Logo
ThanhThanh
2 months ago
Khách hàng mỗi người một khác, tại sao vẫn cần có KỊCH BẢN SALE?
Bởi, nếu không có kịch bản sale:
Nhân viên bán hàng dễ căng thẳng khi tiếp cận khách hàng
Trải nghiệm khách hàng kém, không đồng nhất
Thông tin công ty và sản phẩm không nhất quán => Mất uy tín, thiếu chuyên nghiệp
Tỉ lệ chốt thấp
Giảm năng suất và hiệu quả bán hàng
Không có công thức chung để chốt sales thành công, không nhân bản được cơ hội thắng
...
Doanh Nhân Là Tôi gửi tặng các bác mẫu kịch bản bán hàng, sử dụng cho mọi ngành nghề, nhiều loại hình công ty. Tài liệu bao gồm:
Các hoạt động chuẩn bị trước bán hàng
Kịch bản theo tâm lý khách hàng
Kịch bản bán cho khách hàng mới
Kịch bản bán cho khách hàng
Kịch bản bán cho khách hàng được giới thiệu
Để nhận tài liệu đầy đủ, mời các bác ủng hộ page 1 follow và thả ".", Thanh sẽ gửi tặng miễn p.hí qua tin nhắn nhé.
ThanhThanh
2 months ago
MUỐN BƯỚC VÀO KINH DOANH, TRƯỚC HẾT HÃY TẠM QUÊN ĐI KHÁI NIỆM KINH DOANH BẰNG ĐAM MÊ !
Đồng ý hay không thì đó cũng là điều thực tế !

Đôi lúc, chúng ta cũng phải hiểu rằng, có những cuộc chơi không dành cho mình, hãy khéo léo, đủ thông minh để rút lui kịp thời và kịp dành thời gian để tham gia vào những cuộc chơi khác phù hợp hơn !

Để thành công trong cuộc sống, không nhất thiết phải vào cho được Đại Học.
Cũng tương tự, để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, bạn không nhất thiết phải bước ra kinh doanh, nhất là khi cuộc chơi kinh doanh không phải là cuộc chơi dành cho bạn !

"Biết thì nói biết, không biết nói không biết, ấy gọi là biết !"
Cổ học tinh hoa.

Hãy đủ thông minh để nhận biết những điều mình thực sự mong muốn, những điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn, và học cách khéo léo từng bước sắp xếp để đạt được chúng trong sự kết hợp hài hoà với mọi yếu tố, điều kiện khác xung quanh !

Đúng là việc gần đây những nhân vật như Elon Musk, Mark Zuckenberg, Sir Richard Branson, ... thường xuyên được nhắc đến và là kim chỉ nam, là tấm gương cho sự thành công trong cuộc sống với tần suất xuất hiện khá cao dễ khiến chúng ta thường liên tưởng đến khái niệm thành công cần phải đi đôi, gắn liền với kinh doanh và khởi nghiệp.

Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng có thể lưu ý rằng, M.Gandhi từng là một luật sư, A.Eistein là một nhà vật lý học, L.Pasteur là một bác sỹ, ... tất cả những con người này đều để lại những giá trị to lớn vĩ đại cho loài người, và cũng không ai trong số họ bước ra kinh doanh cả ?

Điểm chung duy nhất của những con người này, dù có là doanh nhân hay không, có lẽ là họ đều đã sẵn sàng đấu tranh, đánh đổi một cái giá rất lớn để đạt được những giá trị mà họ cho rằng có ý nghĩa cho bản thân họ, và cho nhân loại.

Có nhiều con đường để đi đến thành Rome, cũng tương tự, có nhiều cách để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống, thiết thực nhất có lẽ là bằng cách nhận biết và đấu tranh để làm được những điều mà chúng ta thấy thực sự có ý nghĩa cho bản thân và cho những người xung quanh !
Vuaseo.com
2 months ago
🎯Doanh Thương và Gian thương
Trong quá trình kinh doanh tôi đã từng nhiều lần thất bại, thất bại không phải vì tôi thiếu kiến thức,kỹ năng,kinh nghiệm hay khả năng hoạch định,tổ chức và lãnh đạo, mà thất bại của tôi đa phần bằng nguồn từ văn hóa “gian thương” của Việt Nam mình. Sau khi làm thuê cho 2 tập đoàn đa quốc gia cũng khá đình đám là Pepsi và Chevron,tôi mở 1 cty chuyên về thương mại,buôn bán phụ tùng xe máy và dầu nhớt.

Trong quá trình làm thương mại này phải nói là thời gian tôi trải nghiệm được nhiều bài học xương máu về kinh doanh mà không trường lớp nào dạy.

Lần 1: Vì thị trường cần mặt hàng dầu nhớt giá rẻ,nên tôi gặp được một đối tác sx, anh này dẫn tôi đến xưởng, cho tôi xem nguyên liệu toàn là dầu gốc trắng tinh và phụ gia nhập từ mỹ,giá lại rẻ hơn 40% so với các cty đa quốc gia. Tôi rất tin tưởng bỏ ra một số tiền lớn,nhập hàng về,khi tung ra thị trường thì toàn bộ lô dầu bị cặn,tôi yêu cầu trả lại thì anh ta nói rằng hợp đồng không có điều khoản trả hàng vậy là tôi mất gần 500 tr ,đem bán ve chai

Lần thứ 2: Khi đi thị trường tôi thấy một loại ruột xe giá rẻ,hàng bán chạy,tôi liên lạc và nhập hàng này về,khi kinh doanh được 6 tháng,mặt hàng bị lỗi,tôi trả hàng cho cty này hàng giao đến nơi , cty nhận xong,không trả tiền và biến mất tôi mất thêm 200 tr nữa

Lần 3: Tôi quyết định không chơi với "bọn gt Việt Nam" nữa ,và dùng số vốn còn lại để kinh doanh với một công ty Hàn Quốc ở Thái Bình sx bình ắc quy, giám đốc điều hành là người Việt, tôi ra tận nhà máy, thấy hàng hóa rất tốt,xuất đi Hàn cả mấy congtainer, tôi chuyển khoản 700 tr để lấy hàng, lô hàng chuyển vào đưa vào xe không có điện,thế là tôi mất toi 700 tr nữa, điều tra ra mới biết lô hàng xuất đi Hàn thì chuyên gia Hàn qua kiểm soát và nguyên liệu nhập từ Hàn, còn hàng sx cho tôi thì anh giám đốc người Việt tuồn hàng Trung Quốc vào.

SUY NGHẪM

Trong cuộc đời kinh doanh của mình tôi mất rất nhiều tiền vì “gian thương” kiểu này, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh ngày càng đi xuống, con người vì lòng tham sẳn sàng lừa gạt lẫn nhau để kiếm tiền,sẳn sàng phụ bạc bạn bè,anh em ,đồng nghiệp,cty để tìm kiếm lợi nhuận, sẳn sàng hại khách hàng của mình bằng thực phẩm bẩn,bằng sản phẩm độc hại.Chính vì lẽ đó người Việt ngày càng trở nên thiếu đoàn kết và nghi ngờ lẫn nhau.

Chính vì đã nhiều lần đau đớn khi bị đối xử bất công như thế nên tôi luôn tâm niệm trong lòng “điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác” và tôi đã thành công. Những công ty lừa gạt tôi không có công ty nào tồn tại, người điều hành và cả cty đều biến mất khỏi thương trường với một kết cục không thể tệ hơn và tôi chiêm nghiệm ra rằng cuộc đời này luôn tồn tại “luật nhân quả”.
BÀI HỌC

Tôi có lời khuyên cho các bạn là muốn thành công thì phải kinh doanh có đạo đức,không vì lợi lộc mà bán rẻ lương tâm và uy tín,ngay cả lúc khó khăn hiểm nghèo thì càng phải giữ gìn uy tín của mình xem như một “bảo bối” . Các doanh nhân thành đạt khi khởi nghiệp không khác gì bạn,họ cũng nhiều lần thất bại, nhưng khác với bạn là khi thất bại thì họ luôn giữ tài sản “nhân hiệu” còn nguyên vẹn. Họ khác với bạn là họ tiếp tục mạnh mẽ đứng lên với tài sản vô giá còn lại là uy tín và thương hiệu cá nhân họ lại trở nên thành công một cách nhanh chóng.
Hy vọng là bạn nhớ
Mất tiền là không mất gì cả.
Mất uy tín là mất tất cả.
Mất niềm tin là tự đào mồ chôn chính mình.

Tác giả: Vo Yen
Vuaseo.com
2 months ago
KHỞI NGHIỆP - SỚM CHỨ ĐỪNG VỘI TẬP 2
Thời gian 17 năm thực là dài, nhiều người nói 17 năm mà anh cũng có làm được gì mấy đâu, không hoành tráng chuyên nghiệp như hàng ngày chúng ta vẫn thấy ở những startup. Chưa thành triệu phú tự thân hay nổi tiếng trên báo như cách thông thường. Sao anh dám nói từ ngày này qua ngày khác về khởi nghiệp như thế chứ, có gì đảm bảo?

Tôi đã thất bại 3 lần trong 17 năm đó, lần đầu thì ngập trong nợ nần vì thiếu sự lão luyện trong khởi nghiệp, khởi nghiệp mà như đánh bạc vậy! 2 lần thất bại sau thì trong tầm kiểm soát vì...đã có kinh nghiệm. Nói chung thì tính tôi hơi nghệ sĩ chứ không phải chỉn chu của mấy bác doanh nhân kiểu mẫu. Nhiều khi tôi ngồi so sánh với các hình mẫu doanh nhân thì thấy khá thất vọng vì mình chẳng hội đủ nổi 20% phong cách doanh nhân. Quái lạ là tôi chẳng muốn thay đổi chút nào, tôi thích là chính tôi hơn, là chính tôi mà thành công thì tôi mới cảm thấy mãn nguyện thực sự. Mới nghe qua thì có người sẽ nói tôi tự cao tự đại nhưng thực ra cách sống đó là rất khiêm tốn, khiêm tốn đến tận cùng của sự khiêm tốn. Bởi vì tôi chẳng muốn là ai cả, tôi chỉ muốn đơn giản là chính mình vui vẻ với những công việc nho nhỏ hàng ngày. Nếu thành công mà phải biến thành người khác thì thôi vậy, tôi sẽ trở về quê sống cuộc đời thanh đạm, chăn gà chăn vịt chăn rau cho xong.

HÃY KHỞI NGHIỆP ĐÚNG

Tôi gặp rất nhiều người ở những quốc gia giàu tiên tiến và điểm đặc biệt mà tôi thấy chính là khả năng phát triển hoàn chỉnh sự khác biệt cá nhân. Họ sống cứ như là một cuộc dạo chơi, trải nghiệm, tận hưởng, chia sẻ (share), giúp đỡ và bảo vệ. Ngay cạnh nhà em gái tôi có 1 bác người Thụy Sĩ cứ mỗi năm lại sang Việt Nam sống vài tháng để trải nghiệm. Mỗi lần ngồi ăn cơm với bác ấy là tôi cảm thấy có gì đó không ổn trong cách sống của người Việt, bởi vì ngay cả ăn cơm mà người ta cũng được tận hưởng cuộc sống chứ không giống như chúng ta. Rồi việc sẵn sàng chia sẻ hình như là tính cách của họ, cảm nhận của tôi là họ cảm thấy rất đầy đủ nên sẵn sàng chia sẻ mọi thứ trong khả năng của họ. Trong cuộc đời thú vị của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người như vậy. Nhưng thứ mà tôi học ở họ nhiều nhất chính là họ luôn luôn bảo vệ sự sống này, họ kiếm sống trong sự thức tỉnh, bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. Thật lạ lùng là họ không hề chê bai công nghệ, họ cũng sử dụng công nghệ nhưng với sự tỉnh thức cao độ, tôi chẳng bao giờ thấy họ chọt chọt quẹt quẹt lướt Face khi đang nói chuyện hoặc làm việc, nhưng tôi biết là hiệu quả làm việc của họ rất, rất cao!


Một ngày nào đó không xa đâu, ở Việt Nam thì đang xảy ra rồi, chúng ta nhất định sẽ thấy hậu quả của những gì chúng ta đang làm. Lúc ấy tôi nghĩ sẽ chẳng còn quan trọng anh là tập đoàn lớn hay tập đoàn nhỏ, là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, chúng ta sẽ bị tự nhiên giáng cho những đòn tuyệt mạng. Khi dượng tôi hỏi chú tôi đang bị ung thư nằm một chỗ rằng có còn điều gì hối tiếc, chú nói chú còn 150 tỉ chưa xài hết!

Ở trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, con số đã lên tới chuyện báo động đỏ rồi. Hơn 300 người Việt chết mỗi ngày vì ung thư, bạn cứ thoải mái làm lơ những con số đó đi, lỗi chẳng phải của bạn chứ gì! Tôi nghĩ lỗi cũng chẳng phải của bạn, lỗi cũng chẳng phải của tôi, lỗi là của tất cả chúng ta!
Sự tham lam là không cần thiết, sự vội vã là không cần thiết, ấy thế nhưng chúng ta không một ai chịu ngừng lại một chút để nhìn vào bức tranh lớn rồi hãy đi tiếp. Tôi thấy nhiều người khởi nghiệp chỉ tìm đủ mọi cách kiếm chác, làm giàu nhanh, kiếm cho thật nhiều bất chấp kiếm xong rồi nằm đó xài không hết!

Đó mới chỉ là xét theo ảnh hưởng bên ngoài, nếu xét bên trong mỗi cá nhân thì lối khởi nghiệp tham lam và vội vã sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người khởi nghiệp. Tham lam và tham vọng thực sự có thể gây ung thư, gây ra đủ thứ bệnh nguy hiểm khác nữa đấy bạn ạ! Điều này thì khoa học chứng minh được rồi. Còn sự vội vã thì khỏi phải nói, bạn cứ lái xe chạy vòng vòng các thành phố lớn và quan sát sẽ thấy sự vội vã có tác hại như thế nào. Rất khó để nhận ra vì chúng ta cũng đang trong dòng người vội vã ấy, nhưng làm ơn hãy nhận ra vì theo tôi thì đã muộn lắm rồi!

HÃY KHỞI NGHIỆP SỚM

17 năm trước tôi đã khởi nghiệp rồi.

Tuần rồi tôi vừa có một cuộc trò chuyện với 1 top writer trên chính group QT&KN, sau một hồi nói chuyện thì bạn đó nhận xét về tôi thế này: anh đúng là chuyên gia khởi nghiệp 0-1. Khởi nghiệp 0-1 tức là khởi nghiệp từ con số 0 cho đến lúc làm được một cái gì đó tạm gọi là thành công. Quá trình khởi nghiệp 0-1 khác xa so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Bởi vì để biến không thành có là một chuyện không hề đơn giản.

Tôi biết mình là ai khi tôi bắt đầu khởi nghiệp. Tôi biết gia đình mình là nông dân. Là nông dân thì không những là nghèo thôi đâu. Là nông dân có nghĩa là tôi từ bé đến lớn không được tiếp cận, không được ở trong môi trường kinh doanh. Là nông dân có nghĩa là tôi lỡ thất bại thì thảm lắm. Không giống như cậu Mark Facebook lỡ có mất Facebook thì cũng chẳng ảnh hưởng đến cậu nhiều, cậu vẫn là cậu Mark giàu!

Cho nên tôi phải chuẩn bị cho mình tất cả cho quá trình khởi nghiệp 0-1 đó. Biết mình là quan trọng, biết mình để có những bước đi phù hợp, từ việc kiếm tiền để đảm bảo chất lượng cuộc sống, cho đến việc thay đổi tư duy, cho đến việc thay đổi phong thái, cho đến việc tìm kiếm những cảnh giới cao hơn của thành công. Tôi không nói xuất phát điểm thấp thì không dám ước mơ lớn mà là phải rất thực dụng để có thể chạm tới giấc mơ đó trong hoàn cảnh cụ thể của mình.

Để có cậu Mark làm nên Facebook, cha mẹ của cậu từ trước đã nỗ lực để có một nền tảng tốt cho cậu ta. Tôi biết mình chỉ đang ở vai trò của cha mẹ cậu Mark mà thôi. Tôi phải làm gì đó để có một nền tảng tốt cho thế hệ sau, đó đã là một bước nỗ lực rất lớn từ xuất phát điểm nông dân, trong một môi trường cũng nông dân nốt!

Sau 7,8 năm gì đó nỗ lực, những thành quả nho nhỏ của tôi đủ sức để dẫn đường cho những đứa em, chúng nó tự tin hơn để lao ra làm ăn, khởi nghiệp mà không phải sợ hãi rằng không làm được. Ít ra cũng có ông anh dở dở ương ương làm được cái gì đó rồi.

...

Có nhiều bạn đã tới những buổi chia sẻ CNTT của tôi, các bạn ấy rất ngạc nhiên làm thế quái nào tôi có thể nói chuyện về công nghệ từ ngày này qua ngày khác như vậy mà không chán. Cũng dễ hiểu thôi, bởi tôi nhìn thấy phía sau công nghệ có những ca từ rất lãng mạn trong khi nhiều người thì sợ hãi không dám tiếp cận. Có nhiều lí do lắm mà họ hay tìm cớ để thoái thác học công nghệ: nào là tuổi già, nào là khó, nào là không đúng chuyên ngành, nào là cần gì biết công nghệ để làm giàu...Tôi thì không những thấy được tính thi ca của công nghệ, tôi còn nhìn thấy những con số tài chính khủng khiếp đằng sau những thi ca đó. Cho nên năm 2004 tôi đã bắt đầu từng bước vỡ lòng về công nghệ, tôi muốn bắt đầu học công nghệ sớm để sau này khỏi phải vội.

Những gì tôi làm được gần đây khiến tôi sợ hãi. Nếu như tôi không bắt đầu với công nghệ hơn mười mấy năm trước thì những gì tôi làm được, như câu chuyện xích lô trẻ em chẳng hạn, sẽ không bao giờ xảy ra!

Nhiều bạn đến hỏi tôi làm thế nào để khởi nghiệp thành công, tôi nói hãy cùng tôi phân tích về những con số cái đã. Sau khi phân tích về những con số khủng khiếp đó, tôi chỉ nói tùy bạn chọn cái gì thì chọn, chọn làm giàu nhanh hay chọn bắt đầu một hành trình có thể dẫn chúng ta đến đỉnh cao nhất của sự phát triển nhân loại.

