ông sếp nào không muốn được mọi người xung quanh nể trọng, đặc biệt là nhân viên thuộc cấp. Ngày được tăng lương tăng chức đã xa nay càng xa thêm. Còn trụ lại được trong công ty là đã may mắn.

Được làm thay sếp là cả một sự tin tưởng được gửi gấm trong đó. Đừng bao giờ nghĩ là mình rành hơn người khác một hai việc là giỏi hơn người ta tất cả, mà mỗi người mỗi chuyên môn, và chuyên môn của sếp là phân việc, phân công và điều hành mình!

Có người khác rất khôn, không những biết trân trọng đối với sếp đương nhiệm mà còn đối với sếp cũ, chỉ toàn khen chứ không chê. Ở đây có ít nhất hai điểm hay:

Thứ nhất, sếp mà giỏi thì nhân viên không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc - nên cũng giỏi theo. Nghĩa là mình tự xác định mình giỏi một cách kín đáo.

Thứ hai, những lời khen hay lời chê thường có cánh, trước sau gì cũng sẽ đến tai sếp cũ lẫn sếp mới. Sếp cũ thì gật đầu tấm tắc, còn sếp mới thì không khỏi hài lòng khi suy ra trường hợp của chính mình sau này. Nên khi có cơ hội thì mạnh dạn mà giao việc, đề bạt. Chỉ có tốt đến tốt. Còn đem khuyết điểm cũ của sếp đi kêu ca thì có lợi gì cho mình?

Nói tốt về người khác suy cho cùng là một thói quen tốt. Coi vậy mà không phải dễ, vì có không ít người cứ mở miệng ra chỉ toàn chê người khác. Vì bản chất con người nói chung là thích chê nhiều hơn khen. Chủ động thay đổi thói quen xấu này, và chuyển những thứ tiêu cực thành tích cực là một kỹ năng mà không phải tự nhiên ai cũng có. Và nó là một phần quan trọng trong công tác quản trị các mối quan hệ dù là đối với cấp trên hay cấp dưới.

Trong công việc hàng ngày, để quản trị cấp trên cho tốt thì nhân viên phải hiểu rõ cá tính, thói quen, phong cách làm việc của sếp. Không có cách nào khác hơn. Và đừng trông chờ một cách vô lý là sếp phải hiểu ý mình!

Mỗi sếp mỗi khác. Có người thì thích đọc báo cáo dài dòng, chi tiết, còn có người thì thích ngắn gọn, xúc tích, thậm chí khỏi viết báo cáo, cứ đi thẳng đến văn phòng mà gõ cửa bước vào. Có người thì thích nhân viên góp ý thẳng thẳng, càng gai gốc, càng cá tính càng khoái, còn có người thì thích đâu đó phải nhỏ nhẹ, đàng hoàng, từ tốn, có rào trước đón sau. Có người thì thích quần áo chim cò, bay bướm cho nghệ sỹ nhưng có người lại thích nghiêm túc cổ điển, kính cổng cao tường. Nội chuyện quần áo mặc không đúng gu thôi mà có khi cũng gây nhiều trở ngại trong mối quan hệ, tuy là không có sếp nào nói ra!

Hiểu được “gu” của sếp là coi như thành công hết 50% trong khâu quản trị ngược dòng này. 50% còn lại là làm như thế nào để dung hoà cá tính và thói quen của mình vào trong bối cảnh đó. Coi vậy mà cũng có thể là một thách thức lớn, nhất là đối với những ai sở hữu một cá tính mạnh mẽ.

Cho nên đi phỏng vấn xin việc cũng phải lưu ý là mình cũng đang âm thầm phỏng vấn người phỏng vấn mình và là sếp tương lai của mình. Nếu cảm thấy không thoải mái, không hợp gu và mình lại là người khó thay đổi, thì nên rút lui ngay từ đầu, tiết kiệm thời giờ cho cả hai phía.

Và một khi đã chấp nhận cái job rồi thì phải chấp nhận sự khác biệt, phải chấp nhận xuôi theo dòng nước mà chảy chứ không cố gắng đi ngược lại. Phải học cách sống với nó một cách vui vẻ, chủ động, hiệu quả. Đó là nghệ thuật của khâu quản trị ngược dòng.