Tôi bảo vệ quan điểm của tôi vô điều kiện, quan điểm sớm chứ không vội, đừng có vội vì vội cũng chẳng giải quyết được gì, đôi khi lại gây tai họa. Để học xong lấy một tấm bằng cử nhân, ra trường đi làm với mức lương 1000 usd/tháng là cả 4,5 năm đại học, trước đó là cả mười mấy năm học nữa mới xong. Vậy thì để tạo ra một doanh nghiệp to, doanh nghiệp minh triết, doanh nghiệp vĩ đại nhất định phải chuẩn bị rất, rất nhiều thứ.

Tôi đã hoàn thành bài test khởi nghiệp 0-1 mất 17 năm, giờ phải học để khởi nghiệp >1 nhưng tôi cũng chẳng vội vã gì.

Chúc các bạn cuối tuần thảnh thơi, vui vẻ!
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
QUẢN TRỊ NGƯỢC DÒNG
Trong các tài liệu giảng dạy về quản trị thường thấy tập trung nhiều vào khâu quản trị nhân viên hay quản trị các cấp bên dưới chứ không phải chiều ngược lại: quản trị cấp trên, quản trị sếp!

Nhưng khổ nổi cấp trên mới chính là cấp định đoạt số phận của mình, từ tăng lương, tăng chức, đến chia tay, sa thải. Vậy mà có mấy người chịu đầu tư suy nghĩ cho khâu này, cho nên nhiều khi khả năng thì có thừa, lại được nhân viên, đồng nghiệp yêu mến mà sự nghiệp cứ dậm chân tại chỗ dài dài, thậm chí còn bị sa thải một cách tức tưởi chỉ vì một lý do duy nhất: Sếp không thích mình.

Quản trị cấp trên nói nôm na là quản trị mối quan hệ giữa mình với sếp, là chủ động tìm ra cách thức để phối hợp và ứng xử với sếp một cách hiệu quả nhất. Chứ không phải bị động, đối phó. Trong một số trường hợp còn tệ hơn - và cũng trở nên khá phổ biến - là thay vì chủ động tìm hiểu sếp để phối hợp, cống hiến cho tốt hơn, đằng này tìm hiểu theo kiểu vạch lá tìm sâu để tìm cho ra khuyết điểm, sơ hở của sếp nhằm than phiền, đâm thọt, nói xấu, nếu thuận tiện thì hấc cẳng sếp ra khỏi ghế để mình nhảy lên thay! Làm cho cái chức phó trở nên nguy hiểm đối với cái chức trưởng hơn bao giờ hết, thay vì là được việc.

Cho nên khi được ngồi vào ghế sếp rồi thì phải ra sức “dìm hàng” cấp dưới vì nghĩ ai cũng suy nghĩ như mình trước đây. Người này dìm người kia, rốt cuộc công ty và tất cả những ai góp mặt đều phải chịu thiệt thòi.

Biết khen sếp, biết tự hào về sếp, ủng hộ sếp cũng là một ví dụ của nghệ thuật quản trị cấp trên. Nhưng khen hay ủng hộ cũng phải đúng liều lượng, đúng lúc đúng nơi chứ không bừa bãi quá đáng. Ranh giới giữa sự ủng hộ một cách trân trọng, thật tình, nhã nhặn và sự nâng bi nịnh bợ nhiều khi cũng rất mỏng manh.

Tóm lại, cách thăng tiến hay nhất và bền vững nhất là tìm cách giúp sếp thăng tiến để tạo cơ hội cho chính mình thăng tiến. Win-Win.

Tôi từng gặp một số doanh nhân thật lão luyện, mở miệng ra là khen nhân viên và các cộng sự của mình hết lời. Khen nhân viên giỏi không đồng nghĩa với chê mình dở mà ngược lại, nói lên tài dụng người, khả năng đào tạo và lãnh đạo của mình. Kiểu như giỏi như vậy mà còn phải làm dưới trướng mình. Cho nên đúng ra khen nhân viên là khen chính mình, nhưng được thể hiện một cách khôn ngoan và khéo léo, dễ được mọi người xung quanh chấp nhận.

Ngược lại có không ít người chỉ toàn chê nhân viên dở nên mình phải tự tay làm tất cả, thậm chí chê luôn cả cấp trên quản lý trực tiếp của mình. Vậy mới tệ. Trong trường hợp này mình đã vô tình gửi đi một thông điệp “chết người”, đó là: mình giỏi hơn sếp và coi sếp không ra gì!

Mà chết người thiệt, vì trước sau gì mình cũng chết, vì không có một ông sếp nào không muốn được mọi người xung quanh nể trọng, đặc biệt là nhân viên thuộc cấp. Ngày được tăng lương tăng chức đã xa nay càng xa thêm. Còn trụ lại được trong công ty là đã may mắn.

Được làm thay sếp là cả một sự tin tưởng được gửi gấm trong đó. Đừng bao giờ nghĩ là mình rành hơn người khác một hai việc là giỏi hơn người ta tất cả, mà mỗi người mỗi chuyên môn, và chuyên môn của sếp là phân việc, phân công và điều hành mình!

Có người khác rất khôn, không những biết trân trọng đối với sếp đương nhiệm mà còn đối với sếp cũ, chỉ toàn khen chứ không chê. Ở đây có ít nhất hai điểm hay:

Thứ nhất, sếp mà giỏi thì nhân viên không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc - nên cũng giỏi theo. Nghĩa là mình tự xác định mình giỏi một cách kín đáo.

Thứ hai, những lời khen hay lời chê thường có cánh, trước sau gì cũng sẽ đến tai sếp cũ lẫn sếp mới. Sếp cũ thì gật đầu tấm tắc, còn sếp mới thì không khỏi hài lòng khi suy ra trường hợp của chính mình sau này. Nên khi có cơ hội thì mạnh dạn mà giao việc, đề bạt. Chỉ có tốt đến tốt. Còn đem khuyết điểm cũ của sếp đi kêu ca thì có lợi gì cho mình?

Nói tốt về người khác suy cho cùng là một thói quen tốt. Coi vậy mà không phải dễ, vì có không ít người cứ mở miệng ra chỉ toàn chê người khác. Vì bản chất con người nói chung là thích chê nhiều hơn khen. Chủ động thay đổi thói quen xấu này, và chuyển những thứ tiêu cực thành tích cực là một kỹ năng mà không phải tự nhiên ai cũng có. Và nó là một phần quan trọng trong công tác quản trị các mối quan hệ dù là đối với cấp trên hay cấp dưới.

Trong công việc hàng ngày, để quản trị cấp trên cho tốt thì nhân viên phải hiểu rõ cá tính, thói quen, phong cách làm việc của sếp. Không có cách nào khác hơn. Và đừng trông chờ một cách vô lý là sếp phải hiểu ý mình!

Mỗi sếp mỗi khác. Có người thì thích đọc báo cáo dài dòng, chi tiết, còn có người thì thích ngắn gọn, xúc tích, thậm chí khỏi viết báo cáo, cứ đi thẳng đến văn phòng mà gõ cửa bước vào. Có người thì thích nhân viên góp ý thẳng thẳng, càng gai gốc, càng cá tính càng khoái, còn có người thì thích đâu đó phải nhỏ nhẹ, đàng hoàng, từ tốn, có rào trước đón sau. Có người thì thích quần áo chim cò, bay bướm cho nghệ sỹ nhưng có người lại thích nghiêm túc cổ điển, kính cổng cao tường. Nội chuyện quần áo mặc không đúng gu thôi mà có khi cũng gây nhiều trở ngại trong mối quan hệ, tuy là không có sếp nào nói ra!

Hiểu được “gu” của sếp là coi như thành công hết 50% trong khâu quản trị ngược dòng này. 50% còn lại là làm như thế nào để dung hoà cá tính và thói quen của mình vào trong bối cảnh đó. Coi vậy mà cũng có thể là một thách thức lớn, nhất là đối với những ai sở hữu một cá tính mạnh mẽ.

Cho nên đi phỏng vấn xin việc cũng phải lưu ý là mình cũng đang âm thầm phỏng vấn người phỏng vấn mình và là sếp tương lai của mình. Nếu cảm thấy không thoải mái, không hợp gu và mình lại là người khó thay đổi, thì nên rút lui ngay từ đầu, tiết kiệm thời giờ cho cả hai phía.

Và một khi đã chấp nhận cái job rồi thì phải chấp nhận sự khác biệt, phải chấp nhận xuôi theo dòng nước mà chảy chứ không cố gắng đi ngược lại. Phải học cách sống với nó một cách vui vẻ, chủ động, hiệu quả. Đó là nghệ thuật của khâu quản trị ngược dòng.

Lý Quí Trung
Từ Sydney
--------------------------------
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
KHI ĐÀN ÔNG CÀNG THÀNH CÔNG CÀNG NHIỀU TRI KỶ KHI PHỤ NỮ CÀNG THÀNH CÔNG LẠI CÀNG CÔ ĐƠN
Ta có thể bắt gặp những tình bạn tri kỷ của những người đàn ông hàng chục năm, từ khi họ khó khăn cho đến khi họ thành đạt thì tình bạn ấy vẫn cứ bền bỉ theo năm tháng.
Nhưng chúng ta có thể rất khó để tìm thấy những tình bạn tri kỷ của những người phụ nữ sau khi họ thành công.

Ta có thể dễ dàng nhìn thấy hạnh phúc gia đình của một người đàn ông thành đạt. Nhưng cũng sẽ khó để nhìn thấy một hạnh phúc thật sự trong gia đình có bóng dáng người phụ nữ thành công.

Lý giải chuyện này, tôi đã dành ra một khoản thời gian để tìm hiểu và trò chuyện cùng khá nhiều chị em phụ nữ doanh nhân. Và hầu như chúng tôi đều có mẫu số chung cho câu trả lời là "Khi phụ nữ thành công, chưa chắc họ đã hạnh phúc"

BẰNG CHỨNG:

Trong mối quan hệ những môi trường công sở hoặc lớp học và các hoạt động tổ chức xã hội, những người phụ nữ có bề ngoài nổi bật thường ít được lòng của chị em phụ nữ, thậm chí họ còn nghiễm nhiên trở thành chủ đề chính của những cuộc buôn chuyện xuyên lục địa của hội “bà tám”. Lý do bởi sự gen ghét và lòng đố kỵ đã làm cho những người phụ nữ ấy ảo tượng rằng những câu chuyện xấu mình gán cho người khác sẽ làm đối tượng xấu đi. Nhưng sự thật họ không hiểu rằng vẻ đẹp hình thức bên ngoài thật ra chỉ cần nỗ lực là sẽ có được. Họ có thời gian để buôn chuyện, để suy diễn và thêu dệt những suy nghĩ tiêu cực về người khác, nhưng họ không có thời gian để trau dồi kiến thức, rèn luyệt kỹ năng, học trang điểm, hay tập luyện thể thao, tìm hiểu về thời trang,… để làm đẹp cho bản thân mình. Họ mắc kẹt trong lòng đố kỵ của chính họ và tạo khoản cách đẩy xa sự hoà đồng của những người phụ nữ thành đạt dẫn đến sự cô đơn cho tất cả phụ nữ chúng ta.

Trong hạnh phúc gia đình của những người phụ nữ doanh nhân thành đạt và quyền lực, họ thường CÔ ĐỘC dù chồng con đều huề, đầy đủ. Sự sĩ diện về rũi ro trong kinh doanh khiến họ không dám chia sẻ với những người xung quanh. Việc đầu tư tất cả thời gian và dốc sức vào sự nghiệp đã làm hao mòn tình yêu gia đình. Họ có thể ôm quyền lực về nhà và tận vào bếp để điều khiển gia đình, dần chính họ đẩy họ ra xa khỏi gia đình, khiến những người thân cảm thấy mình vụng về kém cỏi khi ở bên cạnh họ. Đó là lý do chúng ta thường thấy những kịch bản đời thường khi các ông chồng dối lừa vợ mình để cặp với ôsin chỉ để những người đàn ông ấy họ cảm thấy họ vẫn còn mạnh mẽ khi có thể che chở cho ai đó.

"Phụ nữ khi thành công sẽ trở quyền lực như một con sư tử, cô độc trong lãnh thổ của mình" ĐIỀU NÀY CÓ ĐÚNG KHÔNG?

KHÔNG...

Bởi không có bất kỳ lời nguyền nào cho những người phụ nữ thành công, mà chính chúng ta tạo nên sự CÔ ĐỘC cho chính mình.

Có lẽ câu nói thường ngày chúng ta vẫn nghe. Đằng sau sự thành công của những người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ. Và đằng sau bóng dáng thành công của người phụ nữ lại là một gia đình. Chúng ta là những người phụ nữ của hiện đại, được yêu, được làm điều mình thích, được sống với những lý tưởng của mình đặt ra, được đam mê và được quyền dấn thân. Nhưng chúng ta đừng quên rằng chúng ta vẫn là những cánh hoa cần sự che chở của những người đàn ông khi bão tố có đi qua hoặc khi chúng ta mỏi mệt thì cũng có bờ vai của gia đình làm điểm tựa.

SUY NGHĨ TÍCH CỰC HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC

Đừng cố cứng rắng khi chúng ta có quyền mềm yếu, đừng cố bất cần khi chúng ta vẫn cần một điểm dựa. Thành công ngoài xã hội HAY chiến thắng một trận đánh kinh doanh có thể khiến chúng ta tự hào VÌ LÀ NỮ TƯỚNG GIỎI, nhưng thất bại của một gia đình sẽ là nỗi đau không của riêng mình.
Phụ nữ thành công hay quyền lực thì chúng ta vẫn có quyền HẠNH PHÚC viên mãn. Đó là khi chúng ta biết giá trị hôn nhân, biết kiên tâm vun đắp để người đàn ông của mình trở nên thành đạt song hành cùng chúng ta. Và cũng đừng quên đầu tư vào một tình bạn đẹp để chúng ta có thể sẵn lòng chia sẻ cùng nhau những lúc khó khăn mà không phải khóc thầm hay lang thang vô định.

Khi phụ nữ HẠNH PHÚC, sự ấm áp và yêu thương mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta sẽ lan tỏa và khiến những thứ quanh chúng ta cũng trở nên lung linh và tỏa sáng.

Tác giả: Diep Bui
VUASEO.COM|cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh
NHAPHANPHOIVIET.COM | Kết nối doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng siêu nhanh
Vuaseo.com
2 months ago
START-UP TÁI ĐỊNH NGHĨA NGÀNH BÁN LẺ & ẨM THỰC
Nhiều công ty start-up đang tái định nghĩa ngành bán lẻ bằng cách cung cấp nhiều kiểu bán hàng, dịch vụ vô cùng thuận lợi và hiệu quả.

Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, tất cả các ngành nghề và cách làm truyền thống trên thế giới đều bị thử thách khi các công ty mới áp dụng thành thạo công nghệ và tái định nghĩa các tiêu chuẩn dịch vụ trong ngành bán lẻ.

Sau đây là 5 loại start-up đang tạo ra nhiều sóng gió cho ngành bán lẻ truyền thống.

Vừa nướng vừa giao hàng

Nếu bạn quyết định đặt hàng của start-up Zume Pizza thì qui trình sẽ như sau: sau khi đặt hàng qua app, đơn hàng sẽ báo cho bộ phận bếp trung tâm do robot xử lý. Bánh sẽ được robot nướng sẵn ở nhiệt độ 800 độ C trong vòng 90 giây. Sau đó, robot sẽ chuyển bánh lên xe tải giao hàng. Khi xe tải còn cách địa điểm giao hàng 4 phút, lò nướng bánh 56 ngăn trên xe sẽ tự động nướng tiếp. Sau đó, nhân viên chỉ việc lấy bánh ra rồi chuyển qua máy cắt tự động để cắt bánh thành 8 miếng. Như vậy là khách hàng sẽ nhận được bánh pizza nóng hổi vừa mới nướng xong từ xe tải ngay khi giao hàng. Bằng cách sử dụng công nghệ, Zume đã mang đến giá trị cộng thêm vô cùng ngoạn mục cho khách hàng, sản phẩm đảm bảo chất lượng và tươi ngon nhất khi phục vụ.

Cây xăng tìm khách

Bạn muốn đổ xăng? Giờ đây bạn không phải lo kẹt xe, tắc đường hay tìm cây xăng nữa. Start-up Booster Fuels vừa tung ra dịch vụ đổ xăng tận nơi. Khách hàng chỉ cần đặt hàng trên app, hệ thống định vị toàn cầu của công ty sẽ tìm ra xe và làm nốt những phần còn lại. Cũng giống như Uber, Booster Fuels đang tái định nghĩa ngành bán lẻ xăng dầu. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề về vận hành và an toàn mà start-up này cần giải quyết, dịch vụ đánh đúng vào sự thiếu hụt thời gian ngày càng trầm trọng của con người. Khi thời gian trở thành thứ hàng xa xỉ, bất kỳ dịch vụ nào giải quyết được chuyện tiết kiệm thời gian cho khách hàng chắc chắn sẽ trở nên rất hot.

Robot giao hàng

Start-up Starship Technologies tại Anh vừa tung ra dịch vụ giao hàng từ cửa hàng đến tận nhà cho khách hàng bằng robot. Robot này có khả năng chở 2 túi hàng, giao hàng trong khoảng cách từ 5 đến 30 phút tính từ cửa hàng đến địa điểm giao hàng. Khách sau khi đặt hàng có thể theo dõi hành trình của robot trên app. Khi robot đến nơi, khách hàng có thể dùng app để mở khóa lấy hàng. Hiện dịch vụ này đã được triển khai thành công ở London. Với ứng dụng công nghệ này, có thể chẳng bao lâu nữa sẽ chẳng còn công ty nào cần người giao hàng!

Có hàng thì đến

Start-up Pointy của Ireland vừa thử nghiệm thành công dịch vụ cho phép khách hàng có thể kiểm tra xem hàng mình muốn mua còn trên kệ hay trong kho của cửa hàng không. Pointy sản xuất một thiết bị kết nối giữa máy scan barcode và máy POS. Khi hàng bán đi, hàng tồn sẽ được trừ tự động. Bằng cách này, khách hàng có thể kiểm tra xem loại hàng mình muốn mua còn tồn hay không tại cửa hàng trước khi đến mua. Dịch vụ này tạo ra sự minh bạch, dễ dàng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và mang lại một trải nghiệm mua sắm đa kênh uyển chuyển.

Không cần xếp hàng mua bia

Henry’s Café Bar ở London vừa hợp tác với Barclaycard đưa ra dịch vụ giảm thời gian xếp hàng chờ mua bia. Khách hàng giờ đây có thể tự mình rót bia. Hệ thống sẽ ghi nhận dung lượng rót và cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ thông minh. Hình thức thanh toán Tap & pay (chạm thẻ và thanh toán) sẽ được nhân rộng ra nhiều chi nhánh ẩm thực khác trong thời gian tới. Với ứng dụng công nghệ này, khách hàng có thể tự điều tiết dung lượng uống, không cần xếp hàng chờ dịch vụ mà hoàn toàn chủ động trong việc chi tiêu của mình.

Nếu nhìn qua những thay đổi đang diễn ra này, bạn hãy nghĩ đến 44% dân số thế giới đang sử dụng internet. Khi con người kết nối, mọi hoạt động, sinh hoạt, hành vi của con người hoàn toàn thay đổi do ảnh hưởng của sự kết nối. Giờ đây dịch vụ không những phải nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn phải dễ dàng, đơn giản hơn và chất lượng hơn. Công nghệ chính là yếu tố then chốt mang lại những thay đổi nền tảng này, đáp ứng đúng nhu cầu ngày càng thiếu hụt thời gian của nhiều người. Và ngành bán lẻ, với trọng tâm là cung cấp dịch vụ đa dạng, nhanh chóng và hiệu quả cho khách hàng không thể tồn tại và cạnh tranh nếu bỏ qua công nghệ.

Nguyễn Phi Vân
Bài viết cho Tạp chí Doanh Nhân
Vuaseo.com
2 months ago
Bán trà sữa có là start up?
1.Lướt face, ta hay gặp những status thế này

"...học MBA xong mà đi bán trà sữa, bán xôi, hay bán hàng online...thì..."

Rồi có bạn hỏi (khoan khoái và cay nghiệt): "bán xôi, bán chè cũng được gọi là start-up ah?"

2. Family Mart

Sáng nay, trong family mart, vô tình nghe được câu nói của một chị (chắc là người giúp việc nhà) với cô bé bán hàng, chị nói: "nhìn người ta có mấy chục tỷ mà không biết đầu tư, thấy tiếc nghê. Mình mà có, chẳng cần đến 1 tỷ, mấy chục triệu làm vốn thôi, thì cũng làm được đủ thứ chuyện"

Phản ứng đầu tiên của mình là cười, ý chừng, người ta giàu mà không biết đầu tư, chắc cô thì biết! Nhưng chỉ 1 giây sau thì mình nhớ đến Mohammad Yunnus, giải ***** el Hoà Bình 2006 với sáng kiến của ông về micro finance- các khoản cho vay nhỏ (không lãi suất, không thế chấp) cho hàng triệu người dân nghèo ở các làng mạc ở Bangladesh, và sau này mở rộng qui mô trên phạm vi toàn thế giới. Các khoản vay này là để giúp người nghèo mở các kinh doanh nhỏ, buôn bán, thủ công...

Logic đơn giản (nhưng có vẻ rất khó chấp nhận với nhiều người chúng ta):
- Dựa trên niềm tin
- Con người sinh ra đã là doanh nhân. Chỉ vì xã hội dán nhãn (label) lên chúng ta, nên chúng ta tin rằng chúng ta không thể là doanh nhân.

Kết quả: hàng triệu người nghèo ở Bangladesh được vay vốn tín chấp và tỷ lệ hoàn trả vốn là 99%. Nền kinh tế Bangladesh và chất lượng của cuộc sống người dân cải thiện đáng kể.

Đừng coi thường người nghèo, ai cũng có thể start up.

3. Hồi ức khởi nghiệp

Viết đến đây tự nhiên nhớ lại chuyện xưa, hơn 25 năm trước. Lúc mình chân ướt chân ráo vào đại học thì thằng bạn thân học xong 12 đã mở doanh nghiệp tư nhân đầu tiên. Năm 1995, mình tốt nghiệp đại học, thì trong nhóm 6 đứa, cũng có 2 đứa bạn không đi làm, mà ban đầu là đi buôn (đứa trong nước, đứa sang Nga), sau cả hai đều mở công ty riêng. Mình thì tuy đi làm, nhưng từ bé (7 tuổi) đã biết nhặt hạt điệp để bán cho người ta kiếm tiền. Sang Thái học MBA thì buôn dàn máy cassette, rồi buôn hoa lan từ Thái về trong dịp tết (lỗ sặc sụa [​IMG]:) ), học PhD ở Mỹ thì về buôn chứng khoán, buôn đất những năm 2005-06-07.

Trở lại chuyện mấy đứa bạn khởi nghiệp của mình, giờ có thằng cực giàu, có thằng trung bình, có thằng là thầy giáo nghèo, nhưng mà có 1 điểm chung là "máu đi buôn" chưa bao giờ nguội cả!

Khởi nghiệp chuyện xưa rồi diễm [​IMG]:)

4. Tìm hiểu thị trường Sài Gòn

Lại nhớ, đặc điểm của dân Sài gòn là nhanh nhạy, cứ xông ra đường là sống, cái gì có tiền là làm, là sống, khoẻ re!
Thằng em mình, chẳng học hành như anh nó, suốt ngày chạy ngoài đường bán đủ thứ, giờ bán iphone, hiểu khách hàng- phục vụ uy tín, thu nhập còn hơn "professor" là mình [​IMG]:)

Sài gòn vốn là đất khởi nghiệp. Cần quái gì phải đao to búa lớn, chỉ cần để yên cho người ta làm, đừng hè nhau bóp cổ, bóp trym người ta là được, ké ké.

5. Khởi nghiệp

Ai cũng có thể khởi nghiệp. Làm gì cũng được, miễn hợp pháp, hợp đạo đức.
Nhỏ to, lớn bé, thành hay bại, không quyết định anh hùng. Anh hùng là ở tinh thần dám xông pha trận mạc, dám hy sinh, dám đương đầu thách thức.
Khởi đầu nhỏ, đơn giản, có sáng tạo liên tục sẽ có thành công. Nên bán trà sữa cũng là khởi nghiệp. Đừng tưởng phải có 10-20 quán mới là sang. Một mà khác biệt, mà sáng tạo, cũng tốt lắm đó.

Đừng ngồi mà phán, mà phân biệt, mà bĩu môi, bĩu mỏ kiểu "hổng phải ai cũng start-up được đâu nha". Xin lỗi nha, người ta start-up, người ta cũng bỏ tiền, bỏ công, bỏ sức, người ta lo lắng, người ta dấn thân, thua keo này bày keo khác, đừng để người ta nhụt chí vì những lời ong bướm. Mệt.

Cẩn thận là tốt, nhưng dấn thân quan trọng lắm. Làm, đường sẽ mở lối. Nói hoài chẳng làm thì chắc chắn chẳng thế là start-up.
Viết hơi đanh đá tí. Thực ra bản chất hổng có thế. Đừng giận nha.

Search Mohammad Yunus mà xem.

Chúc cả nhà chủ nhật vui vẻ
Vuaseo.com
2 months ago
BẠN MUỐN KHỞI NGHIỆP HOẶC ĐANG KHỞI NGHIỆP, HÃY ĐỌC LẠI VÀ NGHIỀN NGẪM BÀI NÀY
"Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình làkhởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết. Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.

1. TẠI SAO TÔI LẠI ỦNG HỘ BẠN KHỞI NGHIỆP

Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi…

Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.
Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũg phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỉ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khác…

Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình “ổn định”, nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây.

2. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ NHƯ THẾ NÀO

Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

3. CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP

Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu:

Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều. Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dầy vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp (Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưỏng này. Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

4. HỌC GÌ TRƯỚC TIÊN: Giao tiếp - Bán hàng

Bài học đầu tiên là phải biết quí trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kĩ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kì quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất …

Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phục. Tập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng kí túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. )). Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

5. BẮT ĐẦU KINH DOANH NHỎ

Khi đã “mặt dầy” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại. Không phải vì ý tưỏng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốt. Làm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc…
Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kì quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài).

Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nên giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”… toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online…và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

Một phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp. Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lí do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá. Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời.

Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kià.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỉ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thoả mãn trí tò mò.

6. KINH DOANH THẬT SỰ

Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài . Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.

Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ!

Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào. Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều.

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ.
Nên nhớ rằng ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may… Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỉ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu. Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

7. TIỀN

Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn .

Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn. Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảm bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

8. NGƯỜI

Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự). Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quí được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà. Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean StartUp (khởi nghiệp tinh gọn?). Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.

Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan toả tri thức nào"

Bài này của Nguyễn Hiệp, Founder Step up English, và cũng là một thành viên của QTvKN.

Lâm Minh Chánh
Người truyền cảm hứng
Vuaseo.com
2 months ago
TẤM GƯƠNG KHỞI NGHIỆP khi gần 60 tuổi
Sài gòn, 19h30:

Nhớ hương vị phở Hà Nội.
Tôi quyết định lang thang quận 7 để tìm quán phở Bắc...

20h10:

Tôi tìm được quán "Xôi Nhớ - Phở Hà Nội". Nằm trên con phố Lê Văn Lương tương đối tấp nập ở quận 7, cách trung tâm SG khoảng 5 phút chạy xe. Tiệm ăn này tuy nhỏ và mới mở nhưng rất đông khách và doanh thu không hề nhỏ.

Nếu bạn tới đây và thưởng thức món Xôi Nhớ, chắc chắn bạn sẽ muốn quay lại. Và đặc biệt, chị chủ tiệm gốc Hà Nội thật tuyệt vời!!!

Biết tôi từ Hà Nội vào, chị rất vui... Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều. Mặc dù câu chuyện luôn bị ngắt quãng bởi thực khách đến mua hàng, nhưng chị vẫn muốn tiếp tục nói chuyện... Những câu chuyện chị kể tôi sắp xếp lại theo thứ tự thời gian và muốn được chia sẻ lại cho các bạn, đặc biệt dành cho những bạn đang có ý định khởi nghiệp và đang khởi nghiệp.

25 năm một chặng đường!

…Làm chủ một DN kinh doanh nước mắm tại phố Lò Sũ (Hà Nội), với hơn 100 nhân viên, chị đã phá sản và trắng tay khi bước sang tuổi 54.
Với người phụ nữ, đây là tuổi nghỉ ngơi, dưỡng già! Tuy vậy, khi đã 54 tuổi, chị vẫn quyết định vào Phan Thiết (nơi có con trai, con dâu và cháu nội đang sinh sống) để KHỞI NGHIỆP bằng việc bán phở Bắc. Và tại đây, một lần nữa chị lại phá sản chỉ chưa đầy... 1 năm sau đó.

Vay mượn được 3,9 triệu đồng, chị quyết định một mình vào Sài gòn khi đã ngoài 55 tuổi- nơi mà theo chị nói là có thể làm lại từ đầu.
Đến Sài gòn khi trong tay chị còn 3,2 triệu đồng, chị quyết định xin ở nhờ nhà người bạn 4 ngày trước khi tìm thuê được một căn phòng nhỏ với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Nhờ tài giao tiếp, chị không phải đặt cọc và trả trước tiền nhà. Đi vay bạn bè 5 triệu không được, cuối cùng chị vẫn xoay sở được gánh hàng bún chả Hà Nội vỉa hè khi trong tay chỉ có 3,2 triệu đồng. Chị quyết định thuê lại một góc vỉa hè của một tiệm cafe với giá 100 ngàn/ngày. Bán được ít bữa, chị bị người cho thuê này chấm dứt hợp đồng với lý do chủ nhà không đồng ý.

Lại một lần nữa chị trắng tay. “Phải đi vay thêm 300 ngàn để trả tiên thuê trọ em ạ!”.
Gần 1 tuần ăn chay 2 bữa/ngày với số tiền 10 ngàn đồng/bữa, chị đã tìm được một công việc để làm thuê. Chị chia sẻ, chị mong kiếm được 30 triệu qua việc làm thuê rồi sẽ quay lại để mở hàng ăn. Công việc của chị là rửa bát, sơ chế gà, vịt cho một tiệm gà vịt có tiếng trên đường Nguyễn Thị Thập. Với 18 tiếng làm việc mỗi ngày (thịt khoảng 80 con gia cầm mỗi ngày) chị được trả lương 3 triệu đồng bao ăn ở. Do đồng lương không tương xứng, chị xin nghỉ ngay sau đó. Chủ tiệm nói chỉ đồng ý cho nghỉ khi tìm được người thay thế. Và chị đã nghỉ sau 1,5 tháng làm tại đây với số tiền lương cũng là tiền chị tiết kiệm được là 4,5 triệu đồng.

Do chưa đạt được mục đích, chị tiếp tục đi làm thuê cho một tiệm bún chả. Từ ngày chị đến bán hàng và phục vụ ở đây, lượng khách tăng lên đáng kể (chị là người tư vấn và trực tiếp pha nước chấm, nướng thịt). Tuy vậy - theo chị nói, lương trả rất cao (8 triệu đồng/tháng làm 10 tiếng/ngày) nhưng chủ tiệm hay khinh thường và hay chửi mắng nhân viên và chị rất nhiều (chủ tiệm là phụ nữ, còn rất trẻ). Khi bị xúc phạm đến mức không chịu được, chị quyết định xin nghỉ ở đây. Lúc này chị mới làm việc được 21 ngày.

Cầm 5,6 triệu trong tay, với 4,5 triệu tiết kiệm được, chị có hơn 10 triệu. Dù chưa đủ 30 triệu như mong muốn nhưng chị quyết định phải làm chủ!

Do không đủ tiền thuê mặt bằng kinh doanh và mua công cụ dụng cụ để mở tiệm phở, chị quyết định mở bán xôi vỉa hè. Đầu tư mua 1 chiếc xe đẩy và ít công cụ dụng cụ để bán hàng, chị còn lại 300 ngàn.
Ban đầu- theo chị nói, vô cùng khó khăn. Chị kể tiếp, quanh khu vực này có 4 chị em người Đồng Tháp lên Sài gòn bán xôi. 4 chị em họ trấn giữ ở 4 ngã tư liền nhau thành 1 khu vực khép kín. Chị đi thực tế thì thấy rất đông mặc dù không ngon lắm.
Chị quyết định không bán ở ngã tư.
Chị tiếp lời, vào dịp tết nọ, hôm đấy là 28 tết, chị không thấy 4 chị em nhà kia bán hàng, chị quyết định bán thông tết và thực hiện tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” cho tất cả khách hàng đê … lấy lòng khách hàng.
“Những ngày tết, người dân họ thích ăn xôi lắm em ạ!”, và chị đã có 1 lượng khách hàng lên đến hàng trăm người chỉ trong mấy ngày tết đó.
“Từ số vốn vô cùng í ỏi đó, chị đã có đươc 1 lượng khách hàng trên 400 người/ngày như hôm nay đấy!”- chị tiếp tục. Ban đầu chỉ 2 kg gạo thổi xôi bán không hết, nhiều lúc suy nghĩ chẳng lẽ lại tiếp tục đi làm thuê. ”Gần 60 tuổi rồi, khó có ai thuê mình với giá cao em ạ!”...

Nhưng chị đã lấy được lòng thực khách bằng việc bán rẻ, ngon, niềm nở đấy… Chị đã một mình tìm đến các chợ đầu mối để mua gà (với giá gốc 50 ngàn/1 kg) và các thực phẩm, nguyên liệu khác... Mỗi gói xôi chỉ từ 15 đến 20 ngàn đồng. Thú thực, tôi nhìn gói xôi 20 ngàn của chị, rồi ăn, rồi cảm nhận: ngon hơn cả xôi Yến ngoài Bắc, và nếu tính giá theo lượng hàng thì gói xôi này ngoài Hà Nội phải bán không dưới 80 ngàn đồng. Noài lượng xôi trắng rất nhiều, còn có nguyên 1 chiếc đùi gà, trứng chiên, chả giò (giò lụa), trứng cút, pa-tê, ruốc, …rau ăn kèm và đặc biệt là nước sốt. Đủ cho một người lao động nặng ăn no và có năng lượng để làm việc trong 5 tiếng.

Chị đã bước sang tuổi 59, liên tục khởi nghiệp, liên tục thất bại. Và giờ đây, hàng ngày thức dậy lúc 4 giờ sáng, lên giường lúc 1 giờ sáng hôm sau, chỉ với tiệm “Xôi Nhớ - phở Hà Nội”, với hơn 400 thực khách mỗi ngày, các bạn ước tính doanh thu nhé!

Một tấm gương sáng của một người phụ nữ tảo tần, dù đã có 1 con rể, 2 con dâu và 8 cháu nội ngoại, chị vẫn đam mê kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình.

Lúc này đã hơn 22 giờ. Tôi hỏi, em cần một lời khuyên cho em và giới trẻ, đặc biệt là cho doanh nhân khởi nghiệp!?
Chị trầm ngâm giây lát, rồi nói: “Chỉ có kiên trì, chăm chỉ và cố gắng theo đuổi mục tiêu không mệt mỏi sẽ thành công! Và niềm tin nữa em ạ! Không có niềm tin vào bản thân, vào khách hàng, vào đối tác thì không thể thành công được!”.

Chị là Mai – “nói tên chị thì cả khu Lò Sũ và phố cổ họ vẫn nhớ chị đấy!!!”...

Một ngày mai tươi sáng đã đến với chị! Em chúc chị luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa chị nhé!

Chia tay chị ra về lúc hơn 23 giờ đêm, trong tôi nhiều xúc cảm dâng trào!...
Vuaseo.com
2 months ago
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI
Hoạch định chiến lược công ty, hay hoạch định chiến lược cuộc đời cũng giống nhau.

Có những công ty 20 năm hình thành và phát triển, và tôi thường hay hỏi chủ DN, công ty anh 20 năm tuổi hay 1 năm tuổi nhưng trải qua 20 lần?

Tôi từng phỏng vấn bạn 10 năm kinh nghiệm, và tôi phát hiện ra bạn đi làm 10 năm, nhưng bạn chỉ nghiệm chỉ 1 năm?