Lý Quí Trung
Từ Sydney
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
Anh chàng tên Cuội
Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng tên Cuội, là CEO một tập đoàn chuyên khai thác gỗ lậu. Một hôm, Cuội ta lái chiếc Audi vào rừng đi ngoại giao với kiểm lâm. Đang đi thì thấy một cái hang cọp, trước hang có một con cọp con. Cuội liền dừng xe và mời cọp con vào hang làm việc. Cuội phân tích cho cọp con những điều hay lẽ phải, nên sống và cống hiến cho khu rừng, nên tránh xa những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Trong khi đang nói chuyện thì cọp con giựt lấy con dao rọc giấy trong cặp táp của Cuội và tự rạch vào cổ rồi lăn ra chết. Lúc đó, cọp mẹ vừa đi siêu thị về, thấy thế thì gầm lên kinh hoàng.

Cuội sợ hãi vội trèo lên một cây cao gần đó. Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ đau đớn lồng lộn vì con đã chết, lát sau cọp mẹ mở tủ lấy ra một chai gì đó, nhai và mớm cho con. Kì lạ thay, chỉ một lát sau con cọp con đã vẫy đuôi sống lại. Mẹ cọp vội vã tha con đi nơi khác an toàn hơn. Cuội lấy vỏ chai đọc được các thông tin:

“Thực phẩm chức năng Cây đa, chứa các tinh chất quý từ thiên nhiên, do Trung tâm công nghệ hoá màu sản xuất trên dây chuyền hiện đại, giúp người chết có thể sống lại.”

Cuội liền mang các chai TPCN quý này về, đang đi thì Cuội gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, Cuội liền nhai một viên và mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt quát:
– ĐM. Đứa nào nhét cái gì thúi quắc vô miệng tao vậy?

Nói rồi ông lão chống gậy đi.

Cuội hăm hở đem chai TPCN về bỏ vào tủ lạnh để bảo quản. Từ đó, Cuội đã cứu được rất nhiều người. Tuy nhiên, vì không có ai chết nên bọn kinh doanh mai táng mất việc, sinh ra thù ghét Cuội. Chúng bèn tính kế giết vợ Cuội rồi moi hết não vứt xuống sông. Lúc Cuội về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. Cuội mớm bao nhiêu viên thuốc quý cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt. Các bác sĩ quyết định cắt một phần ruột già để tạo hình não. Sau khi phẫu thuật thành công, vợ Cuội tỉnh dậy trong phòng hồi sức. Cuội vui mừng khôn xiết.

Tuy nhiên, dù trong đầu của vợ Cuội dù cũng có nếp nhăn và có hình dạng giống như não, nhưng nếp nhăn đó thực ra là nếp nhăn của ruột già. Vợ Cuội nói ra câu nào cũng bị dân chúng chửi, nhưng lại rất thích phát biểu linh tinh. Ngu nhưng thích nói, càng nói càng thấy ngu. Chửi chán, người ta không thèm chửi nữa, vợ Cuội càng tưởng mọi người đã thấm nhuần, vợ Cuội lại nói.

Cuội nhận thấy mình không thể nào sống chung với người vợ này nữa, Cuội nghe đồn trên cung trăng gỗ chưa ai khai thác, vẫn còn rừng vàng biển bạc. Cuội liền mang theo chai TPCN hiệu Cây đa và bỏ nhà bay lên cung trăng. Kể từ đó, mỗi tháng cứ vào dịp trăng tròn, người dân lại thấy hình ảnh chú Cuội ngồi bên gốc cây đa. Nơi đó, chú Cuội có cuộc sống hạnh phúc bên nàng Ngọc Huệ xinh đẹp mãi mãi.

Link bài viết: Anh chàng tên Cuội
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
VÒNG ĐỜI 1 NGƯỜI
Cuộc đời mỗi người sinh ra giống như là một quy luật vận hành của tạo hoá sinh lão bệnh tử thành trụ bại diệt.
Mọi sự cố gắng trong cuộc đời tất cả giá trị mang lại là gì đó về sau gọi là di sản di vật biểu tượng.
Nên chúng ta không là gì cả thì tốt nhất là vui vẻ đón nhận những gì đang có.Bởi sứ mệnh cuộc đời không phải ông trời giao cho tất cả chúng ta. Chúng ta chỉ đang hòa mình vào sứ mệnh đó nên hãy nhìn lại mình để sống vui vẻ nhé 😃😃
Anhchau Kbang
2 months ago