Có những người tôi gặp và trò chuyện cùng, họ tiếc nuối rằng, đáng lẽ nội lực của họ phải cống hiến và vùng vẫy ở một sân chơi lớn hơn, thì có lẽ bây giờ đã khác.

Có những người từng làm sếp chỉ tay đông, tây; vài năm nhìn lại nhân viên của mình đi nước ngoài như du lịch, bây giờ bản thân chưa có gì nhiều.

Thích và đam mê một thứ gì đó, nhưng vài năm nhìn lại, CV mình làm lại không ra tiền.

Giỏi một thứ gì đó, những vài năm nhìn lại, thị trường lại không trả xu nào cho thứ bạn làm ra.

Làm nghệ thuật, luôn xem trọng cái tôi của mình, nhưng lâu lâu nhìn lại gia đình, họ hàng, ba mẹ hay vợ chồng, con cái đều vẫn phải chịu khổ.

Bản thân con người chúng ta luôn có nhiều khát khao đi kèm nỗi sợ, và những rào cản khiến mình không thể chuyển hóa thành hành động mỗi ngày. Và một trong những thứ đó chính là lý tưởng của bản thân.

Và cũng như bài viết đầu tiên tôi đã từng viết, tư duy hoạch định chiến lược cuộc đời của tôi bắt đầu bằng 2 gạch đầu dòng:

- Làm việc thông minh. Không làm việc chăm chỉ.
- Phải hiểu rõ đích đến, mục tiêu hay lý tưởng của cuộc đời mình. Để loại bỏ các chi phí cơ hội không cần thiết.

Con người chúng ta chỉ cần hội đủ 3 thứ: Nỗi đau / Sự bất công, niềm tin và thử thách, đều có thể giúp họ làm bất cứ thứ gì tưởng chứng là không tưởng nhất. Nên đôi khi tôi gặp những thứ không được suôn sẽ cho lắm trên hành trình của mình, tôi cũng chỉ tự nhủ, mình sẽ bình thản đón nhận một cách chậm rãi và bình thường nhất có thể. Vì tôi biết, thực ra chúng chẳng cho ta cảm giác dễ chịu gì đâu, khó chịu và cô đơn lắm, nhưng bù lại, chúng sẽ tạo ra cho ta những giá trị khác tốt hơn.

What doesn’t kill you, make you stronger. Thứ gì không thể giết chết tôi, sẽ làm tôi mạnh mẽ hơn.

Qua những cuộc nói chuyện với bạn tôi, có một điều tôi nhận ra, không phải ai ai trong họ cũng đều có một lý tưởng và một đam mê, hay đơn giản họ mong trời mau sắng mỗi ngày để tiếp tục hành động vì lý tưởng của chính họ. Tiếc thay, họ không may mắn bằng tôi hay một bộ phận khác, đã tìm và đang phấn đấu vì lý tưởng của mình vào những ngày chúng ta còn có cơ hội được sống.

Bởi vậy mới nói, hiểu bản thân mình, còn khó hơn hiểu người khác. Và vượt qua được chính mình, chính là đánh bại được những đối thủ xung quanh.

Cách đây nhiều năm, điều đầu tiên tôi đã xác định đó là, tôi tự hỏi bản thân mình mong muốn có một cuộc sống như thế nào? Nó không thể chung chung như tự do tài chính, cuộc sống hạnh phúc, hay đi mua sắm không cần nhìn giá, hình ảnh này cần phải rõ ràng, định tính, có mục tiêu cụ thể và phải đi đúng hướng theo sự phân tích logich và khoa học.

Và tất cả những gạch đầu dòng đó, đeo đẳng, dai dẳng và theo tôi trong suốt hành trình tôi đã trải qua. Tuy không phải quá dài, nhưng chất lượng. Mời các bạn tham khảo.

Về tiêu sản bạn muốn sở hữu: (Assets)

- Bạn muốn sống trong một ngôi nhà như thế nào?
- Bạn muốn đi xe gì? Motor / Oto.
- Máy tính bạn muốn sử dụng.
- Điện thoại bạn muốn cầm trên tay.

Thương hiệu cá nhân (Personal brand)
- Bạn muốn mình trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào.
- Bạn muốn số lượng followers của mình là bao nhiêu?
- Các kênh truyền thông nào của bạn sẽ được tận dụng chính, tập trung hay bao phủ?

Bạn muốn làm bạn với những ai? (Relationship building)
- Chuyên gia đầu ngành?
- Doanh nhân nổi tiếng.
- Giới trung lưu đến siêu giàu.
- Người có ảnh hưởng, ngôi sao, người nổi tiếng, nhà báo.

Những kĩ năng chuyên môn nào của bạn cần phải học để trở thành chuyên gia ngành trên? (Expert)
- ATL, BTL.
- Copywriting.
- FB Marketing Strategy.
- Social Media Listening.
- Communication Strategy.
- Balanced scorecard, Business Management.
- Leadership & Inspiration.
...

Cuộc sống bạn mong muốn đạt được (Achieved life)
- Không phụ thuộc vào tài chính: Kiểu như ăn gì hay sắm gì ít khi nhìn giá, trừ khi đi với người yêu. Ngại trả giá, chứ hổng phải đại gia. Hehe
- Tự tin, mạnh mẽ & bản lĩnh khi đối chọi với cuộc sống lúc lên, xuống: Phản ứng rất bình thản và tích cực cho dù tệ tới đâu.
- Thông minh và lịch lãm?
- Quí ông: Tinh tế với phụ nữ, mình không chọn Gallant.

Phong cách sống (Life style)
- Thanh lịch, quyến rũ.
- Hạnh phúc, lãng mạn, ấm áp.

Thân thể (Health)
- 1m85, 75 kg.
- Xx, yy, zz.
- Tập gym 3 buổi 1 tuần.
- Dinh dưỡng tốt.
- Chữa bệnh văn phòng: Dạ dày, răng (Hồi đó làm overtime nên nặng lắm, toàn để nặng mới đi chữa thôi)

Phong cách ăn mặc (My dress style)
- Quí ông
- Thể thao

Cảm xúc (Emotion)
- Bĩnh tĩnh, trái tim bự (ý nói sống tình nghĩa)
- Giao tiếp tốt, định nghĩa: Giao tiếp sâu, không giao tiếp rộng. Chất hơn số. Không thảo mai. Chính trực, giá trị thật và khiêm tốn / chừng mực.
- Trở thành một người có ảnh hưởng ở mức độ có uy tín nhất định trong ngành. Vừa phải là hạnh phúc.

Người phụ nữ tôi kì vọng (My lady)
- Lady, gầy, lãng mạn, hiểu chuyện.
- Biết nấu ăn và để ý chăm sóc về những thứ be bé ví dụ anh ơi quần anh rách rồi, em may cho.

Giá trị cốt lõi (Core values)
- Thấu hiểu: Đặt vị trí của mình vào người đối diện để thấu hiểu và đồng cảm.
- Chủ động: Chủ động đưa ra giải pháp cho mọi tình huống, chủ động giải quyết vấn đề bằng giao tiếp có lời.
- Hiệu quả: Làm ít hay nhiều, một cách tư bản nhất, họ chỉ quan tâm tới việc tạo ra kết quả.
- Chính trực: Rõ ràng về tiền bạc, lợi ích. Coi trọng sự phù hợp, và giúp khách hàng “mua” hơn là bán thứ họ không cần.
- Tận tâm: Không giúp được, không hứa. Đã giúp, không nói suông và nửa vời.

Âm nhạc (My favorite music)
- EDM.
- Lãng mạn, cổ điển nhưng vẫn hiện đại, khi cần.

Trên đây là hình ảnh tôi đã vẽ ra cho chính mình, chẳng phải để show off gì. Vì bản thân tôi cũng cân nhắc viết ra những thứ kiểu "private" như này và điều chỉnh cho phù hợp với cộng đồng. Nên có làm ai có cảm giác không tốt, xin bỏ quá cho.

Hoạch định chiến lược cuộc đời hay lập kế hoạch chẳng qua chỉ là công cụ. Cái quan trọng vẫn là tư duy và hành động cụ thể. Plan vẫn chỉ mãi là plan, nếu ngay phút giây này, bạn nghĩ: “Thôi để ngày mai mình sẽ bắt đầu”.

Một khi lý tưởng đủ mạnh, bản thân bạn hiểu rõ chính mình, tính cách mình, những điều bạn khao khát và mong muốn, những điều bạn đam mê, những điều những người bạn của bạn yêu quí bạn vì những giá trị thực sự tồn tại ở trong con người bạn. Bạn tạo ra thu nhập bằng lý tưởng này và bạn luôn có dạt dào cảm hứng khi nghĩ tới và mô phỏng nó mỗi ngày. Tôi tin chắc, một ngày nào đó, bạn sẽ có được hình ảnh như trên.

Nhưng xin nhắc một điều, trước khi vẽ chúng ra, hoạch định và làm action plan. Việc đầu tiên cần làm là bạn phải hiểu bản thân mình trước đã.

Một anh nghệ sĩ, hay một cậu nông dân, chắc hẳn không thể cứ mặc vest vào sẽ đẹp. Nội, ngoại phải tương thích, cộng hưởng, thần thái mới thăng hoa.

Chúc các bạn tìm ra được hình ảnh hay lý tưởng của mình, nên nhớ, chúng phải càng định tính và định lượng càng tốt, chúng phải khiến bạn xục sạo vì nó và khiến bạn điên cuồng hành động mong chờ một ngày lý tưởng hay hình ảnh trên, trở thành sự thật.

Và tôi gọi nó, chính là hình ảnh thương hiệu (Brand Image) cá nhân. Thứ quan trọng nhất khi đề ra một chiến lược thương hiệu (Brand Strategy), để "thực thi"

… mỗi ngày.

Viết cho những người bạn mà tôi yêu quí. [​IMG]:)

Phung Le Lam Hai
Brand Strategy Director at Bratus
anxico
2 months ago
LÀM THUÊ - LÀM CHỦ VÀ CẢM XÚC
Phạm vi bài viết này chỉ nói đến việc trải nghiệm và những cảm xúc cá nhân khi từng đi làm thuê và cũng đang là một cá nhân khởi nghiệp.

Cảm xúc và tư tưởng là 2 thứ quan trọng cần chú ý chứ không phải là chức vụ hay cái danh. Thường tư duy của người làm thuê và làm chủ rất khác nhau, đó cũng chính là lý do vì sao bạn đang làm thuê và vì sao bạn đang làm chủ.

Làm chủ...lúc nào mà chẳng sướng, là người đứng đầu đưa ra quy định, nói là nhân viên nghe và các bạn thường sẽ thấy họ xuất hiện với bộ đồ rất đẹp, xe xịn...tham gia những buổi party hoành tráng. Nhưng...đó chính là bề nổi của tảng băng mà bạn thấy mà thôi, đằng sau ấy họ phải suy nghĩ và giải quyết rất nhiều việc mà nhân viên sẽ không bao giờ biết...họ phải có một tinh thần thép, một trái tim nhân hậu và nụ cười luôn ở trên môi (khi gặp khách hàng). Làm chủ là lúc bạn phải suy nghĩ làm thế nào để có khách hàng, làm thế nào để ra sản phẩm, làm thế nào marketing vân vân và vân vân...Điều khiển cảm xúc là điều mà bất kỳ doanh nhân nào cũng phải có, nếu không có thì bạn sẽ NỔ - TẠCH, vì sẽ rất nhiều chuyện xảy ra trong một ngày cần phải giải quyết. Vì vậy năng lượng lớn và cảm xúc tốt là 2 điều rất quan trọng.

Làm thuê...Ok đây mới là cái chúng ta bàn nhiều, vì đại đa số chúng ta đều từng làm thuê hoặc đang làm thuê. Thật tuyệt vời khi bạn yêu thích công việc của mình và được làm việc trong môi trường tốt.

Làm thuê có rất nhiều dạng Cảm xúc.
1. Cảm xúc lo lắng bất an
Bạn đi làm nhưng lúc nào cũng lo lắng đủ điều, lo lắng cuộc sống chi tiêu, gia đình...lo lắng sếp đuổi việc, lo lắng khi nào có lương [​IMG]:D
Nói chung dạng cảm xúc này rất dễ phát hiện và điều chỉnh và tùy vào trường hợp từng người sẽ có cách giải quyết khác nhau.

2. Cảm xúc không thoải mái và gò bó
Dạng cảm xúc này xuất hiện khi môi trường làm việc thiếu thân thiện, đồng nghiệp và sếp khiến cho mình bị áp lực, bạn không lo lắng gì mà chỉ là không thoải mái thôi, giống như là ở với cha mẹ nên phải nghe lời, đi thưa về trình...lâu lâu bị chửi vài câu gây ức chế. Dạng cảm xúc này thì có thể điều chỉnh bằng cách nói chuyện thẳng thắng và giao tiếp nhiều hơn để tìm ra khúc mắc giữa đồng nghiệp, sếp...hoặc có thể đề nghị thay đổi chỗ ngồi làm việc, giờ làm nếu có thể.

3. Cảm xúc hạnh phúc và mãn nguyện.
Dạng này thì quá tuyệt vời, vì bạn đang làm việc trong môi trường rất tốt và bạn rất yêu thích công việc của mình. Tuy nhiên cũng cần chú ý cảm xúc và duy trì tinh thần làm việc, phát huy khả năng tránh sinh ra tự mãn.

4. Cảm xúc không muốn đi làm, công việc thật nhàm chán mặc dù trước đó bạn rất thích.
Hãy đi nghỉ mát, du lịch vài ngày rồi quay lại xem xét bản thân mình ntn sau đó tiếp tục công việc.

5. Cảm xúc muốn làm một thứ gì đó mới mẻ, sáng tạo và muốn tự mình xây dựng sự nghiệp cho mình.
Đây là lúc bạn đang có bước chuyển mình từ làm thuê sang làm chủ, điều này cũng tốt nhưng phải suy xét nội lực và khả năng của mình, kết hợp sự tư vấn của đồng nghiệp, gia đình, sếp để có những phương án tốt cho quyết định của mình.
Còn nếu bạn không thích làm điều đó thì cũng tốt thôi....mặc kệ nó, làm tới đi. Sau đó bạn sẽ vấp ngả và biết được mình đang đứng ở đâu và bản lĩnh bạn ntn.

Bạn đang ở đâu? và cảm xúc của bạn ntn?

Trên là đôi điều chia sẻ, bạn nào hay anh chị nào có những trải nghiệm thú vị khác thì chia sẻ thêm nhé!
anxico
2 months ago
KHỞI NGHIỆP KHÔNG VỐN
Có một bạn du học sinh vừa tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh hỏi tôi là có nên về Việt Nam mở công ty khởi nghiệp hay không. Bạn ấy nghĩ là ý tưởng kinh doanh của mình khá độc đáo, nhưng tìm nhà đầu tư sao khó quá. Vì trong thời gian qua bạn trẻ này đã gõ cửa khắp nơi, nhưng vẫn bặt vô âm tính. Vay mượn tiền thì không dám nghĩ đến vì mình chưa có uy tín gì trên thương trường. Và được biết thêm là bạn trẻ này cũng sắp lập gia đình và có thể ở lại Úc ít nhất vài năm trước khi về Việt Nam hẳn. Nếu mở được công ty ở Việt Nam như mong muốn thì bạn sẽ đi đi về về trong thời gian này.

Tôi thấy những khó khăn mà bạn trẻ này nêu ra khá thú vị, vì nó đụng chạm đến một vài vấn đề mấu chốt liên quan đến chuyện khởi nghiệp. Sau đây là những suy nghĩ mà tôi đã chia sẻ với bạn ấy:

Thứ nhất, đối với khởi nghiệp thì không có chuyện đi đi về về, chân trong chân ngoài, vừa học vừa làm, vừa làm cái này vừa làm cái kia cùng lúc. Khởi nghiệp là full-time (toàn thời gian), đúng ra còn hơn full time nhiều. Full time là 8 tiếng, 10 tiếng một ngày, còn khởi nghiệp là 24 tiếng một ngày. Ăn ngủ, tắm rửa với nó. Nó là tất cả. Vì nó là KHỞI đầu của một sự NGHIỆP mà. Nó không phải chỉ là kiếm tiền, không hẳn là cái job đầu tiên. Nó là cái gì đó mà mình ôm ấp, hoài bão. Một sự nghiệp lớn hơn một công việc rất nhiều.

Kế đến là chuyện đi kêu gọi vốn đầu tư, đi kêu người bỏ tiền ra cho mình làm, hay nói thẳng ra - đi bán ý tưởng kinh doanh của mình. Tôi nghĩ khó có nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền ra cho một dự án kinh doanh mà người chủ xị không chết sống với nó 24/24, 365 ngày/năm, chưa kể còn thiếu kinh nghiệm nữa. Ý tưởng kinh doanh chỉ là một vế, vế còn lại là phải triển khai một cách thành công. Khâu triển khai (execution) này giết chết biết bao nhiêu dự án tưởng như quá lý tưởng. Do đó, làm sao thuyết phục được nhà đầu tư là mình sẽ triển khai thành công khi chưa từng làm qua ít nhất một lần. Khó.

Vậy thì một người trẻ phải khởi nghiệp làm sao đây nếu không có tiền và không có kinh nghiệm?

Không biết sách vở nói thế nào, nhưng theo suy nghĩ của tôi, trong bối cảnh của môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, thì chỉ có cách phải tích luỹ vốn từ chính bản thân hay từ những người gần gủi xung quanh như gia đình, bà con, bạn bè, người quen. Không huy động được từ những người tin tưởng mình nhất thì khó có thể huy động từ những người xa xôi hơn. Các quỹ đầu tư hay thậm chí các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thường không hứng thú lắm với các ý tưởng kinh doanh còn nằm trên giấy. Họ phải thấy cái gì đó cụ thể, hiện thực, tuy là còn ở trong giai đoạn sơ khai để làm nền tảng dự đoán cho tương lai. Nói khác đi, họ muốn thấy “mặt mũi” của mô hình kinh doanh; thấy “xương máu” bỏ ra của người chủ xướng; thấy khả năng điều hành của người lãnh đạo; và thấy chất lượng của đội ngũ quản trị dự án.

Tóm lại, thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn do chưa huy động được thì không còn cách nào khác hơn là phải biết chờ đợi. Biết cách chờ đợi cũng là một nghệ thuật, một chất lượng không thể thiếu được của một doanh nhân.

Ý tưởng thành lập chuỗi nhà hàng Việt Nam và áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền franchising của thế giới đã được người viết bài này ôm ấp, thai nghén từ thời còn là sinh viên, để mãi mười mấy năm sau mới thực hiện được thông qua thương hiệu Phở 24.

Ly Qui Trung
anxico
2 months ago
CHUYẾN ĐI BUÔN CỦA ÔNG MACRON
Ông Emmanuel Macron, đã trở thành tổng thống Pháp trẻ tuổi nhất và tạo nên một cơn chấn động trong dư luận thế giới. Macron không chỉ là một chính khách, ông còn là một doanh nhân. Vì sao lại như vậy?

Trong 5 lý do thành công của ông Macron mà BBC mới đưa ra, bỏ qua các yếu tố chính trị, ta có thể tìm thấy nhiều điều gần gũi với công việc của một người bán hàng.

Thứ nhất: Không chỉ gõ cửa, phát tờ rơi cho 300.000 gia đình, các tình nguyện viên của Macron còn tiến hành phỏng vấn sâu với 25.000 người. Các thông tin quý giá này được tập hợp về một cơ sở dữ liệu lớn, giúp đưa ra các chính sách tranh cử sáng suốt.

Hãy để ý đến từ “phỏng vấn sâu”. Tâm lý con người giống như tảng băng trôi, 3 phần nổi là những gì người khác dễ cảm thấy, 7 phần chìm là những điều họ khó nói ra, gọi là sự thật ngầm hiểu (customer insight). Nếu như chỉ phát tờ rơi, “khách hàng” của ông Macron chỉ nhận thông tin, mà ông ấy chẳng biết họ nghĩ gì. Cuộc phỏng vấn sâu giúp ông ấy thâm nhập được vào những “phần chìm” trong suy nghĩ cử tri. Trong cuộc chiến trong tâm trí khách hàng, thương hiệu nào chiếm giữ được những “phần chìm” luôn khiến khách hàng lựa chọn nhiều hơn.

Thứ hai: Macron không giải thích mình làm gì cho nước Pháp, mà nói rõ người dân sẽ có những cơ hội gì khi ông cầm quyền.
Elmer Wheeler (1903 – 1968) người Mỹ, một chuyên gia bán hàng lừng danh thế giới từng tổng kết cách bán hàng đắt khách của mình rằng “Hãy bán âm thanh xèo xèo hấp dẫn, chứ không phải miếng bít tết”. Có vẻ như ông Macron đã vận dụng triệt để nguyên tắc này: Không “bán” những gì mình có, mà “bán” lợi ích của người “mua”.

Điều thứ ba, không nằm trong danh sách của BBC, nhưng tôi nghĩ rằng nó là điều rất quan trọng với một người “bán hàng”. Ấy là chuyện tình đẹp như cổ tích với bà Brigitte hơn mình 24 tuổi. Điều tra xã hội cho thấy cử tri Pháp không để chuyện đời tư của ứng viên làm ảnh hưởng đến lá phiếu. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước khi diễn ra vòng bầu cử thứ hai, hầu như tất cả nữ cử tri cho rằng “chuyến bay” của phi công trẻ Macron khiến họ cảm thấy rất phấn khởi. Khi bán hàng, có một câu chuyện hay để kể luôn khiến cho “hàng hoá” của mình “ăn khách” hơn. Hơn thế nữa, câu chuyện ấy lại rất phù hợp: khẳng định con người có lập trường, biết yêu, thể hiện bản lĩnh đàn ông. Điều đó cũng gián tiếp thể hiện khí phách nhà lãnh đạo...

Không biết ông Macron "bán hàng giỏi" có phải vì ông đã từng là nhân viên ngân hàng đầu tư tại Rotschild & Cie, và từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Dữ liệu số Pháp hay không? Chỉ biết nhiều người sinh ra là để bán hàng rồi! Chuyến đi buôn này, tay “nhà buôn” lọc lõi Macron thắng đậm, nhất là trong tâm trí của các cử tri nữ.

Thanh Phương
anxico
2 months ago
HỌC CÁCH BÁN HÀNG KINH ĐIỂN CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
Từ lâu, tôi được biết rằng người Ấn Độ rất giỏi buôn bán, giao thương, qua báo chí tôi được biết từ rất xa xưa, công ty Đông Ấn đã có rất nhiều chi nhánh và giao thương với người Ấn Độ. Nhưng đó chỉ là những thông tin tôi đọc được.

Tôi có may mắn là tham gia vào lĩnh vực kinh doanh từ khá sớm, đã làm việc với một số công ty nước ngoài như Malaysia, Trung Quốc, Singapore (nhập khẩu hàng hóa), tư vấn cho công ty Hàn Quốc làm marketing và phát triển chuỗi bán lẻ sản phẩm; nên tôi cũng hiểu một chút ít những cách bán hàng khác nhau.
Nhưng điều mà tôi muốn kể chi tiết với các bạn hôm nay đó là cách bán hàng của người Ấn Độ (hoặc người gốc Ấn), mà tôi được trải nghiệm trong chuyến du lịch 30/4 vừa qua tại thành phố Dubai và thủ đô Abu Dhabi thuộc UAE.

Nói thế nào nhỉ, tôi thực sự thích và ngả mũ trước phong cách bán hàng nhiệt tình và chuyên nghiệp của Indian Seller, một phong cách khá đặc trưng, và khác với phong cách bán hàng của Việt Nam khá nhiều.
Tôi chỉ đang đứng trước cửa hàng, một cửa hàng khá nhỏ trên con phố du lịch tại Dubai, tôi chỉ đứng đó, chưa có ý định gì, thậm chí không có ý định mua hàng.
Ngay lập tức, người đàn ông người gốc Ấn đi ra phía cửa, chào hỏi tôi, bạn biết đấy, họ chào hỏi rất to rõ, tươi vui, cảm thấy rằng họ rất vui khi được gặp mình (ăn tiền ở điểm này các bạn nhé). Lời chào hỏi với một người chỉ đứng “lơ vơ” trước cửa hàng với du khách (tạm gọi là khách vãng lai, không có nhu cầu) như “chào bạn, bạn từ đâu đến, bạn đi công tác hay du lịch ở đây, bạn thấy ở đây thế nào, bạn thích phong cảnh ở đây chứ, bạn có mệt không”… họ chào hỏi và nói chuyện với tôi (du khách) rất niềm nở, vui vẻ và cực kỳ thân thiện.

Thấy tôi nói được chút tiếng Anh, người bán hàng không ngại ngần khoác vai và mời tôi vào cửa hàng, cứ vào đây cho mát, uống chén nước, đi đâu mà vội anh bạn.
Người bán hàng lấy nước mời tôi uống, lấy chà là mời tôi ăn (đặc sản của vùng Trung Đông là quả chà là cả nhà nhé), dù đã đi du lịch 11 nước + UAE là nước thứ 12 nhưng tôi thực sự rất ngại và bối rối vì họ quá nhiệt tình (ghi điểm lần thứ hai). Bán hàng phải thế các bạn nhé.
Họ bắt đầu hỏi tôi muốn xem gì không, muốn mua gì không để làm quà không.

Và không đợi tôi trả lời, họ mang khăn truyền thống của người theo đạo Hồi (khăn trắng dành cho nam giới), mang áo ra cho tôi xem; họ dạy tôi cách quấn khăn theo 2-3 kiểu (cái này có nhiều kiểu quấn) của người dân bản xứ (người theo Đạo Hồi). Chưa thấy tôi có phản ứng nhiệt tình gì, người đàn ông này mượn điện thoại của tôi và chụp ảnh cho tôi xem nó đẹp như thế nào khi trên đầu tôi. Người bán hàng luôn miệng cười, luôn miệng nói, luôn chân luôn tay làm cho khách thử đồ. Họ làm cho tôi thấy mình quan trọng, thấy mình đẹp và vui, họ nói là “mày cứ xem đi, không mua cũng được, nhưng không mua thì khi về mày sẽ tiếc đấy, vì không phải lúc nào cũng mua được những thứ này”.
Rồi người đàn ông bán hàng mời tôi dùng thử nước hoa của người Ả Rập (nước hoa rất đặc trưng), họ cho tôi xem các chai, các lọ, các mùi và nói rằng giá rất rẻ, chỉ 40-50 Usd/ 1 chai, được làm từ tinh dầu thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, họ còn đùa rằng tại sao đàn ông vùng Trung Đông lại đẻ nhiều con vì tinh dầu này còn tốt cho cả đàn ông nữa, một cách hài hước.

Họ tiếp tục giới thiệu thêm các sản phẩm khác cho tôi xem, trong khi đó tôi ngồi đó uống nước, ăn quả chà là, được chụp ảnh, họ rất nhiệt tình giới thiệu.
Họ nói rằng họ rất buồn nếu không giúp gì được cho tôi hoặc không làm cho tôi vui vì tôi đang ở trên đất nước họ và ngồi trong cửa hàng của họ.
Họ hỏi về chuyến đi, hỏi về nghề nghiệp… họ nói chuyện khá nhiều và đều đều liên liên tục vì họ sợ rằng nếu không nói thì hai bên sẽ có khoảng trống im lặng – có lẽ đây là điều nguy hiểm cho việc bán hàng? Vì tâm lý của khách hàng có thể sẽ bị trùng xuống, cảm xúc đi xuống. Trong lý thuyết marketing tâm lý hành vi, các chuyên gia đã đưa ra công thức “cảm xúc trong hành vi mua hàng”, cảm xúc này đi lên và đi xuống liên tục và rất nhanh trong quá trình mua hàng (dù quá trình mua hàng ngắn hay dài) cho nên người bán hàng cần phải giữ cảm xúc của khách hàng ở mức tốt nhất hoặc liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao để khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng.

Giải thích kỹ hơn một chút về lý thuyết cảm xúc trong hành vi mua hàng như thế này để mọi người hiểu rõ thêm: Bạn nhìn thấy một cái áo rất đẹp, rất vừa ý với mình (cảm xúc lúc này đi lên); bạn nhìn vào tag giá, giá rất cao (200-300usd chẳng hạn) cảm xúc của bạn tụt thê thảm như xe khách xuống dốc mất phanh ấy; bạn gặp một người bán hàng cực kỳ nhiệt tình và lịch sự tư vấn cho bạn, cảm xúc của bạn lại đi lên và ngược lại v.v… và khi cảm xúc lên cao thì người ta sẽ ít mua hàng bằng lý trí, vì thế người ta mua hàng bằng cảm xúc.

Người bán hàng hỏi tôi là quyết định mua những thứ gì rồi? (chứ không hỏi là bạn có mua không) tôi nghĩ câu hỏi của người bán hàng cũng rất “smart”.
Cảm xúc trên khuôn mặt của họ cũng rất biểu cảm với từng câu nói, họ vui cười khi nói chuyện vui; họ làm khuôn mặt năn nỉ (kiểu cầu xin, đáng thương một chút chăng???) khi hỏi mình đã quyết định mua sản phẩm gì rồi. Họ buồn khi nói rằng nếu không giúp được tôi (khách hàng) điều gì đó…
Tôi nghĩ với một người bình thường như tôi và khá am hiểu về bán hàng, kinh doanh, tôi cũng phải mỉm cười và liên tục nói lời cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn tới họ và tôi quyết định mua một món quà lưu niệm nhỏ nhỏ (như bạn thấy đấy, tôi đã mua 2 bộ khăn trùm đầu của đàn ông theo Đạo Hồi, giá cung khá rẻ, chỉ khoảng 10 usd/ 1 bộ). Vì nếu tôi không mua, có lẽ tôi sẽ rất ái ngại và tôi cũng nghĩ mình là một người không có tim mất. Họ cũng rất tiếc (thật sự vậy) vì khách hàng (là tôi) không mua được đồ gì có giá trị hơn, nhưng tôi nghĩ họ đã bán hàng thành công. Biến một khách hàng hoàn toàn không có ý định mua hàng thành người mua.

Kỹ năng bán hàng của họ có thể được đúc rút lại trong mấy điểm như sau:
- Kỹ năng ngôn ngữ: chào hỏi tận tình, thân thiện, như bạn bè, rất quý mến khách (không giống ở VN thường người bán hàng chào hỏi cũng lí nhí, cười cũng méo xệch, ngượng ngùng như “em chưa 18”). Nói chuyện thì cuốn hút và nói với nhau “để có chuyện mà nói” để thấu hiểu nhu cầu và thực tế, khai thác khách hàng.
- Kỹ năng ngôn ngữ cơ thể: rất nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, thân thiện, cởi mở và tự nhiên. (Ở Việt Nam thì nhiều nhân viên cũng nhanh nhẹn và chuyên nghiệp, nhưng cũng còn không ít nhân viên thì người cứ cứng đờ ra, chẳng biết phải làm gì với chính chân tay mồm miệng mắt mũi của mình nữa)
- Kỹ năng dẫn dụ khách hàng: đứng ngoài cửa ⇒ vào cửa hàng đã, rồi tính tiếp; mời trà mời nước (cái này ăn vào mồm rồi là ngại lắm, phải mua cái gì chứ ăn không của người ta thế à)
- Phục vụ khách tuyệt đối: khách không có nhu cầu cũng cho thử hết các sản phẩm trong cửa hàng mình; hướng dẫn tận tình; chuyện trò cởi mở; chụp ảnh quay phim cho khách; khen khách hàng rất khéo.
(Các cửa hàng ở VN hoặc nhân viên bán hàng ở VN mà cho khách thử kiểu này là sẽ ăn tiền, khách hàng chuẩn sẽ mua hàng, khách lởm thì sẽ không mua nhưng vẫn sẽ khen; nhưng thể nào cũng kêu ca là mẹ phục vụ thế mà cũng éo mua cho, kinh thật).
- Kỹ năng đẩy cảm xúc trong hàn vi mua: có lẽ họ cũng không nói lý thuyết và nghĩ đến những từ ngữ chuyên môn như tôi phân tích đâu, nhưng đúng là thế, họ đã làm như vậy, giữ cảm xúc tốt của khách hàng và cố gắng liên tục đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao.
(Cái lý thuyết này thì tôi có thể đảm bảo rằng rất ít nhân viên bán hàng hoặc sales chuyên nghiệp biết một cách chính xác, trừ các cao thủ bán hàng đỉnh cao)
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng: họ thuyết phục khách hàng rằng bạn sẽ cảm thấy hối tiếc nếu không mua món quà/ sản phẩm này, và họ có lý do thật sự để thuyết phục được điều đó.
- Kỹ năng chốt đơn hàng: bạn đã quyết định mua những gì rồi, và gói hàng, tính tiền, cảm ơn, tiễn khách. OK.

© 2017 by Phan Anh | Giảng viên/ Doanh nhân/ Chuyên gia E-Marketing công ty PA Marketing
anxico
2 months ago
💚Khởi nghiệp một công ty hay nhiều công ty?
Tôi vừa khởi nghiệp lần thứ 3.
Lần 1 là trang trại vịt trứng – nuôi cá
Lần 2 là trung tâm luyện thi cao học khối ngành kinh tế - cafe cao học.
Tôi đi qua cái vòng luẩn quẩn: đi làm công ty – khởi nghiệp – vừa khởi nghiệp vừa làm công ty – thất bại khởi nghiệp – làm công ty – lại khởi nghiệp.

Giờ thì chẳng có lý thuyết khởi nghiệp nào nữa. Tuỳ mỗi người, tuỳ duyên của mỗi anh chị. Có người bảo phải tập trung vào làm sản phẩm cho tốt – chất lượng cao – có khách hàng rồi mới khởi nghiệp. Chuyên gia khác thì lại khuyên nên tập trung vào marketing, làm thương hiệu, tạo cộng đồng rồi bán cái gì cũng được. Thêm chuyên gia nữa lại bảo nên M&A, nhượng quyền... cho nó bớt rủi ro, vì đứng trên vai người khổng lồ. Một tiến sĩ khuyên nên lập dự án hẳn hoi, tập hợp team thiện chiến, học – đọc – thực hành liên tục rồi hãy mở công ty. Chuyên gia cuối cùng nói rằng cần lập nhiều công ty cùng lúc vì nguyên lý hoạt động là như nhau, làm 1 lần cho xong luôn. Cái nào đúng?

Tôi thấy đều có thành công và chưa thành công trong mỗi trường hợp. Các doanh nhân lớn cũng có người chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực duy nhất, nhưng lại có người đầu tư đa ngành. Họ đều trải qua những thăng trầm và giờ đang nổi tiếng trên thương trường.

Bài viết này tôi chia sẻ trải nghiệm của bản thân, khi đang khởi nghiệp.

Giờ, tôi chọn làm nhiều công ty cùng lúc, và kết nối chúng thành 1 hệ sinh thái, có thể bán chéo, lan truyền, sử dụng dữ liệu khách hàng nội bộ để cung cấp những giải pháp tổng thể.
Ưu điểm:
- Luôn có được cái nhìn toàn diện
- Tập trung vào phục vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng
- Luôn có sản phẩm, dịch vụ giá trị cao hơn để chào bán
- Dễ kết nối các đối tác và khách hàng
- Dễ phân tán rủi ro
- Nhiều lựa chọn trải nghiệm cho khách hàng
- Học hỏi được nhiều hơn, nhanh hơn
- Phát triển tính lãnh đạo
- Có thể xoay vốn nhanh, lấy doanh thu mảng này làm chi phí cho mảng khác
Yếu điểm:
- Khó quản lý, kiểm soát
- Nhiều việc chồng chéo, dễ quên
- Chi phí ban đầu khá cao
- Đối tác có thể hiểu nhầm mình thiếu tập trung, vì cái gì cũng có
- Đối tượng khách hàng rộng, khó tập trung vào 1 nhóm đã được phân khúc
- Nếu thất bại 1 lĩnh vực sẽ dễ nản chí, mất năng lượng
Tôi quan niệm khởi nghiệp là việc khó, thậm chí rất khó. Việc khó thì thù lao và giá trị cao. Đi kèm là rủi ro cũng cao. Nên phải giữ năng lượng cao, luôn tư duy tích cực, linh hoạt. Vì thế đã khởi nghiệp thì làm 1 lần, làm hết tâm trí. Đằng nào thì cũng bỏ cuộc, vì thế phải làm nhanh, làm mạnh, để thành công trước khi bỏ cuộc. Cuộc đời quá ngắn, thời gian để khởi nghiệp còn ngắn hơn, nên phải làm, phải yêu việc khởi nghiệp. Thất bại thì cũng đã từng, giờ hướng đến thành công.
Chúc các anh chị luôn có tinh thần khởi nghiệp!
anxico
2 months ago
🔴3 tử huyệt sống của người khởi nghiệp
Sống cùng và chứng kiến vô số cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp cứ mãi ì ạch tháng này qua năm khác không đạt được thành tựu nào đáng kể. Trước khi đổ lỗi cho bối cảnh thị trường và nguồn lực doanh nghiệp thì tôi xin nói về những thứ bề nổi và nhiều khi chính những thứ bề nổi này quyết định khá nhiều đến thành bại của cá nhân và doanh nghiệp đó, cụ thể:

1. SỐNG VÀ LÀM VIỆC THIẾU KỶ LUẬT:

Hầu hết đều đã biết khởi nghiệp là làm chủ sự nghiệp, là tự mình quản trị mọi nguồn lực từ thời gian đến tài chính một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhiều người tự cho phép mình thoải mái quá trớn, ngủ nhiều hơn cần thiết.. giải trí nhiều quá mức... thong dong và hời hợt nghĩ "đời còn dài cơ hội còn nhiều.. lo gì".

Viettel - tập đoàn viễn thông có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, hứa hẹn sự phát triển bền vững.. thành công đó phần nào đến từ tính kỷ luật như sắt thép khi áp dụng kỷ luật quân đội vào văn hóa doanh nghiệp.

Chẳng thế mà có câu "Kỷ luật là sức mạnh".

Người nào nói khởi nghiệp mà giường chiếu chăn mùng như ổ lợn, bàn làm việc lộn xộn bụi mù... thì sớm muộn cũng thất bại ê chề. Vì bản thân bạn khi gặp gỡ đối tác mà thấy bàn làm việc lẫn bàn tiếp khách của họ bụi bặm, ruồi muỗi bay vo ve, vỏ kẹo, vỏ sữa lổm chổm trên bàn.. thì liệu bạn có còn thiện chí hợp tác cùng họ? "Cách họ làm một việc chính là cách họ làm mọi việc".

2. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC KÉM HIỆU QUẢ

Công ty nào 8h đến giờ làm việc mà muộn 10 20 phút sau mới thấy lác đác vài nhân viên, nhân viên làm việc thì vừa làm vừa ăn vặt vừa lướt facebook chém gió với bạn bè.. thì xin lỗi số phận doanh nghiệp đó cũng ở tình trạng cảnh báo mất rồi, thể hiện rõ sự lãng phí và yếu kém trong công tác quản trị của người đứng đầu.
Cứ thử vào các phòng giao dịch của các ngân hàng mà xem, nhân viên của họ gần như làm việc liên tục, vừa xử lý 1 đống số liệu vừa nghe điện thoại tư vấn cho khách hàng.. vừa tiếp khách hàng mới.. họ gần như chẳng rảnh ra chút nào, có muốn ngủ gật cũng chẳng có thời gian mà ngủ, cũng không buồn ngủ nổi bởi công việc cả đống.. đầu óc lúc nào cũng phải tập trung tối đa.

Tôi có thời gian 3 năm quản trị một phân xưởng sản xuất vỏ điện thoại, lúc công việc nhiều thì vất vả một chút nhưng rất ít vấn đề phát sinh vì ai cũng luôn trong trạng thái tập trung làm việc. Lúc kế hoạch sản xuất giảm, việc ít.. thì y như rằng sẽ có vấn đề phát sinh, nào là chốn đi ngủ, vừa làm vừa lim dim ngủ gật dẫn đến thao tác sai gây lỗi hàng, hỏng thiết bị. Đúng như câu "Nhàn rỗi sinh nông nổi".

Khi bố trí công việc bắt buộc phải lên rõ bảng mô tả công việc và bảng mô tả kết quả cho từng vị trí. Một ngày cần làm những hạng mục nào.. kết quả phải đạt được như nào phải rạch ròi cho nhân viên luôn định hình rõ mục tiêu làm việc trong ngày, tháng, quý, năm...

Những vị trí như lễ tân, bảo vệ...phải áp dụng tiêu chuẩn về thái độ khi phục vụ, gặp khách.. đón khách phải cười chào..vv...

Các công việc nghiên cứu và phát triển phải tuyển chọn những người thực sự đam mê nghiên cứu, quan sát kỹ thái độ để nhận diện.. vì công việc này khó để áp đặt kết quả rõ ràng, giống như việc yêu cầu một kỹ sư 1 tuần phải nghiên cứu ra 1 mẫu điện thoại mới vậy.. sẽ không khả thi, nếu có ra kết quả thì cũng sẽ không có gì đột phá vì họ đã bị áp đặt, giới hạn trí tưởng tượng của não bộ.

3. TỰ HÀI LÒNG VỚI SẢN PHẨM

Cách đây vài năm khi Iphone 4 còn đang là sản phẩm đỉnh cao của Apple, thử hỏi nếu Apple thỏa mãn và không nâng cấp liên tục thì iphone 4 giờ mang so với Galaxy S7 edge của Samsung thì quả thật là một trời một vực, rất may Apple luôn ráo riết nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm để cho ra đời iphone 5 6 7... Chứ không thì thị phần của iphone đến nay chắc đã tiêu tan dưới tay các ông lớn cũng đang không ngừng hoàn thiện như Samsung hay Sony rồi.

Nói hơi thô chứ đến 1 chiếc quạt điện cũng thế, cách đây vài năm chiếc quạt đơn thuần chỉ giúp biến điện năng thành cơ năng tạo ra gió.. Nhưng dần dần được nâng cấp lên quạt hơi nước, quạt điều khiển từ xa.. vv...

Không ngừng nâng cao chất lượng trải nghiệm người dùng là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững, doanh nghiệp phải luôn "Hướng tới đỉnh cao của sự hoàn thiện"

Thương trường giống hệt một dòng sông và người doanh nhân là người bơi ngược dòng nước, nếu tự mãn và không chịu chèo lái thì dòng nước sẽ đẩy con thuyền lùi lại, lùi xa đích đến .. lùi dần lùi dần tới khi nghe tiếng thác đổ ào ào mới nhận ra sắp bị thác nước vùi dập.. khi đó mọi nỗ lực đều trở thành vô nghĩa.

Trên đây là 3 tử huyệt mà cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp phải bài trừ nếu muốn nghĩ tới những thứ lớn lao hơn. Tin vui là cả 3 tử huyệt trên đều có thể khắc phục ngay lập tức nếu chủ doanh nghiệp quyết cứng rắn vù sự phát triển bền vững của tổ chức.

Khi làm tốt cả 3 yếu tố này nền móng quản trị mới thực sự kiên cố để xây nên những tòa cao ốc chọc trời.

Chúc các bạn có một ngày gặt hái nhiều thành tựu.
Vuaseo.com
2 months ago
Chiến lược Marketing cho sản phẩm "sinh sau đẻ muộn"
Rất nhiều chuyên gia tiếp thị cho rằng, một trong những tình thế cạnh tranh bất lợi nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp là tung ra thị trường một sản phẩm hay một dịch vụ muộn màng, trong khi những đối thủ cạnh tranh khác đã nhanh chân hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Và nhiều người tin rằng, với vị thế "sinh sau đẻ muộn", doanh nghiệp khó có thể để len chân vào cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Trên thực tế, “cái bóng” của những người đi trước vẫn có thể bị các công ty, chỉ tham gia sau khi thị trường đã phát triển mạnh mẽ, dẫm lên và "qua mặt". Điều này đặc biệt đúng nếu thị trường có một trong số các đặc tính sau:
- Thị trường gồm những sản phẩm đem lại những tiện ích tương tự nhau mà không có sản phẩm nào nổi trội hơn hẳn;

- Sự tăng trưởng của thị trường tương đối chậm nhưng được kỳ vọng sẽ tăng tốc khi ngày càng có nhiều khách hàng nhận ra ích lợi của sản phẩm;

- Khách hàng mua sản phẩm không hài lòng lắm với những sản phẩm hiện có;

- Phần lớn các nhà phân phối sản phẩm chưa đưa sản phẩm này vào những hàng hóa của họ hoặc chưa cần ganh đua để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng.

Trong phần lớn các trường hợp, chìa khoá thành công cho những người đến sau là chấp nhận vị thế "chậm chân" của mình và thừa nhận rằng, trở thành người dẫn đầu thị trường có thể không nằm trong chiến lược phát triển của họ (mặc dù không phải là không thể). Thông thường, những người đi sau sẽ phải hoạt động tốt hơn để giành vị trí ở hàng thứ hai hoặc tập trung khai thác lỗ hổng thị trường. Mặc dù không có được vị trí bao quát của người đi trước, nhưng vị trí thứ hai cũng có khả năng thu được lợi nhuận đáng kể, ít nhất là khi thị trường đang tăng trưởng tốt.
Có một số chiến lược để đạt thành công với những sản phẩm được tung ra thị trường muộn hơn. Các doanh nhân hãy xem xét các lợi thế sau đây:

Lợi thế giá thấp

Chiến lược rõ ràng nhất cho những người đến sau là giành lấy thị phần nhờ bán sản phẩm với giá thấp hơn giá đã được đối thủ cạnh tranh thiết lập. Nếu đối thủ chưa đạt được sự trung thành của người tiêu dùng, thì một sản phẩm có cùng công dụng nhưng lại được bán với giá thấp hơn sẽ có ưu thế và có cơ hội giành phần lớn thị phần – ít nhất là trong thời gian ngắn. Nếu một công ty lập kế hoạch cạnh tranh bằng giá cả, họ nên chuẩn bị sẵn sàng đối phó với hành động trả đũa của đối thủ cạnh tranh, những người chắc chắn không dễ dàng nhượng bộ doanh số bán hàng bởi vì có một “lính mới tò te” bán giá thấp. Các doanh nghiệp đi trước thường đáp lại bằng cách tăng cường khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng. Nếu công ty đến sau đủ mạnh để tồn tại được trong cuộc chiến giá cả đó, họ có thể giành được chỗ đứng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp đi trước phải chia sẻ thị phần với mình. Nhưng trong trường hợp này, khả năng rủi ro là khá cao.

Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm

Vì tham gia cuộc chiến giá cả là một chiến lược có tính mạo hiểm lớn, nên chúng tôi xin đưa ra một lựa chọn khác có khả năng mang lại thành công lớn hơn và bền vững hơn: đó là đưa ra các tiện ích khác kèm theo sản phẩm chính. Ví dụ, công ty có thể tăng giá trị cho sản phẩm của mình bằng cách sử dụng bao bì bắt mắt, hướng dẫn sử dụng sản phẩm chi tiết, dễ hiểu, xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu mãi ở những địa điểm khách hàng dễ dàng tiếp cận và các chương trình bảo hành mở rộng. Ngoài ra, công ty đến sau có thể không cần tạo thêm giá trị bằng cách bổ sung công dụng mới, mà nhà tiếp thị chỉ cần tập trung quảng bá các đặc tính sản phẩm đã có nhưng chưa được khai thác nhiều, chẳng hạn, bằng cách so sánh sản phẩm mới với những sản phẩm đã có trên thị trường hoặc hướng sự chú ý của khách hàng tới các ưu thế trong qui trình sản xuất (chẳng hạn như sản xuất ngay tại địa phương, công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động lành nghề...).

Khai thác các lợi thế về sự tiện dụng

Khái niệm cổ điển về chu kỳ sống của một sản phẩm cho rằng, các sản phẩm mới thu hút sự chú ý của các nhóm người sử dụng khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Một thị trường nhỏ sẽ bao gồm những khách mua đầu tiên (thường gọi là những người đi tiên phong) sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm trước và đa số khách hàng khác (gọi là số đông sử dụng sau). Những người mua trong giai đoạn đầu thường tìm kiếm những lợi ích mang tính cá nhân hơn, như mùi vị hấp dẫn, hình thức đẹp, trong khi nhóm khách hàng ở giai đoạn sau thường bị hấp dẫn bởi các tiện ích nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường, ví dụ sản phẩm mới có thể giúp họ tiết kiệm được thời gian hay tiền bạc chẳng hạn. Tuy nhiên, nhóm này thường “có kháng thể” mạnh nếu các thông tin được tung ra quá nhiều, ở một mức độ nào đó, có thể coi đây là nhóm khách hàng đa nghi. Đối với nhóm này, nên chỉ ra mức độ dễ dàng khi sử dụng sản phẩm mới.
Các chiến dịch khuyến mãi… cho không
Một chiến lược khác cho những doanh nghiệp mới ra nhập thị trường là đưa ra những chương trình khuyến mãi mà các hãng khác không cung cấp nhằm chiếm được sự quan tâm và lòng tin của người mua. Như trên đã nói, cạnh tranh trực tiếp bằng giá cả thường chỉ là giải pháp ngắn hạn, vì các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ trả đũa rất quyết liệt. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị có thể xem xét việc đưa ra các đợt khuyến mãi về tài chính nhưng không trực tiếp giảm giá bán mà vẫn giảm tổng chi phí, chẳng hạn như đổi các sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới, tặng phiếu giảm giá cho người mua hay miễn phí các sản phẩm và dịch vụ kèm theo…. Người mua sẽ tính toán và so sánh chi phí trọn gói với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Cũng có thể xem xét thực hiện các kiểu khuyến mãi khác để thu hút những khách hàng còn đang lưỡng lự và thiếu lòng tin đối với sản phẩm của mình, ví dụ, áp dụng chế độ bảo hành cho phép hoàn lại tiền mua hàng, lắp ráp miễn phí và cung cấp các chỉ dẫn sử dụng dễ hiểu…

Cạnh tranh chơi trội

Cuối cùng, thay vì bỏ ra khoản đầu tư đáng kể để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình so với những sản phẩm tương tự đã từ lâu hiện diện trên thị trường, tại sao bạn lại không cố gắng sáng tạo hơn và làm việc chăm chỉ hơn đối thủ cạnh tranh?. Hãy nghiên cứu các cơ hội mà đối thủ cạnh tranh chưa khai thác, như bán hàng qua các kênh phân phối mới chẳng hạn. Hoặc hãy nghĩ cách xây dựng các phương pháp khuyến mãi mới dễ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng.
(Theo tư duy triệu phú)
Tìm nhà phân phối và tuyển dụng nhanh tại
www.nhaphanphoiviet.com
Anhbakhia
2 months ago
CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA BILL GATES ⭐
Bằng cấp không bằng ai, tay trắng gây dựng cơ đồ - trở thành tỷ phú khi chỉ vừa bước qua tuổi 30

-----
William Henry "Bill" Gates III (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. và là người giàu nhất thế giới từ 1995 tới 2014, ngoại trừ tháng 3/2013, 3/2012, tháng 3/2011 (hạng 2) và 2008 khi ông chỉ xếp thứ ba. Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới. Gần đây, ông cũng là người giàu nhất thế giới với tài sản 77,8 tỷ đô la Mỹ.

Trong thực tế Bill Gate là người học hành không đầy đủ. Ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến trúc sư trưởng phần mềm định hướng cho sự phát triển của tập đoàn. Hiện tại, ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất trong tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của một số cuốn sách.

👉Sự bắt đầu của Bill
Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Mặc dù có nhiều người ngưỡng mộ ông,song nhiều đối thủ cạnh tranh đã chỉ trích những chiến thuật trong kinh doanh của ông, mà họ coi là cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền và công ty của ông đã phải chịu một số vụ kiện tụng. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates đã theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, được thành lập năm 2000.

Bill Gates bỏ trường đại học hàng đầu thế giới trong nỗi thất vọng của bố mẹ. Nhiều người nghĩ ông điên rồ, nhưng "con người quái gở" đã thành công khi sẵn sàng theo đuổi đam mê.

William Henry Gates sinh ngày 28/10/1955 ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ. Ông tỏ ra hứng thú với chương trình máy tính từ năm 13 tuổi. Nhờ tài năng trong lĩnh vực công nghệ và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Bill Gates và cộng sự Paul Allen đã xây dựng Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới.

Ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, và thành công dù chưa hoàn thành chương trình đại học.
Năm 1970, ở tuổi 15, Bill Gates và Paul Allen hợp tác phát triển chương trình giám sát giao thông Traf-o-Data, kiếm về 20.000 USD. Hai người dự định mở công ty riêng nhưng bố mẹ Gates muốn con trai hoàn thành chương trình phổ thông và hy vọng ông theo đại học ngành luật.

Năm 1973, ông đạt 1.590 trong kỳ thi SAT và được nhận vào Đại học Harvard theo đúng nguyện vọng của bố mẹ. Tuy nhiên, năm đầu tiên, Gates dành phần lớn thời gian trong phòng máy tính thay vì lên giảng đường như các sinh viên khác.

Ông vẫn giữ liên lạc với Allen, lúc đó đang học tại Đại học Washington. Kết thúc hai năm, Allen bỏ học và làm việc cho Công ty Honneywell. Năm 1974, Allen tới Harvard gặp Gates. Bill Gates tham gia công ty này. Hai người hợp tác hoàn thành ngôn ngữ lập trình Basic và bán bản quyền cho Công ty MITS.

Sau đó, Allen trở thành nhân viên của MITS. Gates cũng quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới trong nỗi thất vọng của bố mẹ. Ông làm việc cho MITS.

Đối với nhiều người, đây là quyết định điên rồ. Nhiều người nỗ lực hết sức mà Harvard chỉ là giấc mơ xa vời. Các sinh viên trong trường phải xác định rằng, họ đã vượt qua chặng đường khó khăn để đặt chân vào ngôi trường danh giá, nhưng chặng đường tiếp theo còn khó hơn nhiều.

Học tập ở nơi quy tụ các nhân tài, sinh viên Harvard phải cố gắng không ngừng nghỉ để theo kịp chương trình học và không tụt lại phía sau. Ngôi trường là bệ đỡ vững chắc cho thành công trong tương lai. Vì thế, phần lớn người quen của ông đều khẳng định, Bill Gate đã phạm sai lầm nghiêm trọng.

👉Sự thành công
Tuy nhiên, thành công sau này của Microsoft, cũng như sự nghiệp đồ sộ của Bill Gates chứng minh rằng, ông đã đúng. Thời ông còn là sinh viên tại Harvard, một giáo sư trong trường từng nhận xét: "Gates là một doanh nhân kiệt xuất nhưng cũng là cá nhân quái gở".

Bill Gates từng tuyên bố, sẽ trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi. Thực tế, năm 31 tuổi, ông đã là tỷ phú.
Khi kể về con đường học tập của mình, Gates từng nói: "Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu. Nhưng ngày nay, những người đứng đầu của các trường đại học tốt nhất là nhân viên của tôi".

----(

#Bill_Gates #thành_công #doanh_nhan #baihocthanhcong #ty_phu #kinh_doanh #daotao #kinhnghiem #tuduygiauco
Anhbakhia
2 months ago
7 QUY TẮC LÀM ĂN BẤT DI BẤT DỊCH CỦA NGƯỜI HOA!

Việc kinh doanh, buôn bán xưa và nay dường như có sự khác xa một trời một vực nhưng về căn bản vẫn dựa trên 7 quy tắc bất di bất dịch mà người Trung Hoa cho rằng nếu thuộc lòng các quy tắc này thì cầm chắc giàu sang sau này.

☘️ 1. Xuất nhập phải cẩn thận
Hàng hoá, sổ sách, tiền bạc thu chi hàng ngày phải ghi chép cẩn thận, lưu trữ chính xác. Phải có công cụ và phương tiện lưu trữ, bảo quản tránh cháy, nổ, hư hỏng. Công tác xuất nhập phải được đối chiếu thường xuyên, cần chính xác tránh gây sai lệch, thất thoát. Có lưu trữ chính xác, làm việc với khách hàng càng thuận tiện.
Thời nhà Minh, có ông chủ hãng giày Hựu Liên Sơn nổi tiếng ghi chép đặc điểm giày của khách hàng rất chi tiết. Học giả Trương Hồng Sơn trước lúc đi thi khoa bảng đến đặt một đôi giày. Ông chủ như mọi khi cẩn thận ghi chép số đo, chất liệu giày, nhận thấy rằng vị khách này có chút đặc biệt: bàn chân trái to, dày hơn chân phải, ngón chân cái lại hơi khoằm.
Không lâu sau, Trương Hồng Sơn đỗ đạt cao, được bổ tứ phẩm. Có một vị quan nhỏ đến Hựu Liên Sơn đặt đôi giày làm quà tặng, chỉ cần nói tên đại học sĩ Trương Hồng Sơn, cửa hàng đã mau chóng lấy số liệu ghi chép lần trước, đóng được một đôi giày đẹp lại vừa khít bàn chân đặc biệt cho khách chỉ trong 3 ngày. Vị quan nhỏ và cửa hàng giày sau đó đều được coi trọng.

☘️ 2. Buôn bán phải thức thời
Làm kinh doanh, mua bán phải biết nhìn ra cơ hội, dự đoán được nhu cầu và biến động thị trường. Gặp thời, phải biết cách tận dụng. Không gặp thời, phải biết cách ứng biến. Hay quan sát, nhạy bén và phán đoán chính xác là khởi nguồn của người kinh doanh giỏi.
Vào thời Tống, có một lần thành Lâm An bị cháy rất to, cửa hàng của một người họ Bùi cũng bị bắt lửa, nhưng ông ta không vội chạy đi chữa cháy mà sai người cầm ngân lượng ra ngoài thành mua những vật liệu xây dựng như gỗ, tre, ngói…Sau khi lửa đã được dập tắt, tất cả trở thành đống đổ nát hoang tàn, thị trường vật liệu xây dựng trở nên khan hiếm.
Lúc này người họ Bùi kia nhân thời cơ tung hàng ra bán, tiền kiếm được gấp hàng chục lần giá trị cửa hàng đã bị cháy kia, đồng thời cùng đáp ứng được nhu cầu của thị trường và nhân dân.

☘️ 3. Nguyên liệu phải chất lượng
Hàng hoá mua vào phải được xem xét thấy tận mắt, đến tận nơi, sờ tận tay. Phải đạt tiêu chuẩn tra xét, kiểm soát, kiểm nghiệm chất lượng tốt nhất, tránh mua trâu vẽ bóng.
Hàng thuốc Tống Nguyên Đường ở Bắc Kinh rất tỉ mỉ trong việc chế thuốc, cửa hàng chỉ dùng những thứ cao cấp để chế thuốc. Nào là vị thuốc quý ở miền trung, nào là chỉ dùng thuần loại gà chân đen để làm thuốc ô kê bạch phụng hoàn, gà thì phải chọn loại đủ cân, đủ lạng, giết gà phải đúng cách để đảm bảo tiết gà trong cơ thể và làm tăng giá trị dinh dưỡng.
Có hơn 40 cách để chế ra thuốc viên nhưng cách nào cũng tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất, bảo quản trong 3 năm nhằm hạ hỏa trong viên thuốc để thuốc có vị thơm ngon rồi mới đem ra bán. Đó là lý do mà tên tuổi Tống Nguyên Đường vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.

☘️ 4. Hàng hoá phải tối ưu
Hàng hoá bán ra phải tối ưu hoá chất lượng, công dụng, giá trị, làm sao để bán được nhiều nhất có thể với giá phù hợp nhất.
Ông Chu làm nghề bán ngọc trai. Ông thường dậy thật sớm để là người đầu tiên đón thuyền chài về bến và chọn những viên ngọc to, tròn, bóng nhất. Sau đó, ông chọn gỗ Đàn Hương thật đẹp để làm những chiếc hộp đặc biệt, ngoài chạm hình long phượng, đá quý viền quanh, bên trong thuê người lót nhung tím tía và lông chim.
Giá ngọc trai của ông Chu rất đắt, nhưng khách hàng vẫn nô nức mua. Có những khách hàng mua hàng chỉ vì chiếc hộp quá đẹp, có những khách nhìn thấy chiếc hộp là đã ưng ngọc rồi, còn đa số mọi người cảm thấy hài lòng vì vừa được mua ngọc tốt lại được “khuyến mại” thêm hộp đựng. Ông chủ Chu cứ thế mà hốt bạc.

☘️ 5. Giao thương phải linh động
Trong giao thương, linh động là vũ khí tuyệt vời giúp ta không chỉ chèo chống giữa thắng thua trên thương trường mà còn có thể nắm bắt và tự tạo ra cơ hội.
Dưới triều Đông Hán, vùng liêu đông dân chúng nhưng chỉ nuôi heo đen. Trương Hứa nuôi heo nọ lại có lứa heo đẻ toàn heo trắng, rất lạ, ai biết được cũng rất thích và hiếu kỳ đến xem đàn heo. Trương Hứa nghĩ rằng ở vùng này toàn heo đen bèn mang lứa heo đó đến chợ Nam Kinh để bán, sau 3 tháng đi đường ông mới tới nơi nhưng ở đây giá heo trắng lại rất rẻ mạt vì ở Nam Kinh không thiếu gì giống heo này. Ông nghĩ ngay rằng, như vậy có thể khai thác giống heo trắng ở quê nhà thì sẽ được khá lời. Ông Trương mua ngay giống heo trắng ở Nam Kinh mang về quê, đồng thời ở Nam Kinh không có heo đen thì ông mang giống heo đen đến đó bán. Mới có một năm mà ông đã giàu nứt vách nhờ heo.

☘️ 6. Doanh nghiệp phải uy tín
Người làm kinh doanh bao giờ cũng phải đặt uy tín lên hàng đầu. Có uy tín thì có tất cả, mất uy tín thì mất tất cả. Đây là quy ước bất di bất dịch bất thành văn, người nào cố ý phá vỡ quy ước này thì không đáng được gọi là doanh nhân.
Nhà thuốc Du Đường có lối thiết kế rất độc đáo, đại sảnh tiếp khách ở trong nhà, khách hàng phải đi qua hành lang dài, dọc hai bên treo những tấm bảng đẹp trình bày kĩ nguyên liệu, xuất xứ và công dụng của 38 toa thuốc. Khách hàng mua thuốc không ưng ý mang đến trả lại sẽ được bồi thường thuốc mới, còn chỗ thuốc trả lại sẽ được hủy ngay tại chỗ bằng một lò than. Nhà thuốc Du Đường chưa bao giờ trễ hẹn giao thuốc, cũng như chưa bao giờ đóng thiếu một đồng thuế. Vì vậy mà hoàng đế ban cho dòng: “Du Đường Kinh đô đệ nhất dược điếm.”

☘️7. Quan hệ phải thiện chí
Buôn có bạn, bán có phường. Đối với đối tác kinh doanh nên có sự hợp tác mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau thay vì luôn luôn cạnh tranh nghi kỵ. Thương hội có thể tạo điều kiện xúc tiến thương mại có lợi cho đôi bên.
Tương truyền, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương muốn dân chúng ăn Tết vui vẻ, liền ra lệnh đến Tết mọi nhà phải treo câu đối. Khi vi hành thị sát, hoàng đế phát hiện một cửa hàng thịt heo không treo câu đối, lý do vì bị đối thủ mưu hại, đẩy họ vào cảnh nghèo túng không có tiền mua giấy đỏ mực tàu.
Thiên tử cảm động, thân hành viết cho câu đối: “Đôi tay mở cửa sinh tử. Một nhát chặt đứt thị phi.”
Chủ cửa hàng lập tức cho khắc câu đối đó của hoàng đế ở hai bên cửa. Người dân khắp nơi kháo nhau về cửa hàng thịt được nhà vua ban tặng câu đối, họ cho rằng thịt heo ở đây chất lượng tốt, đến thiên tử cũng phải thích nên kéo đến mua nườm nượp. Để cảm ơn Minh Thái Tổ, cửa hàng thịt heo năm nào cũng dâng lễ vua con heo béo nhất, ngon nhất, thành lệ đến đời cháu chắt vẫn vậy.

______________
(St)

.

#kinhdoanh
#khoinghiep
#thanhcong
#kiemtien
#vieclam #buonban #nhaphang
Hoangminh
2 months ago
TRỨNG GÀ BA HUÂN VÀ TIỂU SỬ
Ba Huân tên thật là Phạm Thị Huân, sinh năm 1954 và có xuất thân từ gia đình nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Bà Ba Huân bỏ học từ lớp năm, năm 14 tuổi bà phụ giúp gia đình buôn bán trứng gia cầm. Đầu thập niên 1980, bà lập tổ hợp thương mại buôn bán trứng gia cầm rồi nâng cấp lên công ty TNHH.
Bà Phạm Thị Huân có xuất thân từ gia đình nông dân Long An. Bà đã gắn bó sự nghiệp của mình với quê hương, với công việc được trao truyền từ thế hệ đi trước. Là người con thứ ba trong 8 anh chị em, bà Huân từ một thương lái rong rủi bán các sản phẩm trứng truyền thống đã có những bước đầu tư đột phá đem lại giá trị cao cho sản phẩm trứng từ người nông dân Việt Nam.
Xem tiếp tại đây
https://mekongasean.vn/han...
Minhminh
2 months ago
GỬI CÁC DOANH NHÂN, MUỐN LÀM GÌ ĐÓ HÃY LÀM NGAY BÂY GIỜ, NẾU KHÔNG BẠN SẼ PHẢI HỐI HẬN

1. Đợi con lớn lớn.
2. Đợi kinh tế ổn định.
3. Đợi lãnh tiền lương.
4. Đợi chồng/vợ em đồng ý.
5. Đợi công việc làm công ăn lương ổn tí.
6. Đợi có thời gian rảnh tí.
7. Đợi nghiên cứu thêm tí.
8. Đợi suy nghĩ tí.
9. Đợi tìm hiểu tí.
10. Đợi học xong và lấy bằng tốt nghiệp.

Đợi... Đợi... và để rồi... đã muộn 😥
- HÃY CHẢI ĐẦU KHI CÒN TÓC
- HÃY ĐÁNH RĂNG KHI CÒN RĂNG
- HÃY LÀM ĐẸP KHI CÒN ĐẸP
- HÃY ĐI KHI CÒN CÓ THỂ ĐI
- HÃY NẮM LẤY CƠ HỘI KHI CÒN CÓ THỂ - ĐỪNG ĐỢI ĐẾN KHI PHẢI NÓI 2 CHỮ "GIÁ NHƯ"

#kinhdoanh #vuaseo #kinhdoanhonline #kinhdoanhonlinethanhcong
Minhminh
2 months ago
GIỌT MÁU ĐÀO !!!

Hôm nay đám giỗ Cha. Chị Hai lọ mọ từ dưới quê lên thật sớm, tay xách nách mang nào là chuối nào là rau và con gà, vừa bước tới cổng thì thấy vợ thằng Út đi ra. Chị Hai cất tiếng:

-Tui mới lên. . .Mợ út khỏe không?

Không trả lời trả vốn, vợ thằng Út đi thẳng ra cổng, chị Hai tiu nghỉu đi thằng vào trong nhà, thấy Mẹ đang ngồi xếp giấy tiền vàng mã, chị Hai sa vào lòng:

-Thưa Mẹ, con mới lên

Mẹ xoa đầu chị Hai:

-Uhm. . .Hai mới lên đó hả con? Mùa màng lúc này sao rồi, cả tháng nay không thấy bay lên chơi, ta nhớ quá chừng chừng. Thôi con Hai đi rửa mặt rồi xuống phụ mọi người tay chân.

Thằng Út nảy giờ đứng đó, không thèm nhìn lấy chị hai một cái, liền lên tiếng:

- Không còn bộ đồ nào tươm tất nữa hay sao mà ăn mặc lôi thôi lết thết thế! Cứ ở yên dưới đó, rảnh tui chở Mẹ xuống thăm, chứ lên đây chi.

Chi Hai lủi thủi đi thẳng xuống bếp, còn Mẹ thì buông tiếng thở dài.

Đang loay hoay dọn bàn thờ, nghe tiếng còi xe bin bin, thằng Út nhìn ra thấy hai chiếc xe ô tô mới cứng đậu trước sân, liền hối hả mừng rỡ:

-Oh anh Ba chị Tư qua kìa mẹ ơi!

Thằng Út chạy ra sân niềm nở, phụ anh Ba chị Tư bưng quà vào nhà

Buổi trưa khách khứa đến rất đông. Thằng Út là một giám đốc công ty nước ngoài nên nó mời toàn quan chức, người nào người nấy đều béo ụ, ăn mặc rất sang trọng.

Buổi tiệc bắt đầu, chủ khách cụng ly rôm rả. Mẹ nhìn quanh không thấy chị Hai đâu, vội vã lên tiếng:

- Con Hai đâu rồi, làm cái gì mà lụi cụi mãi dưới bếp rứa hè, lên đây ngồi ăn với Mẹ.

Chị Hai rón rén đi lên, thằng Út liền đứng phắt dậy đi đến chặn chị Hai lại:

- Chị ngồi ăn với sắp nhỏ dưới bếp đu! Chứ lên trên này ngồi, quan khách họ nhìn vào thì tui cất cái mặt đi đâu.

Chị Hai khựng lại, lau vội giọt nước mắt sém trào ra ngoài, lầm lủi đi xuống bếp, Mẹ nghe thằng Út nói vậy, cũng buông đũa đi vào phòng.

Tiệc tàn, thằng Ba, con Tư vào phòng chào Mẹ đi về, thấy đôi mắt Mẹ đỏ hoe, hai đứa xúm vào hỏi rối rít:

-Mẹ sao vậy? Sao Mẹ khóc? Mẹ nhớ ba hả hay bịnh gì nói cho tụi con nghe đi.

Mẹ nhẹ nhàng nói:

-Bay khoang hãy về, nán lại đây một tí. Con Tư ra gọi thằng Út và con Hai vào đây Mẹ có chuyện muốn nói

Bốn đứa con ngồi bên, mẹ chậm rải nói:

- Bay có biết không, từ khi Ba của bay mất là lúc con Hai bỏ học nửa chừng đi ở đợ cho người ta để kiếm tiền phụ ta lo cho bay ăn học. Bao nhiêu tủi nhục, cực khổ con Hai đều gánh hết. Có một lần, chủ nhà mất chỉ vàng nghi ngờ con Hai lấy, rồi họ xúm vào đánh con Hai tả tơi, nó chạy về nhà mặt tím bầm, tóc tai rối bời, quần áo rách tả tơi, nó khóc tức tưởi, ta ôm nó vào lòng mà đứt từng khúc ruột. Từ đó nó nguyện với lòng là không để cho bay khổ cực như nó, nên nó cày thuê gánh mướn, ai thuê gì làm nấy, quên cả tuổi thanh xuân để cho bay được như ngày hôm nay. Thằng Ba bây giờ là một giám đốc bệnh viện, con Tư là một doanh nhân thành đạt, thằng Út là giám đốc của một tập đoàn nước nước ngoài.
Còn con Hai, nó hy sinh cả đời, không chồng, không con, vì lo cho em mình, bây giờ nó nhận được cái gì đây? Nó nhận được sự hất hủi của mấy đứa em mình, nó nhận được sự khinh bỉ của chính em mình.Thằng Ba, con Tư, thằng Út, bay phải biết thương yêu con Hai, ta thì tuổi già gần đất xa trời, mà thấy cảnh như thế này, ta có nhắm mắt xuôi tay cũng không yên lòng. Mẹ buồn lắm các con ơi, nhìn thấy chị hai của bay như ri, ta không chịu được, cứ mỗi lần nhìn thấy nó là ta không cầm được nước mắt. Nếu lúc xưa nó không lo cho bay thì bây giờ nó cũng có chồng có con như người ta, ta còn nhớ hoài, lúc xưa có thằng đó yêu nó quá chừng chừng, cái hôm mà thằng đó đến xin hỏi cưới, con Hai nó mới nói như ri: "Tui theo anh về nhà anh, rồi ai lo cho em tui". Từ đó thằng bồ nó bỏ đi biệt xứ, nửa đêm thức giấc thì lúc nào ta cũng thấy con Hai cầm tấm hình thằng đó mà thở dài thở vắn, nó thầm nuốt cái đau buồn vào lòng, âm thầm chịu đựng một mình mà lo cho bay đó.

Thằng Ba, con Tư thằng Út nghe mẹ nói vậy, đứa nào cũng mắt đỏ hoe, tụi nó đã hiểu ra là mình có lỗi với chị Hai nhiều quá, đã làm cho chị Hai buồn. Không ai bảo ai, ba tụi nó ào vào ôm chầm lấy chị Hai mà khóc lấy khóc để ..

Phía nhà trên lời bài hát của Trần Tiến còn vang vọng đâu đây:

Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a
Chị tôi chưa lấy chồng.
Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Sưu tầm
#nhungcauchuyennhanvan
Vuaseo.com
2 months ago
BẬT MÍ NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ NGHỀ SALE
Nghề Sale luôn bị gắn với những định kiến và với nhiều người, Sale là một công việc không bền vững, là bộ phận không chủ chốt trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết luận mới nhất từ khảo sát được thực hiện trên 169.000 người lao động khắp nước Mỹ từ công ty Quantum Workplace, nhân viên sales là những người có mức độ gắn bó với công việc cao nhất trong tất cả các ngành nghề.
Vậy hãy cùng Sale Care tìm hiểu 5 quan niệm không chính xác về nghề Sale này.
1️⃣Làm sale phải “mồm mép”?
Trong thực tế, những người “mồm mép” không phải người bán hàng thành công. Người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu khách hàng từ đó có cách giao tiếp phù hợp mới là một nhân sự Sale giỏi. Doanh nghiệp cần hiểu đúng về tố chất cần có của một nhân sự Sale giỏi để hoạch định chân dung nhân sự phù hợp, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
2️⃣Làm Sales không có cơ hội thăng tiến
Sale cũng giống nhiều công việc khác, sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ với nhiều cơ hội thăng tiến nếu bạn thực sự có năng lực và không ngừng cầu tiến trong công việc. Với chủ doanh nghiệp, việc có cơ chế thăng tiến và hệ thống KPI lương thưởng rõ ràng là một việc quan trọng để xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo cơ hội cho nhân sự được phát huy năng lực.
3️⃣Bị khách hàng từ chối là thất bại
Khả năng xử lý sự từ chối cũng là một năng lực cần học hỏi của đội ngũ Sale. Đôi khi, sự từ chối phản ánh khả năng của đội sale cần được cải thiện, tuy nhiên đa phần đó chỉ là một phễu “lọc” những khách hàng không quan tâm đến dịch vụ, giúp ích cho quá trình phác họa khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
4️⃣Ai cũng có thể làm Sale
Bạn sợ bị từ chối? Bạn bi quan và luôn trì hoãn? Bạn sợ giao tiếp hay gặp khó khăn trong cách lắng nghe người khác? Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn không phù hợp với nghề Sale. Nhiều doanh nghiệp sẽ giảm một nửa doanh thu nếu bỏ qua việc tìm hiểu tích cách, phong cách làm việc của ứng viên và mặc định rằng Sale là một công việc dễ dàng. Chủ doanh nghiệp có thể tìm kiếm công cụ DISC - mô hình giúp doanh nghiệp định vị được rằng liệu ứng viên cò phù hợp với nghề Sale hay không.
5️⃣Sale là công việc không cần năng lực cao
Doanh nghiệp cần nhìn nhận đội ngũ Sale với những năng lực nhất định bởi để tạo nên thành công trong doanh thu, đội ngũ Sale cần nhiều hơn khả năng giao tiếp. Đội ngũ Sale không chỉ giỏi ăn nói, thuyết phục người khác mà cần có EQ cao, ý chí trong công việc, tinh thần cầu tiến cao và khả năng nắm bắt tâm lý của khách hàng. 80% các CEO hiện tại (trong đó có những người nổi tiếng như nữ doanh nhân quyền lực của nước Mỹ Carly Fiorena, chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Hewlett Packard, hoặc Howard Schultz – CEO của Starbucks cũng từng là 1 nhân viên Sale.
Doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của đội ngũ Sale và có bước hoạch định nhân sự kỹ càng bởi không phải ai cũng có năng lực để trở thành nhân sự Sale giỏi.
Vuaseo.com
2 months ago
10 Bí Mật Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp Nhỏ: Chìa Khóa Thành Công Cho Doanh Nhân Thông Minh

Bạn đang chèo lái con thuyền doanh nghiệp nhỏ bé của mình nhưng lại bỡ ngỡ trước "biển lớn" tài chính? Đừng lo lắng! Hãy trở thành "thuyền trưởng" tài ba với 10 bí mật sau đây, giúp bạn chinh phục mọi con sóng dữ và đưa doanh nghiệp vươn tới bến bờ thành công!

10 Bí Mật "Vàng"

1. Nắm Kiến Thức Cơ Bản - Nền Tảng Vững Chắc:

Trước khi dấn thân vào "đại dương" tài chính, hãy trang bị cho mình kiến thức kế toán cơ bản. Tham gia khóa học hoặc tìm hiểu tài liệu để có nền tảng vững chắc, tự tin nắm bắt mọi con số.

2. Tham Vấn Chuyên Gia - Hộ Chiến Túc Trực:

Tìm kiếm lời khuyên từ "nhà thông thái" kế toán, am hiểu về lĩnh vực doanh nghiệp của bạn. Họ sẽ là la bàn định hướng, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.

3. Lựa Chọn "Công Bụt" Hợp Rơ - Hỗ Trợ Hiệu Quả:

Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp như "người bạn đồng hành" đắc lực, giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng, chính xác và hiệu quả.

4. Tự Tay Ghi Chép - Nắm Chắc Tình Hình:

Khi mới bắt đầu, hãy tự tay ghi chép sổ sách để "thấu hiểu" doanh nghiệp của bạn từ A đến Z. Đây là nền tảng quý giá cho những quyết định sáng suốt sau này.

5. Kiểm Soát Nội Bộ - An Toàn Tuyệt Đối:

Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đảm bảo minh bạch và chống gian lận. An toàn là chìa khóa bảo vệ "kho báu" của bạn.

6. Đối Chiếu Số Dư - Tránh Sai Lầm:

Đối chiếu số dư tiền ngân hàng thường xuyên để đảm bảo "sổ sách khớp với thực tế". Tránh những sai sót tai hại ảnh hưởng đến "sức khỏe" tài chính.

7. Báo Cáo Dòng Tiền - Dòng Chảy Hiệu Quả:

Theo dõi báo cáo dòng tiền mỗi tháng để nắm bắt "dòng chảy" tài chính, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp.

8. Chuyên Nghiệp Hóa Việc Trả Lương:

Giao phó việc chi trả lương cho đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo "công bằng và minh bạch". Tập trung vào thế mạnh của bạn - phát triển doanh nghiệp.

9. Báo Cáo Tài Chính - Bức Tranh Toàn Cảnh:

Lập báo cáo tài chính định kỳ để có "bức tranh toàn cảnh" về tình hình tài chính, từ đó đưa ra quyết định chiến lược sáng suốt.

10. Phân Chia Rõ Ràng - Tránh Lẫn Lộn:

Giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân. "Rõ ràng" là chìa khóa bảo vệ tài sản của bạn và tuân thủ pháp luật.
Vuaseo.com
2 months ago
GOLF - KHÁM PHÁ NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BÀI HỌC QUÝ GIÁ

Golf không chỉ là một môn thể thao giải trí mà còn là một hoạt động giúp doanh nhân rèn luyện tinh thần, sức khỏe và phát triển các mối quan hệ kinh doanh. Đối với nhiều doanh nhân, chơi golf không chỉ là cách thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và sự nghiệp. Hãy cùng khám phá những lợi ích và bài học quý giá mà golf mang lại cho các doanh nhân.

1. Tinh Thần Thể Thao Và Sự Kiên Trì

Golf đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn và tinh thần thép. Trên sân golf, mỗi cú đánh đều cần sự tập trung cao độ và kỹ năng chính xác. Doanh nhân thường xuyên phải đối mặt với các tình huống phức tạp và căng thẳng, và việc chơi golf giúp họ rèn luyện khả năng kiên trì và sự điềm tĩnh trước mọi thử thách. Ví dụ, khi gặp phải một cú đánh hỏng hoặc rơi vào bẫy cát, người chơi không thể bỏ cuộc mà phải tìm cách vượt qua khó khăn đó. Điều này tương tự như khi doanh nhân đối mặt với những thách thức trong kinh doanh – họ cần bình tĩnh, kiên trì và tìm giải pháp để tiến lên.

2. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Và Lập Kế Hoạch

Golf là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải biết quản lý thời gian một cách hiệu quả. Mỗi vòng golf thường kéo dài từ 4 đến 5 giờ, và trong suốt thời gian này, người chơi cần phải tính toán kỹ lưỡng từng cú đánh, khoảng cách và điều kiện thời tiết. Kỹ năng lập kế hoạch này rất hữu ích cho doanh nhân, khi họ phải quản lý thời gian và nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Qua việc chơi golf, doanh nhân học được cách lập kế hoạch chi tiết, phân tích tình huống và đưa ra quyết định chính xác.

3. Môi Trường Kết Nối Kinh Doanh

Sân golf là nơi lý tưởng để doanh nhân gặp gỡ, kết nối và xây dựng mối quan hệ kinh doanh. Nhiều hợp đồng lớn và quan hệ đối tác đã được ký kết ngay trên sân golf. Việc chơi golf cùng nhau tạo ra một môi trường thân thiện và thoải mái, giúp các doanh nhân hiểu nhau hơn và dễ dàng thảo luận các vấn đề kinh doanh. Ngoài ra, golf còn là một cách tuyệt vời để thể hiện tính cách và phong cách làm việc của một người. Qua cách chơi golf, đối tác có thể thấy được sự chuyên nghiệp, tinh thần fair-play và khả năng xử lý tình huống của doanh nhân.

4. Tăng Cường Sức Khỏe Thể Chất Và Tinh Thần

Golf là một môn thể thao ngoài trời, giúp người chơi tận hưởng không khí trong lành và rèn luyện sức khỏe. Việc đi bộ nhiều kilomet trên sân golf giúp cải thiện sức bền, tăng cường hệ tim mạch và giảm căng thẳng. Đối với doanh nhân, việc duy trì sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc cao và khả năng đối phó với áp lực. Chơi golf thường xuyên giúp họ giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

5. Rèn Luyện Kỹ Năng Tư Duy Chiến Lược

Golf là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải có tư duy chiến lược. Trên sân golf, mỗi cú đánh đều cần được tính toán kỹ lưỡng về khoảng cách, góc đánh và lực đánh. Người chơi phải luôn đánh giá tình huống và đưa ra quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tương tự như trong kinh doanh, nơi doanh nhân phải luôn đánh giá thị trường, phân tích đối thủ và đưa ra các chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu. Qua việc chơi golf, doanh nhân rèn luyện kỹ năng tư duy chiến lược và khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

6. Học Cách Đối Mặt Với Thất Bại

Trong golf, không phải lúc nào người chơi cũng có thể thực hiện được những cú đánh hoàn hảo. Có những lúc, cú đánh sẽ không như ý muốn, rơi vào bẫy cát hay nước, hoặc điểm số không tốt như kỳ vọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách người chơi đối mặt với những thất bại đó. Doanh nhân cũng thường xuyên phải đối mặt với những thất bại và thách thức trong kinh doanh. Qua việc chơi golf, họ học được cách chấp nhận thất bại, rút kinh nghiệm từ những sai lầm và kiên trì tiến lên. Điều này giúp họ trở nên mạnh mẽ và quyết tâm hơn trong sự nghiệp.

7. Tăng Cường Kỹ Năng Giao Tiếp

Chơi golf thường được thực hiện theo nhóm, và trong quá trình chơi, người chơi có nhiều cơ hội để trò chuyện, trao đổi và hiểu rõ hơn về nhau. Điều này giúp doanh nhân cải thiện kỹ năng giao tiếp, học cách lắng nghe và thấu hiểu đối tác. Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, giúp doanh nhân xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và nhân viên. Việc chơi golf thường xuyên giúp họ rèn luyện kỹ năng này một cách tự nhiên và hiệu quả.

Golf không chỉ là một môn thể thao giải trí mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nhân. Từ việc rèn luyện tinh thần kiên trì, kỹ năng quản lý thời gian, đến việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh và tăng cường sức khỏe, golf đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sự nghiệp của nhiều doanh nhân thành đạt. Nếu bạn là một doanh nhân và chưa từng thử chơi golf, hãy dành thời gian để khám phá môn thể thao này. Bạn sẽ thấy rằng golf không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn mang lại nhiều bài học quý giá và cơ hội phát triển kinh doanh.
Vuaseo.com
2 months ago
THƯỞNG TRÀ - NGHỆ THUẬT SỐNG NẰM TRONG NHỮNG CHIẾC LÁ LI TI

Trong cuộc sống bận rộn và áp lực của các doanh nhân, việc tìm kiếm những khoảng thời gian yên bình và tĩnh lặng để thư giãn và suy ngẫm là vô cùng quan trọng. Một trong những sở thích giúp họ đạt được điều này chính là thưởng trà. Thưởng trà không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích cả về tinh thần lẫn thể chất. Hãy cùng khám phá những giá trị quý giá mà việc ngồi thưởng trà mang lại cho các doanh nhân.

1. Thư Giãn Tâm Hồn Và Giảm Căng Thẳng

Cuộc sống của một doanh nhân thường xuyên đối mặt với những quyết định quan trọng, những cuộc họp căng thẳng và những áp lực từ công việc. Ngồi thưởng trà là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng, giúp tâm hồn thư thái và cân bằng lại cảm xúc. Khi ngồi thưởng trà, doanh nhân có thể tạm rời xa những lo toan hàng ngày, tập trung vào hương vị và sự tĩnh lặng. Đây là thời điểm để họ suy ngẫm, nhìn lại những gì đã làm được và đặt ra những mục tiêu mới.

2. Khám Phá Văn Hóa Và Truyền Thống

Thưởng trà không chỉ đơn thuần là uống trà mà còn là việc khám phá văn hóa và truyền thống. Mỗi loại trà mang trong mình một câu chuyện, một nét văn hóa đặc trưng của từng vùng đất. Doanh nhân khi thưởng trà không chỉ thưởng thức hương vị mà còn tìm hiểu về nguồn gốc, cách chế biến và ý nghĩa văn hóa của loại trà đó. Ví dụ, trà đạo Nhật Bản (Chado) là một nghệ thuật với những nghi thức trang trọng và tinh tế, hay trà Trung Quốc với các loại trà nổi tiếng như trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ, đều mang đến những trải nghiệm văn hóa phong phú và sâu sắc.

3. Tăng Cường Sức Khỏe Thể Chất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa. Đối với doanh nhân, việc duy trì một sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng để họ có thể làm việc hiệu quả và đạt được những thành công trong sự nghiệp. Các loại trà như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc đều có những công dụng riêng, giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ và mang lại sự tỉnh táo cho người uống. Việc thưởng trà thường xuyên giúp doanh nhân duy trì sức khỏe, nâng cao hiệu suất làm việc và kéo dài tuổi thọ.

4. Kỹ Năng Tập Trung Và Suy Ngẫm

Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tập trung và tinh thần hiện diện. Khi ngồi thưởng trà, doanh nhân học cách tập trung vào từng chi tiết nhỏ, từ việc chọn loại trà, pha trà đến thưởng thức từng ngụm trà. Điều này giúp họ rèn luyện kỹ năng tập trung, giảm thiểu sự phân tâm và nâng cao khả năng suy ngẫm. Trong kinh doanh, khả năng tập trung và suy ngẫm là vô cùng quan trọng. Doanh nhân cần có khả năng đánh giá tình huống, phân tích thông tin và đưa ra quyết định chính xác. Việc thưởng trà giúp họ rèn luyện những kỹ năng này, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được những thành công trong sự nghiệp.

5. Xây Dựng Mối Quan Hệ Và Giao Tiếp

Thưởng trà cũng là một cơ hội tuyệt vời để doanh nhân xây dựng và củng cố mối quan hệ với đối tác, khách hàng và đồng nghiệp. Một buổi thưởng trà thân mật có thể giúp tạo dựng sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và tạo ra một môi trường giao tiếp thân thiện, cởi mở. Trong nhiều nền văn hóa, mời trà là một cách thể hiện sự kính trọng và hiếu khách. Doanh nhân khi mời trà đối tác không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn tạo ra một không gian thoải mái để thảo luận các vấn đề kinh doanh, chia sẻ ý tưởng và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

6. Rèn Luyện Tính Kiên Nhẫn Và Cẩn Thận

Thưởng trà đòi hỏi người uống phải có sự kiên nhẫn và cẩn thận. Từ việc chọn trà, pha trà đến thưởng thức trà, mọi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và tinh tế. Doanh nhân học được cách kiên nhẫn chờ đợi, không vội vàng và cẩn thận trong từng hành động. Tính kiên nhẫn và cẩn thận là những phẩm chất quan trọng trong kinh doanh. Doanh nhân cần kiên nhẫn để theo đuổi mục tiêu, cẩn thận trong việc ra quyết định và quản lý rủi ro. Qua việc thưởng trà, họ rèn luyện những phẩm chất này một cách tự nhiên và hiệu quả.

7. Khám Phá Bản Thân Và Định Hướng Tương Lai

Cuối cùng, thưởng trà là một cách để doanh nhân khám phá bản thân và định hướng tương lai. Trong không gian tĩnh lặng và yên bình của buổi thưởng trà, họ có thể suy ngẫm về cuộc sống, công việc và những ước mơ, hoài bão của mình. Việc dành thời gian để suy ngẫm giúp doanh nhân nhận ra những điều quan trọng, từ đó đặt ra những mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch hành động cụ thể. Thưởng trà không chỉ giúp họ thư giãn mà còn là dịp để họ tìm thấy sự cân bằng và định hướng đúng đắn cho tương lai.

Thưởng trà không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích quý giá cho các doanh nhân. Từ việc giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe, rèn luyện kỹ năng tập trung đến xây dựng mối quan hệ và khám phá bản thân, việc ngồi thưởng trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều doanh nhân thành đạt. Nếu bạn là một doanh nhân và chưa từng thử thưởng trà, hãy dành thời gian để khám phá nghệ thuật này. Bạn sẽ thấy rằng thưởng trà không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn mang lại nhiều bài học và cơ hội phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp.

Nothing found!

Sorry, but we could not find anything in our database for your search query {{search_query}}. Please try again by typing other keywords.